Són Tiểu Sau Sinh: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả

Són tiểu sau sinh là tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát sau khi sinh con. Đây là vấn đề phổ biến ở phụ nữ trong thai kỳ và giai đoạn hậu sản, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Theo nghiên cứu năm 2019 của Viện Y Học Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 1/3 phụ nữ gặp tình trạng tiểu không tự chủ từ tam cá nguyệt thứ hai cho đến vài tháng đầu sau sinh.
Triệu chứng thường gặp bao gồm rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười hoặc vận động mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy yếu của cơ sàn chậu và tổn thương thần kinh xảy ra trong quá trình mang thai và sinh nở. Nếu không được điều trị kịp thời, són tiểu sau sinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, đời sống xã hội và sức khỏe của người phụ nữ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa són tiểu sau sinh ngay sau đây.

Són tiểu sau sinh là gì?
Són tiểu sau sinh được phân thành các loại khác nhau dựa trên nguyên nhân và cách thức rò rỉ nước tiểu. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), có 3 loại són tiểu sau sinh như sau:
- Són tiểu khi gắng sức: Đây là dạng phổ biến nhất, xảy ra khi có áp lực đột ngột lên bàng quang. Người mẹ có thể bị són tiểu khi ho, hắt hơi, cười lớn, khiêng vật nặng, tập thể dục,...
- Són tiểu khi mắc tiểu gấp: Xuất hiện khi người mẹ cảm thấy buồn tiểu dữ dội, đột ngột và không thể kìm hãm được, dẫn đến són tiểu trước khi kịp đến nhà vệ sinh. Dạng này liên quan đến tình trạng bàng quang tăng hoạt sau sinh.
- Són tiểu hỗn hợp: Kết hợp của cả hai dạng trên, vừa són khi gắng sức vừa són khi mắc tiểu gấp.
Rò rỉ nước tiểu sau khi sinh là tình trạng phổ biến, đặc biệt là đối với phụ nữ đã sinh nhiều lần. Bên cạnh đó, vấn đề về bàng quang cũng có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ, nhất là vào những tháng cuối. Thống kê cho thấy, trong và sau khi mang thai, khoảng 4 trong số 10 phụ nữ gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ. Mặc dù đây là một hiện tượng bình thường sau khi sinh, nhưng nhiều bà mẹ mới sinh có thể cảm thấy xấu hổ hoặc bối rối với sự thay đổi này trong cơ thể của mình.

Triệu chứng của són tiểu sau sinh là gì?
Người mẹ có thể nhận biết triệu chứng són tiểu sau sinh thông qua các dấu hiệu như sau:
- Rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi hoặc cười: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Khi bụng chịu áp lực (do ho, hắt hơi, cười hoặc vận động mạnh), nước tiểu có thể bị rò rỉ mà người phụ nữ sau sinh không thể kiểm soát được.
- Cảm giác buồn tiểu thường xuyên: Sau khi sinh, nhiều phụ nữ cảm thấy muốn đi tiểu liên tục, mặc dù chỉ đi tiểu một lượng nhỏ.
- Khó kiểm soát khi đi tiểu: Một số bà mẹ có thể gặp phải tình trạng tiểu són khi đang làm các hoạt động như mang vác, đứng lâu hay thậm chí khi đang nghỉ ngơi.
- Tiểu không tự chủ vào ban đêm: Một số phụ nữ có thể gặp phải tình trạng són tiểu khi ngủ, đặc biệt nếu đã trải qua sinh mổ hoặc sinh khó.
- Cảm giác đau hoặc khó chịu khi tiểu tiện: Một số phụ nữ có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu khi đi tiểu sau sinh do các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo bị tổn thương hoặc yếu đi.
- Mất kiểm soát hoàn toàn hoặc một phần khi tiểu: Tình trạng này có thể xảy ra ở mức độ nhẹ (chỉ một chút nước tiểu bị rò rỉ) hoặc nghiêm trọng hơn (không thể kiểm soát tiểu tiện hoàn toàn).
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người. Một số phụ nữ chỉ bị rò rỉ một vài giọt nước tiểu, trong khi những người khác có thể bị rò rỉ nhiều hơn.

Nguyên nhân của són tiểu sau sinh là gì?
Nguyên nhân chính gây són tiểu sau sinh chủ yếu xuất phát từ những thay đổi, tổn thương trong quá trình mang thai và sinh nở. Có nhiều yếu tố góp phần vào tình trạng này, bao gồm cả những thay đổi về thể chất và các vấn đề sức khỏe khác. Sau đây là 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng són tiểu sau sinh:
- Suy yếu cơ sàn chậu: Quá trình mang thai gây áp lực lên cơ sàn chậu - nhóm cơ nâng đỡ bàng quang, tử cung và ruột. Khi thai nhi lớn dần, áp lực này tăng lên, khiến cơ sàn chậu suy yếu cộng thêm áp lực trong quá trình sinh nở, đặc biệt là sinh thường, có thể gây tổn thương hoặc kéo giãn cơ sàn chậu, làm giảm khả năng kiểm soát bàng quang, gây ra sự rò rỉ nước tiểu.
- Tổn thương thần kinh: Trong quá trình sinh nở, các dây thần kinh kiểm soát chức năng bàng quang có thể bị tổn thương, dẫn đến mất khả năng kiểm soát tiểu tiện.
- Yếu tố khác dẫn tới tiểu són, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học chứng minh, như:
- Sinh nở nhiều lần, mang đa thai hoặc sinh con to làm tăng nguy cơ tổn thương cơ sàn chậu.
- Rách tầng sinh môn phức tạp trong quá trình sinh nở cũng góp phần gây són tiểu.
- Các yếu tố như nhiễm trùng đường tiết niệu, béo phì, táo bón, đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc ho kéo dài cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng són tiểu.
- Phụ nữ từng phẫu thuật điều trị sa sinh dục, xạ trị vùng chậu hoặc có chấn thương cột sống cũng có nguy cơ són tiểu sau sinh cao hơn.

Són tiểu sau sinh có nguy hiểm không?
Són tiểu sau sinh thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe người phụ nữ, nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những tác động chính mà tình trạng này có thể gây ra:
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Són tiểu có thể khiến phụ nữ gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là khi lo lắng về việc không kiểm soát được nước tiểu khi ra ngoài hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Trong một số trường hợp, nước tiểu có thể rò rỉ ra quần, gây ướt và tạo mùi khai khó chịu.
- Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ: Việc tiểu đêm nhiều lần có thể làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sự phục hồi sau sinh mà còn có thể giảm chất lượng sữa mẹ, ảnh hưởng đến việc nuôi con.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Nếu không được điều trị kịp thời, són tiểu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng thường gặp của UTI bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới và sốt.
- Viêm nhiễm đường sinh dục: Nước tiểu rò rỉ có thể tạo môi trường ẩm ướt, làm tăng nguy cơ vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm nhiễm vùng sinh dục.
- Suy yếu cơ sàn chậu: Nếu không được chăm sóc và luyện tập đúng cách, cơ sàn chậu có thể trở nên yếu đi, dẫn đến các vấn đề như sa tử cung hoặc sa bàng quang.
Són tiểu sau sinh được chẩn đoán như thế nào?
Chẩn đoán tình trạng són tiểu sau sinh thường bắt đầu bằng việc bác sĩ thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý và các vấn đề kiểm soát bàng quang. Các câu hỏi có thể bao gồm tần suất đi tiểu, rò rỉ nước tiểu giữa các lần đi vệ sinh, thời gian xuất hiện tình trạng này và các loại thuốc đang sử dụng. Bác sĩ cũng có hỏi thêm về tiền sử mang thai và một số thông tin chi tiết về quá trình sinh nở.
Thăm khám và xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm:
- Nhật ký đi tiểu: Bệnh nhân ghi lại tần suất đi tiểu, lượng nước tiểu, rò rỉ nước tiểu và các hoạt động liên quan trong vài ngày.
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tìm kiếm các nguyên nhân thực thể gây tiểu không tự chủ, bao gồm khám vùng chậu ở phụ nữ.
- Nghiệm pháp dùng miếng lót: Đánh giá lượng nước tiểu bị rò rỉ bằng cách sử dụng miếng lót thấm nước tiểu.
- Xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu): Để phát hiện nhiễm trùng hoặc máu trong nước tiểu.
- Siêu âm bàng quang: Siêu âm là một xét nghiệm không đau sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh các cơ quan nội tạng. Thực hiện xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá khả năng chứa và làm rỗng bàng quang.
- Nghiệm pháp gắng sức: Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân ho hoặc thực hiện các hoạt động gây rò rỉ nước tiểu như chạy, nhảy để quan sát.
- Nội soi bàng quang: Sử dụng ống nội soi mỏng mềm dẻo có gắn camera ở đầu đưa vào niệu đạo và bàng quang để quan sát trực tiếp bên trong đường tiết niệu.
- Đo niệu động lực học: Đánh giá chức năng hoạt động và khả năng kiểm soát của bàng quang, cổ bàng quang và cơ vòng niệu đạo.
Việc thu thập thông tin chi tiết và thực hiện các xét nghiệm cần thiết giúp bác sĩ xác định loại tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cách trị són tiểu sau sinh hiệu quả
Việc chữa trị són tiểu sau sinh còn phụ thuộc vào loại tiểu không tự chủ và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 4 Phương pháp điều trị chính là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe, tập luyện cơ sàn chậu và điều trị bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật sau sinh:
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Việc điều chỉnh thói quen hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng bàng quang sau sinh. Đối với phụ nữ đang chăm sóc em bé sơ sinh, những thay đổi nhỏ nhưng duy trì bền bỉ trong sinh hoạt có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong việc kiểm soát són tiểu.
Ưu tiên duy trì cân nặng hợp lý là yếu tố then chốt. Nhiều phụ nữ sau sinh đối mặt với áp lực giảm cân nhanh chóng, nhưng cách tiếp cận từ từ và bền vững sẽ hiệu quả hơn. Giảm cân quá nhanh có thể làm yếu thêm cơ sàn chậu đang trong quá trình phục hồi. Thay vào đó, nên chia nhỏ mục tiêu và giảm cân từ 0,5-1kg mỗi tuần thông qua chế độ ăn cân bằng và vận động nhẹ nhàng.
Điều chỉnh thói quen uống nước cũng rất quan trọng:
- Uống đủ nước trong ngày: Duy trì mức 1,5-2 lít nước mỗi ngày, ưu tiên uống vào buổi sáng và đầu chiều.
- Giảm dần lượng nước uống về tối: Hạn chế uống nhiều nước sau 18:00 giờ để giảm tiểu đêm.
- Tránh các đồ uống lợi tiểu: Hạn chế trà đặc, cà phê và các thức uống chứa caffeine, đặc biệt là vào buổi chiều tối.
Chế độ ăn cũng có ảnh hưởng đáng kể:
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và trái cây tươi giúp ngăn ngừa táo bón - yếu tố làm nặng thêm tình trạng són tiểu.
- Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, hạt chia và hạt lanh không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi mô.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, chanh, ớt chuông hỗ trợ sản xuất collagen, giúp tăng cường sức khỏe mô liên kết vùng sàn chậu.
Lập lịch đi tiểu đều đặn, khoảng 3-4 giờ một lần, ngay cả khi không có cảm giác buồn tiểu, giúp "huấn luyện" bàng quang hoạt động theo nhịp điệu ổn định. Kết hợp cùng với tập luyện cơ sàn chậu và sử dụng TPBVSK như Vương Niệu Đan Thái Minh, những thay đổi nhỏ này sẽ tạo nên hiệu quả tổng thể trong việc cải thiện tình trạng són tiểu sau sinh.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ trị són tiểu cho phụ nữ sau sinh
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần thảo dược thiên nhiên là một phương pháp hỗ trợ điều trị són tiểu sau sinh đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Các sản phẩm này thường chứa các thành phần có tác dụng tăng cường chức năng cơ sàn chậu, giảm kích thích bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện.
Vương Niệu Đan là dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh, được bào chế từ 100% thành phần thảo dược quý như:
- Vispo (Chiết xuất Cọ lùn): Được chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn, được cấp bằng sáng chế tại Mỹ. Vispo ức chế enzyme 5-alpha reductase, giúp giảm kích thích thụ thể muscarinic tại cơ chóp bàng quang, từ đó làm giảm co thắt và cải thiện các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần.
- Uvarox (Varuna, Ô dược, Cỏ đuôi ngựa): Chiết xuất từ Varuna, ô dược và cỏ đuôi ngựa theo một tỷ lệ tối ưu. Sự kết hợp có tác dụng tăng cường sức chứa của bàng quang, nâng cao ngưỡng kích thích buồn tiểu và cải thiện tuần hoàn máu vùng cơ sàn chậu. Nhờ đó, giúp giảm số lần đi tiểu, tăng trương lực cơ bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện.
- Nữ lang: Nữ lang chứa các hợp chất như acid Valerenic và Valepotriates, có tác dụng an thần và thư giãn hệ thần kinh, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt hữu ích cho những người bị mất ngủ do tiểu đêm.
- Hạt bí đỏ: Làm dịu tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, giảm tần suất đi tiểu và cải thiện giấc ngủ nhờ hàm lượng magie. Ngoài ra, thành phần này cũng có thể góp phần tăng cường trương lực cơ sàn chậu, từ đó giảm nguy cơ tiểu không tự chủ.

Tập luyện cơ sàn chậu
Bài tập sàn chậu đóng vai trò then chốt trong việc phục hồi chức năng tiểu tiện sau sinh. Tương tự như việc rèn luyện các nhóm cơ khác trong cơ thể, việc tập luyện có hệ thống giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh bàng quang, ruột và tử cung. Lợi thế của phương pháp này giúp mẹ sau sinh có thể thực hiện bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà không cần thiết bị đặc biệt.
Cách thực hiện:
Bước 1: Chọn tư thế thoải mái - có thể là nằm, ngồi hoặc đứng. Thư giãn hoàn toàn các cơ bụng, đùi và mông để tập trung vào cơ sàn chậu.
Bước 2: Co cơ sàn chậu, thu hẹp và nâng các cơ xung quanh âm đạo và hậu môn lên trên, tương tự động tác ngăn dòng nước tiểu giữa chừng. Tránh gồng cơ bụng, đùi hoặc mông trong quá trình này.
Bước 3: Giữ trạng thái co cơ trong khoảng 8 giây (hoặc thời gian tối đa có thể). Nhớ duy trì nhịp thở đều và tự nhiên - không nên nín thở khi tập.
Bước 4: Thả lỏng hoàn toàn cơ sàn chậu và nghỉ ngơi trong khoảng 8 giây. Nhận biết sự khác nhau giữa lúc co và thư giãn.
Bước 5: Lặp lại Thực hiện 8-12 lần co và thư giãn liên tiếp để hoàn thành một lượt tập.
Để đạt kết quả tối ưu, bạn nên thực hiện ít nhất 3 lượt tập mỗi ngày. Bạn có thể kết hợp với các hoạt động thường ngày như:
- Khi cho con bú
- Trong lúc xem tivi
- Sau khi đi tiểu
- Khi đang đợi nước sôi,...

Kiên trì là yếu tố quyết định thành công. Các nghiên cứu cho thấy phải mất ít nhất 4-6 tuần tập luyện đều đặn mới bắt đầu thấy sự cải thiện đáng kể, và 3-6 tháng để đạt kết quả tối ưu.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định đúng nhóm cơ cần tập hoặc không chắc về kỹ thuật, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ sản phụ khoa hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sàn chậu. Họ có thể hướng dẫn chi tiết hoặc đề xuất sử dụng các thiết bị hỗ trợ biofeedback để nâng cao hiệu quả tập luyện.
Dùng thủ thuật hoặc phẫu thuật són tiểu sau sinh
Nếu các phương pháp điều trị không xâm lấn không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị thủ thuật hoặc phẫu thuật trị chứng són tiểu sau sinh bao gồm:
Đặt vòng nâng Pessary vào âm đạo: Vòng nâng Pessary hỗ trợ hiệu quả cho phụ nữ bị són tiểu sau sinh bằng cách nâng đỡ bàng quang và các cơ quan vùng chậu. Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ đặt vòng vào âm đạo tại vị trí tối ưu để hỗ trợ. Sau khi đặt, bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc vòng và lịch kiểm tra định kỳ để đảm bảo hiệu quả. Mặc dù đây là giải pháp tạm thời, vòng Pessary giúp cải thiện tình trạng són tiểu mà không cần phẫu thuật. Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào, hãy liên hệ bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời.
Phương pháp Kích thích thần kinh chày qua da (PTNS): Là phương pháp điều trị không phẫu thuật hiệu quả cho phụ nữ bị són tiểu sau sinh. Kỹ thuật này sử dụng kim mỏng để kích thích dây thần kinh chày ở vùng mắt cá chân, tạo ra xung điện nhẹ truyền đến các dây thần kinh kiểm soát bàng quang và sàn chậu. Quá trình này giúp điều chỉnh các tín hiệu thần kinh bất thường, cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện và giảm són tiểu sau sinh mà không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy mang lại hiệu quả tốt cho nhiều trường hợp yếu cơ sàn chậu hoặc mất kiểm soát bàng quang sau sinh, nhưng phụ nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xác định phương pháp này có phù hợp với tình trạng cụ thể của mình không.
Lưu ý: Phương pháp này không phải là lựa chọn phổ biến cho tất cả phụ nữ bị són tiểu sau sinh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
Phẫu thuật TOT (Trans Obturator Tape): Phẫu thuật TOT là phương pháp điều trị hiệu quả và chỉ được khuyến nghị cho trường hợp tiểu không tự chủ nặng khi không đáp ứng với phương pháp không xâm lấn. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt một dải băng nhân tạo dưới niệu đạo nhằm hỗ trợ và ngăn chặn tình trạng tiểu không kiểm soát. Cuộc phẫu thuật được thực hiện qua đường mổ nhỏ ở vùng bẹn, giúp duy trì niệu đạo ở vị trí chính xác. Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao và thời gian hồi phục nhanh, cho phép bạn trở lại sinh hoạt bình thường sau vài tuần. Để đảm bảo hiệu quả lâu dài và tránh biến chứng, hãy tuân thủ lịch tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng ngừa són tiểu sau sinh
Để giảm thiểu nguy cơ phát triển chứng tiểu không tự chủ kéo dài sau sinh, phụ nữ có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Duy trì cân nặng hợp lý: Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), béo phì có thể liên quan đến chứng tiểu không tự chủ. Do đó, giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ, són tiểu sau sinh.
- Thực hiện bài tập Kegel: Các bài tập này có thể được bắt đầu ngay cả trước khi mang thai. Việc tập luyện cơ sàn chậu có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát của chứng tiểu không tự chủ sau sinh và trong giai đoạn cuối thai kỳ.
- Duy trì nhu động ruột khỏe mạnh: Táo bón có thể gây áp lực lên bàng quang và niệu đạo, dẫn đến chứng tiểu không tự chủ. Việc tiêu thụ đủ chất xơ thông qua chế độ ăn uống là cần thiết để ngăn ngừa táo bón.
- Tập luyện thể thao đều đặn: Tập thể thao điều độ giúp tăng cường độ dẻo dai của cơ sàn chậu, bảo vệ khỏi những tổn thương trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.
- Ăn uống khoa học: Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế đồ uống lợi tiểu như cà phê, trà và rượu.
Són tiểu sau sinh có chữa khỏi được không?
Són tiểu sau sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi được, đặc biệt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Các phương pháp điều trị són tiểu sau sinh hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh có thể kể đến như bài tập Kegel, vật lý trị liệu, thuốc và phẫu thuật.
Khi nào phụ nữ nên đi khám bác sĩ về chứng tiểu không tự chủ sau sinh?
Phụ nữ mắc tiểu không tự chủ trước, trong hoặc sau thai kỳ cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe vùng chậu khi con được sáu tuần tuổi. Hiện tượng rò rỉ nước tiểu không chủ ý và thường xuyên có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn cần được chẩn đoán. Việc mất kiểm soát bàng quang nên được xử lý càng sớm càng tốt - can thiệp kịp thời giúp ngăn ngừa vấn đề trở thành mãn tính và kéo dài.
Són tiểu sau sinh, mặc dù phổ biến ở phụ nữ nhưng hoàn toàn có thể cải thiện và khắc phục qua nhiều phương pháp hiệu quả. Từ tập luyện cơ sàn chậu, điều chỉnh thói quen sinh hoạt đến sử dụng sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt như Vương Niệu Đan, phụ nữ có nhiều lựa chọn phù hợp với tình trạng của mình. Đừng để vấn đề này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau sinh. Hãy chủ động trao đổi với bác sĩ khi con được sáu tuần tuổi, đặc biệt nếu tình trạng rò rỉ nước tiểu kéo dài. Can thiệp sớm không chỉ giảm triệu chứng mà còn ngăn ngừa vấn đề trở thành mãn tính. Cùng kết hợp chế độ ăn khoa học, tập luyện đều đặn và phương pháp hỗ trợ phù hợp để phục hồi kiểm soát bàng quang, lấy lại tự tin trong cuộc sống sau sinh.
Nguồn:
- https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bladder-weakness-after-birth
- https://urogyn.coloradowomenshealth.com/conditions/bladder/incontinence-after-childbirth.html
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/urinary-incontinence-after-childbirth
🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
📞 Tổng đài miễn cước: 1800.1297
📧 Email: vuongnieudan@gmail.com
🌐 Website: https://vuongnieudanthaiminh.com/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Són Tiểu Sau Sinh: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả
Són tiểu sau sinh là tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát sau khi sinh con. Đây là
Són tiểu sau sinh là tình trạng rò rỉ nước

Tiểu Không Tự Chủ ở Nam Giới: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Tiểu không tự chủ ở nam giới là một tình trạng rối loạn tiểu tiện phổ biến nhưng thường bị
Tiểu không tự chủ ở nam giới là một tình

Tiểu Không Tự Chủ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Tiểu không tự chủ là tình trạng mất kiểm soát trong việc tiểu tiện, khiến nước tiểu rò rỉ không
Tiểu không tự chủ là tình trạng mất kiểm soát

Tiểu không tự chủ ở người già: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Ở người cao tuổi, chức năng của thận và bàng quang thường suy giảm, dẫn đến tình trạng nước tiểu
Ở người cao tuổi, chức năng của thận và bàng