Bàng quang tăng hoạt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị

Bàng quang tăng hoạt là một hội chứng thường gặp với các dấu hiệu điển hình như tiểu gấp, tiểu không tự chủ. Việc điều trị cần được tiến hàng càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về hội chứng này để bạn đọc cùng tham khảo. 

Giải đáp bàng quang tăng hoạt là gì và nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ chuyên khoa Lê Ngọc Trân cho biết hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang có bóp không đúng lúc, khiến người mắc thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu, khó kiểm soát. Bệnh nhân thường có cảm giác muốn đi tiểu cả ngày và đêm, thậm chí có thể bị tiểu gấp. Vì thế, các chuyên gia cho biết, nếu như cộng tổng số lần đi tiểu trong một ngày có trên 8 lần hoặc trên 2 lần ở ban đêm thì rất có thể bạn đã mắc phải hội chứng này. 

Bệnh bàng quang tăng hoạt gây ra tâm lý tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của người mắc. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và chẩn đoán kịp thời thì bạn hoàn toàn có thể được điều trị khỏi. 

Bệnh bàng quang tăng hoạt có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh bàng quang tăng hoạt có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Về nguyên nhân bàng quang tăng hoạt, bác sĩ Lê Ngọc Trân cho biết hội chứng này có thể xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau, rất đa dạng và hiện nay còn chưa có báo cáo đầy đủ. Tuy nhiên những nguyên nhân chính có thể kể tới bao gồm:

Do tình trạng co thắt bàng quang không chủ ý

Việc bàng quang bị hoạt động quá mức có thể xảy ra do các cơ co thắt một cách không chủ yếu, thậm chí ngay cả khi lượng nước tiểu ở trong cơ quan này đang thấp. Các co thắt không tự chủ sẽ tạo ra nhu cầu đi tiểu gấp ở người bệnh, bên cạnh đó, một số trường hợp khác bị co thắt bàng quang không chủ ý có thể do nguyên nhân:

  • Đang mắc phải các rối loạn về thần kinh như bệnh đa xương cứng hoặc đột quỵ. 
  • Do mắc bệnh đái tháo đường.
  • Do mắc bệnh gây nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Do sự thay đổi nội tiết tố thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. 
  • Do các bất thường xuất hiện ở bàng quang như sỏi hoặc các khối u.
  • Người bệnh mắc các yếu tố gây cản trở dòng chảy của bàng quang, trong đó có thể kể tới chứng phì đại tuyến tiền liệt hoặc táo bón. 

Ngoài ra những người từng phải thực hiện các cuộc phẫu thuật nhằm điều trị chứng tiểu không kiểm soát cũng có nguy cơ cao bị co thắt bàng quang không chủ ý.

Yếu tố khác liên quan tới tình trạng bàng quang tăng hoạt

Một số nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố có thể liên quan tới hội chứng bàng quang tăng hoạt như:

  • Người thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc lợi tiểu hoặc nhóm các thuốc gây cảm giác khát, muốn uống nhiều nước. 

Sử dụng nhiều bia rượu là nguyên nhân gây hội chứng bàng quang tăng hoạt

Sử dụng nhiều bia rượu là nguyên nhân gây hội chứng bàng quang tăng hoạt

  • Người thường xuyên tiêu thụ rượu, bia hoặc caffeine.
  • Nhóm những người bị suy giảm chức năng nhận thức do lão hóa, dẫn tới việc truyền tín hiệu từ não tới bàng quang bị rối loạn. 
  • Những người đi đứng khó dẫn tới việc khi bàng quang đầy thì không kịp tới nhà vệ sinh. 
  • Người không tiểu sạch thường xuyên, dẫn tới việc xuất hiện triệu chứng bàng quang tăng hoạt. 

Dấu hiệu bàng quang tăng hoạt

Theo bác sĩ chuyên khoa, khi bị hội chứng bàng quang tăng hoạt, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đột ngột buồn đi tiểu và luôn sợ nước tiểu rò rỉ. 
  • Rơi vào tình trạng tiểu gấp ngay khi vừa có cảm giác muốn đi tiểu. 
  • Thường xuyên đi tiểu với tần suất nhiều hơn 8 lần trong 24 tiếng đồng hồ. 
  • Ban đêm phải thức dậy hơn 2 lần để đi tiểu. 

Đối tượng có nguy cơ mắc chứng bàng quang tăng hoạt

Bên cạnh việc nhận biết hội chứng thông qua những dấu hiệu nói trên, nếu như bạn nằm trong nhóm các đối tượng sau cũng sẽ có nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt. 

  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt hoặc các vấn đề liên quan tới đường tiết niệu hơn so với người bình thường. 

Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 

Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 

  • Nhận thức suy giảm: Đối tượng từng bị bệnh Alzheimer hoặc đột quỵ sẽ có nguy cơ gặp hội chứng cao hơn bởi khi đó não bộ có thể mất khả năng kiểm soát hoạt động của bàng quang.
  • Nhóm chị em mang thai nhiều lần: Phụ nữ mang thai nhiều lần cơ sàn chậu có thể bị suy yếu, điều này là nguyên nhân mắc hội chứng tại bàng quang, tiểu không kiểm soát, tiểu són, tiểu nhiều lần. 

Biện pháp chẩn đoán

Theo bác sĩ chuyên khoa, để có thể đưa ra được biện pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán như sau:

Khai thác tiền sử bệnh lý

Bên cạnh việc giúp người bệnh hiểu rõ bàng quang tăng hoạt oab là gì, bác sĩ sẽ khai thác người bệnh các thông tin liên quan tới triệu chứng gặp phải, thời gian cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống. Người bệnh sẽ được hỏi thêm các câu liên quan tới sức khỏe ở quá khứ cũng như hiện tại của bệnh nhân. 

Bệnh nhân cũng được yêu cầu thông báo các loại thuốc kê đơn và không kê đơn đang sử dụng. Bác sĩ sẽ khai thác thêm những thông tin liên quan tới thói quen ăn uống của bệnh nhân. 

Khám sức khỏe

Để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng, bác sĩ sẽ thực hiện khám các cơ quan ở khung chậu, trực tràng bằng hệ thống dụng cụ chuyên dụng. Bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu ghi nhật quý bàng quang ở một vài tuần để có thể đánh giá chi tiết triệu chứng. 

Thăm khám kiểm tra với bác sĩ

Thăm khám kiểm tra với bác sĩ

Thông tin được khai thác thường sẽ bao gồm: Thời điểm, số lần đi vệ sinh, lượng chất lỏng nạp, mức độ rò rỉ nước tiểu,… Đây là căn cứ để bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất.

Các phương pháp xét nghiệm khác

Bên cạnh 2 biện pháp nói trên, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số phương pháp xét nghiệm khác như:

  • Chỉ định xét nghiệm nước tiểu nhằm tìm kiếm triệu chứng nhiễm trùng. 
  • Chụp bàng quang đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi vệ sinh.
  • Chỉ định soi bàng quang, đo niệu động học sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sâu hơn, xác định chính xác nhất nguyên nhân gây ra bệnh lý và có căn cứ để đưa ra biện pháp điều trị đem lại hiệu quả cao nhất. 

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng cách nào?

Cách chữa bàng quang tăng hoạt là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bên cạnh các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt, bệnh nhân nên thực hiện biện pháp nhằm thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng. 

Sử dụng thuốc đặc trị bàng quang tăng hoạt là biện pháp được bác sĩ chỉ định với các trường hợp có tình trạng nghiêm trọng. Bên cạnh đó các biện pháp ngoại khoa cũng sẽ được chỉ định nếu việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả:

Bác sĩ chuyên khoa chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc cần thiết

Bác sĩ chuyên khoa chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc cần thiết

  • Sử dụng thuốc: Giải đáp cho thắc mắc bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc giúp làm giãn cơ để bàng quang không co bóp khi chưa đầy. Thuốc có thể được sử dụng ở dạng gel, dạng uống hoặc dạng miếng dán,…
  • Phương pháp tiêm botox vào bàng quang: Botox được tiêm sẽ giúp thư giãn các cơ của thành bàng quang, từ đó giúp giảm tình trạng tiểu không tự chủ, tiểu gấp. Bác sĩ sẽ phải gây tê cục bộ, sau đó sử dụng ống nội soi đưa vào bàng quang để tiêm một lượng botulinum tới cơ bàng quang. Tác dụng của chúng có thể kéo dài tới 6 tháng, người bệnh có thể áp dụng biện pháp này lần sau nếu như triệu chứng bệnh tái phát. 
  • Kích thích thần kinh: Biện pháp thực hiện việc gửi các xung điện tới dây thần kinh mà có chung đường dẫn tới bàng quang, từ đó cải thiện triệu chứng tăng hoạt. 
  • Phẫu thuật: Việc phẫu thuật mở rộng bàng quang được chỉ định với những trường hợp bộ phận này có kích thích nhỏ và độ giãn kém. Bệnh nhân chỉ nên áp dụng biện pháp này sau khi đã can thiệp bằng các biện pháp khác và không cho hiệu quả như ý muốn. 

Chi tiết: Cách chữa bàng quang tăng hoạt an toàn và hiệu quả

Bên cạnh các biện pháp nói trên, để cải thiện các dấu hiệu của hội chứng bàng quang tăng hoạt, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Viên uống Vương Niệu Đan được nhiều người lựa chọn, sử dụng. Sản phẩm được sản xuất từ các dược liệu tự nhiên quý hiếm, trong đó có thể kể tới chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Cọ lùn, Chiết xuất hạt bí đỏ,… Sản phẩm đặc biệt phù hợp để sử dụng cho người bị tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,….

Biện pháp phòng ngừa

Bên cạnh các thắc mắc như bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không, bàng quang tăng hoạt có tự khỏi không, nhiều người mong muốn biết các biện pháp phòng ngừa hội chứng này, dưới đây là những tư vấn chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa. 

  • Hạn chế đồ uống, đồ ăn gây tác động tới bàng quang: Bệnh nhân nên bỏ qua các nhóm thực phẩm có thể tác động tới bàng quang như rượu, bia, đồ uống có ga, thức ăn cay, trái cây họ cam quýt,… Thay vào đó hãy bổ sung thêm nhóm đồ ăn giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày như rau xanh, củ quả để cải thiện hệ tiêu hóa. 
  • Nên tập thói quen tiểu sạch 2 lần: Biện pháp này rất hữu ích với những trường hợp gặp khó khăn đối với việc làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Để thực hiện, sau khi đi vệ sinh, bạn nên đợi vài giây sau đó tiếp tục thử lại một lần nữa để có thể tống sạch nước tiểu ra ngoài. 
  • Tập trì hoãn đi tiểu: Bệnh nhân nên tập đợi 1 – 2 phút trước khi vào nhà vệ sinh, sau đó tăng dần thời gian để tăng dự trữ nước của bàng quang. 
  • Rèn thói quen đi tiểu đúng giờ: Bệnh nhân nên tuân thủ lịch đi vệ sinh hàng ngày để giảm cảm giác khẩn cấp và từ đó giành lại quyền kiểm soát bàng quang. Bệnh nhân nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có được lịch trình đi tiểu phù hợp. 
  • Tập luyện: Người bệnh có thể chọn lựa một số bài tập giúp thư giãn và làm khỏe bàng quang, đặc biệt, bài tập Kegel sẽ giúp thắt chặt cơ vùng chậu, tăng cường sức mạnh cho bộ phận này.
  • Ghi nhật ký bàng quang: Bạn nên thống kê số lần đi vệ sinh trong ngày, các thực phẩm và thuốc điều trị đang sử dụng để theo dõi, hiểu hơn về cơ thể và có biện pháp can thiệp sớm nếu cần.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng bàng quang tăng hoạt để quý độc giả cùng tham khảo. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ và có biện pháp can thiệp sớm là hết sức cần thiết để ngăn chặn những ảnh hưởng của hội chứng tăng hoạt bàng quang.

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...