Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Tiểu đêm nhiều ở nữ là tình trạng phụ nữ phải thức dậy đi tiểu từ hai lần trở lên mỗi đêm, gây gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng này không chỉ đơn thuần do lượng nước uống vào ban đêm mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như rối loạn nội tiết, bệnh lý tiết niệu hoặc suy giảm chức năng bàng quang. 

Nguyên nhân tiểu đêm ở nữ có thể xuất phát từ các bệnh lý như viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, suy thận, hoặc thay đổi hormone do mãn kinh. Nếu không được điều trị, tiểu đêm kéo dài có thể gây mất ngủ mãn tính, suy nhược cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu năm 2017 của Yoshimura và cộng sự đăng trên International Journal of Urology, có tới 48% phụ nữ từ 40 tuổi trở lên gặp tình trạng tiểu đêm ít nhất một lần mỗi đêm. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các nguyên nhân, triệu chứng và những hệ quả nguy hiểm của tiểu đêm nhiều ở nữ, đồng thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

tiểu đêm nhiều lần ở nữ
Tìm hiểu về tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới.

Tiểu đêm nhiều ở nữ giới là gì?

Tiểu đêm ở nữ giới là tình trạng đi tiểu nhiều hơn một lần trong suốt giấc ngủ đêm, thậm chí có trường hợp lên đến 5 – 7 lần. Ngoài việc tăng tần suất đi tiểu, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như cảm giác nóng rát, tiểu buốt khi đi tiểu. Bệnh nhân thường xuyên buồn tiểu, căng tức bàng quang, nhưng lượng nước tiểu ra rất ít, có cảm giác tiểu không hết. Trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện mủ hoặc máu trong nước tiểu.

Tình trạng tiểu đêm thường gặp ở người lớn tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý. Ở độ tuổi này, chức năng sinh lý của cơ thể suy giảm, các cơ quan lão hóa khiến nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đêm tăng cao.

Bên cạnh đó, người cao tuổi thường có giấc ngủ ngắn, dễ tỉnh giấc, điều này làm họ cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn. Ngược lại, việc phải đi tiểu thường xuyên vào ban đêm lại khiến giấc ngủ bị gián đoạn, tạo thành một vòng lặp khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.

Triệu chứng của tiểu đêm nhiều ở nữ giới là gì?

Tiểu đêm nhiều ở nữ giới xuất hiện 4 triệu chứng chính bao gồm:

  • Tiểu rát, tiểu buốt, nóng niệu đạo: Nữ giới cảm thấy đau rát hoặc nóng khi đi tiểu, thường do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra.
  • Thường xuyên buồn tiểu, căng tức bàng quang: Phụ nữ có cảm giác muốn đi tiểu liên tục, bàng quang luôn căng tức dù lượng nước tiểu ít hoặc tiểu không hết.
  • Tiểu ra mủ hoặc máu: Trong những trường hợp nặng, nữ giới có thể thấy nước tiểu chứa mủ hoặc máu, dấu hiệu của nhiễm trùng nặng hoặc tổn thương đường tiết niệu.
  • Đau lưng, mỏi gối: Một số phụ nữ bị tiểu đêm nhiều còn kèm theo đau lưng, mỏi gối, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ.

Những triệu chứng này không chỉ gây phiền toái mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Việc thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu có thể dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Do đó, khi gặp phải các triệu chứng trên, phụ nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Triệu chứng đau lưng dưới khi bị tiểu đêm
Triệu chứng đau lưng dưới khi bị tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới.

Nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới là một tình trạng phổ biến có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân sinh lý, bệnh lý hoặc các yếu tố tác động khác. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến, sẽ giúp bạn xác định phương pháp điều trị phù hợp. 

  • Bàng quang tăng hoạt (OAB): Tình trạng này xảy ra do cơ sàn chậu suy yếu sau sinh nở hoặc thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh. Ngoài ra, căng thẳng, stress kéo dài và thiếu ngủ cũng có thể làm bàng quang hoạt động quá mức, dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu qua quan hệ tình dục hoặc vệ sinh kém. Điều này có thể gây viêm nhiễm với các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, đau rát khi đi tiểu, thậm chí có thể tiểu ra máu, mủ hoặc có mùi hôi khó chịu.
  • Viêm bàng quang kẽ: Đây là bệnh lý khiến người mắc có cảm giác đau tức vùng bàng quang và buồn tiểu liên tục. Tuy nhiên, sau khi đi tiểu, cảm giác khó chịu có thể giảm bớt ngay lập tức.
  • Nhiễm trùng âm đạo: Bệnh nhân không chỉ bị tiểu nhiều lần mà còn có thể gặp các triệu chứng đi kèm như tiểu buốt, ngứa rát âm đạo, ra khí hư bất thường và có mùi hôi khó chịu.
  • Sa tử cung: Những phụ nữ sinh con nhiều lần, đặc biệt trong khoảng thời gian gần nhau, có nguy cơ cao bị sa tử cung. Khi tử cung bị sa xuống, nó sẽ chèn ép vào bàng quang, gây kích thích và làm tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Sỏi thận hoặc dị vật trong đường tiết niệu: Các yếu tố này có thể gây kích ứng bàng quang, làm người bệnh tiểu nhiều lần, thậm chí xuất hiện tiểu ra máu.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu: Một số loại thuốc điều trị huyết áp hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch có tác dụng phụ là tăng đào thải nước tiểu, từ đó khiến bệnh nhân đi tiểu đêm thường xuyên hơn.
  • Mang thai: Trong giai đoạn thai kỳ, bào thai phát triển sẽ gây áp lực lên bàng quang, làm tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm.
rối loạn giấc ngủ
Tiểu đêm nhiều lần ở nữ do rối loạn giấc ngủ.

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới có nguy hiểm không?

Tiểu đêm ở nữ giới không chỉ gây xáo trộn sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Tình trạng này khiến giấc ngủ bị gián đoạn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi kéo dài, đồng thời gây cảm giác tự ti, mặc cảm trong cuộc sống.

Những tác động tiêu cực của tiểu đêm bao gồm:

  • Rối loạn giấc ngủ: Việc phải thức dậy nhiều lần trong đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, làm giảm chất lượng nghỉ ngơi, dẫn đến cơ thể suy nhược, xanh xao, mệt mỏi.
  • Suy giảm tinh thần và thể chất: Thiếu ngủ kéo dài làm ảnh hưởng đến sự tập trung, trí nhớ và tinh thần, đồng thời khiến thể trạng suy giảm nghiêm trọng.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý nghiêm trọng: Tiểu đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch và đột quỵ, đặc biệt ở người cao tuổi.
  • Tác động tiêu cực đến người lớn tuổi: Giấc ngủ ở người cao tuổi vốn đã ngắn và chập chờn, việc thức dậy nhiều lần để đi tiểu có thể khiến họ càng mất ngủ, từ đó hình thành vòng xoắn bệnh lý làm sức khỏe sa sút nhanh chóng.

Việc kiểm soát và điều trị tiểu đêm sớm không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Bệnh tiểu đêm nhiều ở nữ giới
Bệnh tiểu đêm nhiều ở nữ giới có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Tiểu đêm ở nữ giới được chẩn đoán như thế nào? 

Chẩn đoán tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới có thể dựa vào khám lâm sàng, xét nghiệm cơ bản và phân tích nước tiểu. Vì vậy, việc thăm khám y khoa là cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Một số phương pháp chẩn đoán phổ biến bao gồm:

Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về triệu chứng, thời điểm khởi phát, tần suất đi tiểu, tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, cũng như các loại thuốc đang sử dụng (nếu có). Để giúp bác sĩ đánh giá chính xác hơn, người bệnh nên ghi chép lại chế độ ăn uống, số lần đi tiểu trong 3 – 5 ngày trước khi đến khám.

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra chức năng thận thông qua các chỉ số như ure, creatinine, đồng thời đánh giá đường huyết để phát hiện nguy cơ tiểu đường.
  • Phân tích nước tiểu: Giúp xác định tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm cầu thận hoặc các vấn đề liên quan khác.

Nhờ vào các phương pháp chẩn đoán này, bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân gây tiểu đêm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cách điều trị tiểu đêm nhiều ở nữ giới hiệu quả

Cách điều trị tiểu đêm ở nữ bao gồm việc điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc, đến các can thiệp y khoa hiện đại, mỗi giải pháp đều có vai trò nhất định trong việc cải thiện và phục hồi sức khỏe hệ bài tiết. Dưới đây 4 cách chữa tiểu đêm nhiều ở nữ giới hiệu quả, bao gồm điều trị Tây Y, Đông Y, biện pháp tự nhiên và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Điều trị bằng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ)

Sau khi xác định được nguyên nhân gây tiểu đêm ở nữ giới, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. việc sử dụng thuốc Tây giúp giảm nhanh các triệu chứng tiểu đêm, tuy nhiên có thể đi kèm tác dụng phụ. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn gồm:

  • Nhóm thuốc Desmopressin: Hỗ trợ kiểm soát lượng nước tiểu vào ban đêm.
  • Thuốc kháng Cholinergic: Giúp thư giãn cơ bàng quang, giảm co bóp quá mức.
  • Thuốc lợi tiểu Furosemid: Điều chỉnh lượng nước tiểu thải ra trong ngày để giảm tình trạng tiểu đêm.
  • Thuốc chẹn Alpha 1: Hỗ trợ thư giãn cơ bàng quang và niệu đạo, giúp tiểu tiện dễ dàng hơn.
  • Nhóm thuốc kháng Androgen và Antimuscarinic: Hạn chế kích thích bàng quang, kiểm soát tình trạng tiểu nhiều lần.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, nhằm đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế biến chứng. Nếu có các triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và tư vấn cụ thể.

thuốc chữa trị chứng tiểu đêm
Sử dụng thuốc để chữa trị chứng tiểu đêm.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe 

Việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị các vấn đề về bàng quang tăng hoạt mang lại nhiều lợi ích như: đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà. Vương Niệu Đan là một sản phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực này, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh.

Trong Vương Niệu Đan, thành phần nữ lang nổi bật với các hoạt chất như acid Valerenic và Valepotriates, có tác dụng an thần, thư giãn hệ thần kinh và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt hữu ích cho phụ nữ bị tiểu đêm. Bên cạnh nữ lang, sản phẩm còn chứa nhiều thành phần giá trị khác như:

  • Vispo từ cọ lùn: Chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn tiên tiến, đã được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ.
  • Uvarox (gồm Varuna, ô dược, cỏ đuôi ngựa): Hỗ trợ tăng dung tích bàng quang và nâng cao ngưỡng kích thích gây buồn tiểu.
  • Hạt bí đỏ: Giúp làm dịu tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, từ đó cải thiện tần suất đi tiểu.

Công dụng của Vương Niệu Đan trong hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt:

  • Giảm kích thích bàng quang: Giúp giảm tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp và tiểu không tự chủ ở nữ giới. 
  • Tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu: Hỗ trợ kiểm soát hoạt động của bàng quang, giảm tình trạng tiểu són về đêm của phụ nữ. 

Lưu ý, Vương Niệu Đan là sản phẩm hỗ trợ, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt, cũng như bệnh lý nền và cơ địa của người bệnh. 

Điều trị theo Đông Y

Theo Đông y, tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới chủ yếu xuất phát từ sự suy giảm chức năng của thận và bàng quang – hai cơ quan quan trọng trong quá trình bài tiết. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, cần tập trung vào việc ôn thận bổ dương, bồi bổ khí huyết và làm ấm bàng quang. Một số thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ hiệu quả gồm: Đỗ trọng, Phá cổ chỉ, Cẩu tích, Sơn thù, Ngũ gia bì, Câu kỷ tử, Sâm cau, Ích trí nhân, Ba kích, Kim tiền thảo.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y giúp cải thiện chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới:

  • Thận khí hoàn: Hỗ trợ bổ thận dương, giảm đau lưng, tiểu nhiều lần. Thành phần gồm Can địa hoàng, Sơn dược, Trạch tả, Sơn thù du, Phục linh, Mẫu đơn bì, Hắc phụ tử, Quế chi. Cách dùng: Tán thành bột, trộn với mật ong làm viên hoàn, uống 3 lần/ngày, mỗi lần 20g với nước muối nhạt hoặc rượu.
  • Ích trí hoàn: Hỗ trợ điều trị tỳ thận hư, tiểu đục, tinh yếu. Thành phần gồm Ích trí nhân, Phục linh, Phục thần (tỷ lệ bằng nhau). Cách dùng: Tán thành bột, làm viên hoàn, uống 12 – 16g/ngày khi bụng đói để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Dưới đây là một số biện pháp không dùng thuốc giúp giảm tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

Các biện pháp không dùng thuốc mà người bệnh có thể tham khảo để hạn chế tình trạng tiểu đêm gồm:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm và đồ uống gây kích ứng bàng quang: Tránh trà, cà phê, đồ uống có ga, rượu bia, các món ăn ngọt hoặc cay nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian trước khi đi ngủ.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Duy trì tinh thần thoải mái, giảm thiểu lo âu, căng thẳng và stress để hỗ trợ kiểm soát giấc ngủ cũng như hoạt động của bàng quang.
  • Tập bài tập Kegels đối với phụ nữ sau sinh: Thực hiện siết chặt các cơ vùng chậu như khi cố gắng ngừng tiểu, giữ trong 5–10 giây, sau đó thả lỏng 10 giây và lặp lại khoảng 10 lần mỗi lượt tập. Nên duy trì đều đặn bài tập này khoảng 3 lần mỗi ngày để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu và hỗ trợ kiểm soát bàng quang tốt hơn.
  • Áp dụng mẹo giúp giảm tiểu đêm: Khi ngủ, kê cao chân để giảm tình trạng tích tụ chất lỏng, hạn chế áp lực lên bàng quang. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các phương pháp khác trong bài viết “Mẹo làm giảm tình trạng tiểu đêm”.
phòng ngừa tiểu đêm nhiều ở nữ giới
Điều chỉnh lối sống để phòng ngừa tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới.

Cách phòng ngừa tiểu đêm nhiều ở nữ giới là gì? 

Từ việc xây dựng lối sống lành mạnh, duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ đến chăm sóc vệ sinh cá nhân đúng cách, mỗi thói quen tốt đều góp phần bảo vệ hệ bài tiết khỏe mạnh và ngăn chặn nguy cơ tiểu đêm. Dưới đây là các phương pháp hiệu quả để phòng ngừa tình trạng này.

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Ưu tiên rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn hằng ngày để hỗ trợ tiêu hóa và giảm áp lực lên bàng quang.
  • Hạn chế tiêu thụ quá nhiều thịt và muối: Chế độ ăn nhiều đạm và natri có thể làm tăng giữ nước, dẫn đến tình trạng tiểu đêm nặng hơn.
  • Kiểm soát lượng nước và loại đồ uống vào buổi tối: Tránh ăn các loại trái cây mọng nước (như dưa hấu, cam, bưởi) và hạn chế uống nước nhiều hoặc các thức uống lợi tiểu như trà, bia, rượu trước khi đi ngủ.
  • Giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ: Tránh căng thẳng, lo âu để dễ dàng vào giấc và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Tập thói quen đi tiểu vào giờ cố định: Đặc biệt nên đi tiểu trước khi đi ngủ để hạn chế việc thức dậy nhiều lần trong đêm.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thận và bàng quang, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới là một vấn đề phổ biến nhưng không khó để cải thiện nếu được quan tâm và chăm sóc đúng cách. Với sự kết hợp giữa lối sống lành mạnh, phương pháp điều trị khoa học và các biện pháp phòng ngừa phù hợp, bạn có thể kiểm soát hiệu quả tình trạng này và lấy lại sự thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày. 

Ngoài ra, các sản phẩm hỗ trợ như Vương Niệu Đan cũng là một lựa chọn hữu ích, giúp tăng cường sức khỏe bàng quang và giảm thiểu các triệu chứng phiền toái. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị tối ưu, đảm bảo sức khỏe hệ bài tiết và chất lượng cuộc sống tốt hơn!

Cập nhật lúc: 01/05/2025
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh

🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Tổng đài miễn cước: 1800.1297

📧 Email:  vuongnieudan@gmail.com

🌐 Website:   https://vuongnieudanthaiminh.com/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Tiểu đêm nhiều ở nữ là tình trạng phụ nữ phải thức dậy đi tiểu từ hai lần trở lên

Tiểu đêm nhiều ở nữ là tình trạng phụ nữ

Tiểu Đêm Nhiều Lần Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu quả

Tiểu Đêm Nhiều Lần Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu quả

Tiểu đêm nhiều lần là thuật ngữ y học mô tả tình trạng một người thường xuyên phải thức dậy

Tiểu đêm nhiều lần là thuật ngữ y học mô

Tiểu Đêm Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tiểu Đêm Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh tiểu đêm (Nocturia) là tình trạng người bệnh phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, ảnh

Bệnh tiểu đêm (Nocturia) là tình trạng người bệnh phải

Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chữa trị

Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chữa trị

Tiểu đêm ở nam giới là tình trạng tiểu quá 2 lần mỗi đêm, đặc biệt nam giới khi bước

Tiểu đêm ở nam giới là tình trạng tiểu quá

Những thông tin, bài viết trên website Vuongnieudanthaiminh.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Vương Niệu Đan không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Loading...