Bàng Quang Tăng Hoạt: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Bàng quang tăng hoạt (Overactive Bladder - OAB) là một hội chứng rối loạn chức năng bàng quang, đặc trưng bởi các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm và đôi khi tiểu không kiểm soát. Tình trạng này xảy ra khi cơ bàng quang co thắt một cách bất thường, gây cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên và đột ngột. Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt không chỉ gây phiền toái mà còn có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm. Nếu không được điều trị kịp thời, OAB có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm mất kiểm soát tiểu tiện hoàn toàn và suy giảm chất lượng sống. Nguyên nhân bàng quang tăng hoạt OAB có thể liên quan đến nhiều yếu tố, từ rối loạn thần kinh, nhiễm trùng đến tác dụng phụ của thuốc. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và trong một số trường hợp sẽ can thiệp phẫu thuật. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các triệu chứng, nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Bàng quang tăng hoạt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Bàng quang tăng hoạt là gì? Bàng quang tăng hoạt (Overactive Bladder - OAB) là một hội chứng đặc trưng bởi tình trạng bàng quang co bóp quá mức, dẫn đến các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, và đôi khi tiểu không tự chủ. Đây là một vấn đề phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hội chứng bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hội chứng bàng quang tăng hoạt, hay bàng quang hoạt động quá mức, thường xuất hiện ở người từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, phụ nữ có thể gặp tình trạng này sớm hơn, thường từ 45 tuổi. Nghiên cứu của Milsom và cộng sự (2001) được tiến hành ở Pháp, Đức, Ý,Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, cho thấy tỷ lệ mắc OAB tại châu Âu là 16,6% dân số (tương đương 22 triệu người). Nghiên cứu NOBLE (2001) tại Hoa Kỳ chỉ ra rằng tỷ lệ mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) trong cộng đồng là 16,5%. Tỷ lệ này ở nam giới đạt 16,0%, trong khi ở nữ giới nhỉnh hơn với 16,9%. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Vũ Lê Chuyên (2016) tiến hành khảo sát 1051 nam và 1042 nữ trên 18 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bàng quang tăng hoạt chung là 12,2%, ở nam 9,4%, ở nữ 14,6% (theo thông tin từ Hội Tiết Niệu - Thận Học Việt Nam). Triệu chứng của bàng quang tăng hoạt là gì? Các triệu chứng nhận biết hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB bao gồm: Tiểu gấp (Urgency): Cảm giác buồn tiểu đột ngột, khó kiểm soát, và cần phải đi tiểu ngay lập tức. Tiểu nhiều lần (Frequency): Đi tiểu nhiều hơn 8 lần trong ngày. Tiểu đêm (Nocturia): Thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm (thường từ 2 lần trở lên). Tiểu không tự chủ (Urge Incontinence): Nước tiểu rò rỉ ngay sau khi buồn tiểu gấp, đặc biệt khi có các yếu tố kích thích như ho, hắt hơi. Các triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ, sinh hoạt và tâm lý của người bệnh, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt và phương pháp điều trị kịp thời. Bàng quang tăng hoạt OAB gây ra tình trạng tiểu nhiều lần về đêm. Các nguyên nhân gây hội chứng bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt (BQTH) xảy ra khi cơ chóp bàng quang co thắt không tự chủ trong giai đoạn chứa đựng nước tiểu. Tình trạng này biểu hiện qua các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm và có thể kèm theo són tiểu gấp, tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Có 5 nguyên nhân chính gây ra bàng quang tăng hoạt như sau: Co thắt bàng quang không chủ ý Hội chứng bàng quang tăng hoạt (Overactive Bladder - OAB) có thể bắt nguồn từ những co bóp không kiểm soát của cơ chóp bàng quang trong giai đoạn chứa đựng nước tiểu. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm: Rối loạn thần kinh: Các bệnh lý thần kinh như đột quỵ, đa xơ cứng có thể làm gián đoạn tín hiệu kiểm soát hoạt động của bàng quang. Bệnh lý nội tiết và chuyển hóa: Tiểu đường và thay đổi nội tiết tố, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh, có thể làm suy giảm chức năng bàng quang. Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng có thể gây kích thích và tăng hoạt động co bóp của cơ chóp bàng quang. Bất thường cấu trúc bàng quang: Khối u hoặc sỏi bàng quang có thể gây cản trở và làm tăng áp lực lên bàng quang. Yếu tố cơ học: Tắc nghẽn dòng tiểu do phì đại tuyến tiền liệt, táo bón, hoặc biến chứng sau phẫu thuật cũng là những nguyên nhân phổ biến. Vấn đề về đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến bàng quang. Các yếu tố liên quan đến bàng quang tăng hoạt Bên cạnh nguyên nhân y học, một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến OAB: Suy giảm chức năng nhận thức: Người cao tuổi, đặc biệt là những người bị bệnh Alzheimer hoặc suy giảm nhận thức, thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang. Hạn chế khả năng di chuyển: Các vấn đề về vận động khiến người bệnh không thể vào nhà vệ sinh kịp thời. Không tiểu sạch: Nước tiểu tồn đọng trong bàng quang làm giảm không gian lưu trữ nước tiểu mới, gây cảm giác muốn đi tiểu liên tục. Sử dụng thuốc: Các loại thuốc lợi tiểu hoặc thuốc kích thích cảm giác khát nước có thể làm tăng tần suất đi tiểu. Các yếu tố nguy cơ khác Ngoài những nguyên nhân chính, các yếu tố nguy cơ sau đây có thể góp phần làm tăng khả năng mắc bàng quang tăng hoạt OAB: Tuổi tác: Người lớn tuổi dễ gặp tình trạng bàng quang tăng hoạt do suy giảm cơ sàn chậu và chức năng bàng quang. Nhận thức suy giảm: Bệnh Alzheimer hoặc đột quỵ làm giảm khả năng kiểm soát bàng quang. Thai kỳ nhiều lần: Sự suy yếu của cơ sàn chậu sau nhiều lần mang thai làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát. Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc và uống rượu là những yếu tố có hại. Sử dụng thực phẩm, nước uống không lành mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Dù nguyên nhân nào đi nữa, bàng quang tăng hoạt đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Theo thống kê, 60% người mắc BQTH phải thay đổi lối sống, 40% gặp khó khăn trong các hoạt động xã hội, và 25% báo cáo ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý. Có thể thấy, bàng quang tăng hoạt có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, thắc mắc bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không luôn là thắc mắc của nhiều người. Trong phần tiếp theo, Vương Niệu Đan sẽ giải đáp kỹ càng và tỉ mỉ. Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? Bàng quang hoạt động quá mức không đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên lại khiến người bệnh liên tục muốn đi tiểu, làm gián đoạn nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Dù không đe dọa tính mạng, tình trạng này không tự khỏi. Nếu không điều trị, các triệu chứng có thể xấu đi, cơ bàng quang kiểm soát việc đi tiểu có nguy cơ yếu dần, và mô sàn chậu có thể trở nên mỏng hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng khác.) Nếu xuất hiện các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm kéo dài trên 3 tháng, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Hội chứng bàng quang tăng hoạt được chẩn đoán như thế nào? Chẩn đoán hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) cần kết hợp giữa việc đánh giá triệu chứng lâm sàng và các kỹ thuật y tế hiện đại, bao gồm: Theo dõi các triệu chứng lâm sàng như: Tiểu gấp. Tiểu són, không thể nhịn tiểu. Tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm. Bên cạnh đó là các kỹ thuật y tế hỗ trợ chẩn đoán, bao gồm: Siêu âm bàng quang: Đánh giá lượng nước tiểu còn sót lại, giúp xác định mức độ ứ đọng. Xét nghiệm Urodynamic: Đánh giá khả năng lưu giữ và bài tiết nước tiểu của bàng quang. Nội soi bàng quang: Quan sát trực tiếp để phát hiện các bất thường cấu trúc hoặc chức năng; có thể kèm sinh thiết nếu cần. Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích mẫu nước tiểu để loại trừ các bệnh lý nhiễm trùng hoặc bất thường. Xét nghiệm nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng và các bất thường khác. 4 Phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt Để chữa trị bàng quang tăng hoạt, tùy thuộc vào tình trạng bệnh bao gồm điều trị không dùng thuốc, dùng thuốc và can thiệp phẫu thuật, cụ thể như sau: Thay đổi lối sống và sinh hoạt Để điều trị bàng quang tăng hoạt, trước tiên, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân thay đổi lối sống. Đây là phương pháp điều trị hành vi giúp cải thiện các triệu chứng một cách tự nhiên. Cụ thể, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau: Hạn chế thực phẩm và đồ uống gây kích thích bàng quang: Một số thực phẩm như cà phê, trà, rượu bia, nước có ga, trái cây họ cam quýt, sô cô la đen, cà chua và đồ ăn cay có thể làm bàng quang hoạt động quá mức. Thay vào đó, nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, rau xanh để hỗ trợ tiêu hóa. Viết và theo dõi nhật ký đi tiểu: Nhật ký đi tiểu là công cụ quan trọng giúp bác sĩ và người bệnh đánh giá mức độ và thể loại bàng quang tăng hoạt (BQTH), từ đó xác định mục tiêu điều trị và theo dõi hiệu quả điều trị. Bác sĩ có thể tham khảo các mẫu nhật ký đi tiểu, từ mẫu đơn giản ghi thời điểm đi tiểu và són tiểu gấp, đến mẫu phức tạp ghi thêm mức độ tiểu gấp, lượng tiểu, thời gian và lượng nước uống vào. Nhật ký nên được thực hiện từ 3-7 ngày để cung cấp đầy đủ thông tin giúp bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra hướng dẫn điều trị cụ thể. Thực hiện phương pháp “tiểu hai lần”: Sau khi đi vệ sinh, bệnh nhân có thể chờ vài giây rồi thử tiểu thêm một lần nữa để đảm bảo bàng quang được làm rỗng hoàn toàn. Luyện tập trì hoãn tiểu tiện: Người bệnh nên rèn luyện khả năng kiểm soát bàng quang bằng cách kéo dài thời gian chờ trước khi vào nhà vệ sinh, bắt đầu với 1-2 phút và tăng dần theo thời gian. Chống táo bón: Táo bón mạn tính là yếu tố nguy cơ gây bàng quang tăng hoạt (BQTH) và són tiểu gấp, vì nó làm tăng áp lực trong ổ bụng, đè lên bàng quang và sàn chậu. Tỷ lệ táo bón cao hơn ở người mắc BQTH, đặc biệt là ở phụ nữ, do rối loạn chức năng thần kinh vùng đáy chậu. Giảm táo bón có thể cải thiện triệu chứng tiểu gấp và tiểu nhiều lần. Các biện pháp như ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, sử dụng thuốc và lập thời gian biểu đi đại tiện kết hợp tập rặn có thể giúp giảm tình trạng táo bón và cải thiện tình trạng BQTH. Tăng cường cơ sàn chậu bằng bài tập Kegel: Thực hiện các bài tập Kegel giúp tăng cường cơ bàng quang và hỗ trợ kiểm soát việc đi tiểu hiệu quả hơn. Thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện triệu chứng, lại có thể sử dụng đơn giản và dễ dàng tại nhà. Một trong những sản phẩm đáng chú ý là Vương Niệu Đan, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh. Thành phần chính của Vương Niệu Đan: UVAROX: Chiết xuất từ ba thành phần gồm Varuna, cao Cỏ đuôi ngựa và cao Ô dược, giúp tăng sức chứa và ngưỡng kích thích của bàng quang, đồng thời cải thiện lưu lượng tuần hoàn đến cơ sàn chậu. Vispo (chiết xuất Cọ lùn): Hỗ trợ giảm kích thích bàng quang và cải thiện chức năng tiết niệu. Chiết xuất hạt bí đỏ: Giúp củng cố cơ sàn chậu và hỗ trợ chức năng bàng quang. Cao Nữ lang: Giúp thư giãn cơ trơn và giảm co thắt bàng quang. Viên uống Vương Niệu Đan hỗ trợ trong điều trị tiểu đêm do bàng quang tăng hoạt. Vương Niệu Đan hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt bằng cách giảm co thắt và kích thích bàng quang, giúp cải thiện các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són và tiểu không tự chủ. Đồng thời, sản phẩm còn tăng khả năng chứa đựng của bàng quang, từ đó giảm tần suất đi tiểu và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Để sử dụng Vương Niệu Đan hiệu quả, trong 2-4 tuần đầu, uống 3 viên/lần, 2 lần/ngày sau bữa ăn. Sau đó, giảm liều xuống 2 viên/lần, 2 lần/ngày. Nên duy trì liên tục trong 2-3 tháng để đạt kết quả tối ưu. Lưu ý: Vương Niệu Đan là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả của sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và cơ địa của mỗi người. Điều trị bằng thuốc Theo khuyến cáo điều trị bàng quang tăng hoạt của Hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA - 2019) và Hội Tiết niệu châu Âu (EAU - 2023), nếu các biện pháp đơn giản như thay đổi lối sống, và sử dụng TPBVSK không hiệu quả thì cần chuyển sang điều trị bằng thuốc là nhằm ức chế sự co thắt của cơ chóp bàng quang gặp ở người bệnh mắc bàng quang tăng hoạt. Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Loại thuốc Cơ chế tác động Nhóm thuốc antimuscarinic Giảm co bóp không kiểm soát của cơ chóp bàng quang, gồm các loại như darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin, tolterodine, trospium. Thuốc mới mirabegron Tác động lên β3 adrenergic receptor, giúp giãn cơ chóp bàng quang và tăng dung tích chứa nước tiểu. Thuốc khác Bao gồm flavoxate, thuốc Estrogen đặt âm đạo có thể làm cải thiện các triệu chứng chủ quan của hội chứng BQTH, thuốc chống trầm cảm nhóm ba vòng như imipramine và amitryptyline hoặc alpha-adrenergic antagonist. Sử dụng thuốc để điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt. Điều trị ngoại khoa Ngoài việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo toa, một số phương pháp y học hiện đại có thể giúp kiểm soát tình trạng bàng quang tăng hoạt hiệu quả hơn: Tiêm Botox vào bàng quang: Botox giúp thư giãn cơ thành bàng quang, từ đó giảm cảm giác buồn tiểu gấp và hạn chế tình trạng tiểu không tự chủ. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ, sau đó bác sĩ sử dụng ống soi để tiêm một lượng nhỏ botulinum vào cơ bàng quang. Hiệu quả có thể kéo dài đến 6 tháng và cần tiêm nhắc lại khi triệu chứng tái phát. Kích thích thần kinh: Còn được gọi là điều hòa thần kinh, phương pháp này sử dụng các xung điện kích thích dây thần kinh liên quan đến hoạt động của bàng quang, giúp điều chỉnh chức năng bàng quang và cải thiện triệu chứng. Có hai dạng kích thích thần kinh phổ biến: kích thích thần kinh cùng và kích thích thần kinh chày, với mỗi liệu trình thường kéo dài khoảng 12 buổi, tùy theo tình trạng của người bệnh. Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột non: Đối với những trường hợp bàng quang có thể tích nhỏ, khả năng giãn nở kém, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng cách sử dụng một phần ruột non. Tuy nhiên, do đây là một thủ thuật phức tạp với nhiều rủi ro, bệnh nhân cần được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ thực hiện khi các phương pháp ít xâm lấn khác không mang lại hiệu quả. Phương pháp phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột non. Bàng quang tăng hoạt có chữa khỏi hoàn toàn được không?. Bàng quang tăng hoạt có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể tái phát lại theo giai đoạn nếu gặp yếu tố nguy cơ (uống nhiều caffeine, rượu, hoặc mắc các bệnh nền như tiểu đường, Parkinson,....Vì vậy, việc tuân thủ chữa trị bằng các phương pháp dùng thuốc, phẫu thuật, tập luyện cơ sàn chậu, duy trì ăn uống lành mạnh,...quyết định lớn đến kết quả. Cách phòng ngừa hội chứng bàng quang tăng hoạt Phòng ngừa hội chứng bàng quang tăng hoạt giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Một số giải pháp bao gồm: Cân bằng lượng nước hấp thu: Chia nhỏ lượng nước uống trong ngày, uống từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhiều trước khi ngủ. Theo dõi nước tiểu hàng ngày: Đảm bảo nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc gần như không màu; bổ sung nước từ trái cây, rau củ, canh; khám bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu như đau buốt khi tiểu, nước tiểu sẫm màu hoặc có mùi bất thường. Hạn chế các loại đồ uống gây kích thích bàng quang: Tránh đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực, nước ngọt có ga vì có thể làm tăng tần suất đi tiểu; giảm lượng caffeine xuống dưới 100mg/ngày để kiểm soát triệu chứng; hạn chế rượu, bia và các loại đồ uống có cồn. Tránh thực phẩm có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng: Hạn chế thực phẩm giàu axit như cam, chanh, bưởi, nho, cà chua do có thể kích thích bàng quang; tránh chất làm ngọt nhân tạo như aspartame, saccharin vì ảnh hưởng tiêu cực đến bàng quang; giảm thực phẩm mặn như khoai tây chiên, đồ chế biến sẵn để tránh giữ nước, gây khát và kích thích bàng quang. Tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng hợp lý giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm khám chuyên khoa tiết niệu khi xuất hiện triệu chứng bất thường như tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có mùi. Tập luyện bài tập tăng sức khỏe cơ sàn chậu. Hội chứng bàng quang tăng hoạt không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Việc kết hợp các phương pháp điều trị, thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm hỗ trợ như Vương Niệu Đan sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Đừng quên thăm khám định kỳ và duy trì sức khỏe toàn diện để sống vui khỏe mỗi ngày.