Đi tiểu nhiều vào đêm là bệnh gì? Cách khắc phục?
Thường xuyên phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu và khiến sức khỏe của bạn suy giảm nghiêm trọng. Vậy tiểu đêm nhiều lần do bệnh gì gây nên? Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn khắc phục chúng hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp điều này nhé.
Mục lục
Tiểu đêm nhiều lần là gì?
Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, bàng quang có thể chứa tới khoảng 300 – 400ml nước tiểu. Khi căng đầy, bàng quang sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ để tạo ra phản xạ đi tiểu. Khi ngủ đêm, thần kinh sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp để tạo phản xạ đi tiểu. Bởi vậy mà bạn sẽ duy trì được giấc ngủ ngon xuyên đêm mà không bị đánh thức bởi cảm giác mót tiểu.
Bình thường, một người có thể ngủ từ 6 – 8 tiếng mà không cần phải thức giấc giữa đêm để đi tiểu. Nhưng những người mắc chứng tiểu đêm sẽ thường xuyên thức giấc nhiều hơn 1 lần để đi tiểu. Tỷ lệ này càng gia tăng theo độ tuổi, đặc biệt là những người độ tuổi trên 50.
Nếu thường phải thức đậy đi tiểu nhiều hơn 2 lần trong đêm, bạn không nên chủ quan mà nhanh chóng đi khám. Bởi điều này kéo dài không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, suy nhược mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Tiểu đêm nhiều là dấu hiệu bệnh gì?
Bàng quang tăng hoạt (OAB)
Bàng quang tăng hoạt (OAB) là bệnh lý khá phổ biến hiện nay gây ra tiểu đêm. Đây là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức không kiểm soát được ngay cả khi bàng quang chưa chứa đầy nước tiểu.
Bên cạnh chứng tiểu đêm, bàng quang tăng hoạt (OAB) còn gây ra dấu hiệu buồn tiểu gấp, có cảm giác mót tiểu, muốn tiểu ngay mà không nhịn được. Ngoài ra, người bệnh cũng thường xuyên phải đối mặt với triệu chứng tiểu són, tiểu không kiểm soát. Tần suất tiểu tiện trong ngày nhiều, mỗi ngày có thể đi tiểu 7 – 8 lần hoặc nhiều hơn.
Theo số liệu thống kê hiện nay, chứng bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng tới 10 – 20% dân số, cả nam và nữ giới ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đặc biệt, tỷ lệ này sẽ cao hơn ở những người già.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng đường tiểu
Viêm nhiễm đường tiểu thường xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang thông qua niệu đạo gây ra. Đa số các trường hợp nhiễm trùng thường xảy ra ở đường tiết niệu dưới. Nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ gây ra hiện tượng tiểu đêm mà còn có các triệu chứng khác đi kèm như:
- Có cảm giác bỏng rát khi đi tiểu.
- Tiểu thường xuyên trong ngày.
- Đau ở lưng dưới hoặc bụng.
- Cơ thể mệt mỏi hoặc run rẩy.
- Sốt hoặc rét run (dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đã lan lên thận).
Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây tiểu đêm thường gặp ở nam giới. Bệnh ảnh hưởng tới 50% nam giới trong độ tuổi từ 51 – 60. Tỷ lệ này tăng đến 90% ở người bệnh trên 80 tuổi.
Tiểu đêm ở nam giới xảy ra do tuyến tiền liệt bị sưng phồng, gia tăng kích thước bất thường. Điều này làm gia tăng áp lực cho khu vực xung quanh bàng quang, đường tiểu khiến nam giới buồn tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu khó, tiểu không hết hoặc tăng tiểu đêm.
☛ Tham khảo thêm: Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới
U xơ tử cung
U xơ tử cung là nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều ở nữ giới. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì, nhưng nhiều khả năng có liên quan đến hoạt động sản xuất nội tiết tố estrogen của cơ thể. Đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới, với tỷ lệ mắc hơn 20%. Đối với nữ giới ở độ tuổi sinh sản từ 25 – 35, phụ nữ thừa cân, cường estrogen hoặc không sinh nở… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tùy từng thời điểm mà kích thước khối u sẽ khác nhau. Khi khối u lớn, sẽ gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu khiến nữ giới thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm… Đặc biệt, nếu khối u nằm trên đường niệu đạo sẽ gây cản trở hoặc làm tắc nghẽn dòng nước tiểu khiến người bệnh tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, vừa tiểu xong lại buồn tiểu ngay… ➤ Đọc thêm: Cảnh giác với chứng tiểu đêm ở nữ giới
Bệnh sỏi thận
Sỏi thận là bệnh lý tương đối phổ biến và nguy hiểm hiện nay, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Sỏi không cố định một chỗ mà có thể di chuyển liên tục từ thận đến bàng quang. Các viên sỏi trong thận sẽ làm kích thích bàng quang, khiến bàng quang phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, sự xuất hiện của sỏi cũng có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, sỏi thận cọ xát vào đường tiểu gây tổn thương, đau rát. Vì vậy, người bệnh thường đi đái nhiều, đái đêm, đái buốt, đái ngắt quãng…
Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ khiến bàng quang bị suy yếu, viêm nhiễm khiến cơ quan này chịu nhiều tổn thương gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Bệnh có 2 dạng là viêm bàng quang kẽ loét và không loét. Trong đó, có tới 90% trường hợp mắc dạng không loét với biểu hiện điển hình là tình trạng xuất hiện cầu thận trong bàng quang.
Bệnh không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi bởi chứng đi tiểu nhiều lần mà còn suy giảm nghiêm trọng chức năng bàng quang, ảnh hưởng tới đời sống tình dục (mỗi lần quan hệ cảm thấy đau rát). Do đó, việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt sẽ hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa không đồng nhất với đặc điểm là lượng đường huyết trong máu tăng cao. Điều này thường do lượng insulin trong cơ thể không ổn định, làm tăng tiết glucose thông qua nước tiểu. Từ đó, khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, lượng nước tiểu mỗi lần đi cũng nhiều hơn bình thường.
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý, tiểu đêm nhiều có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý. Điều này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, bạn chỉ cần chú ý tới thói quen sinh hoạt và xây dựng lối sống lành mạnh để khắc phục chứng tiểu nhiều.
- Tâm lý căng thẳng, áp lực khiến bạn ngủ không ngon giấc khiến đường tiết niệu không được nghỉ ngơi, tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Và điều hiển nhiên, bạn sẽ thường xuyên buồn tiểu nhiều lần vào ban đêm.
- Tuổi tác: Vấn đề tiểu đêm thường gặp ở những người độ tuổi trung niên, người cao tuổi do chức năng nội tiết và bài tiết nước tiểu của thận suy yếu. Tuổi càng cao, tình trạng tiểu đêm càng rõ ràng và nguy hiểm hơn.
- Mang thai: Thai phụ, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là ban đêm. Nguyên nhân do kích thước thai nhi lớn, chèn ép lên bàng quang khiến họ luôn cảm thấy buồn tiểu, mặc dù lượng nước tiểu mỗi lần rất ít.
- Dinh dưỡng thiếu khoa học: Người thường xuyên uống rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, có cồn… là những đối tượng thường xuyên bị đi tiểu đêm. Nguyên nhân do các loại đồ uống này thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Lâu dài, thói quen không tốt này gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt là bệnh lý về gan, thận.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tây dùng trong điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ lợi tiểu gây tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày.
Ảnh hưởng của chứng tiểu đêm tới sức khỏe?
Nếu tần suất tiểu đêm dày đặc và kéo dài nhưng không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với:
Tình trạng mất ngủ: Tiểu đêm khiến người bệnh phải thức dậy nhiều hơn để đi vệ sinh. Từ đó, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Tình trạng này còn ảnh hưởng đối với những người lớn tuổi, bởi họ phải thức dậy đi tiểu nên khó ngủ lại, lâu dần gây mất ngủ.
Ảnh hưởng tới cuộc sống: Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, mỗi lần đi tiểu đêm khiến người bệnh luôn cảm thấy căng thẳng, suy nhược, stress gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc.
Tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ: Đi tiểu nhiều vào ban đêm là tăng nguy cơ đột quỵ. Mỗi lần phải thức đậy đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, gây choáng váng, làm căng mạch máu não và dẫn tới đột quỵ.
Tổn thương lâu dài: Tiểu đêm do nguyên nhân bệnh lý có liên quan tới tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, bệnh thận, tiểu đường nếu trì hoãn điều trị có thể gây tổn thương khó hồi phục lại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
☛ Tìm hiểu thêm: Đi tiểu đêm nhiều mất ngủ
Chẩn đoán nguyên nhân gây chứng tiểu đêm
Người bệnh cần ghi chép lại thông tin như bạn đã uống gì, số lượng bao nhiêu, tần suất đi tiểu. Khi đi khám, bạn cần đưa đầy đủ thông tin này cho bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh còn có thể được yêu cầu trả lời một số câu hỏi như sau:
- Tiểu đêm bắt đầu từ khi nào?
- Phải thức dậy bao nhiêu lần để đi tiểu?
- Cơ thể có sản xuất ra ít nước tiểu hơn trước không?
- Có dấu hiệu bất thường nào khác không?
- Có đang dùng loại thuốc nào không?
- Có tiền sử mắc các bệnh về bàng quang hay tiểu đường không?
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm gồm:
- Đo đường huyết (xác định có mắc tiểu đường hay không).
- Xét nghiệm ure máu.
- Nghiệm pháp nhịn nước (uid deprivation test ).
- Cấy nước tiểu.
- Siêu âm, chụp CT.
- Nội soi bàng quang.
Cách điều trị tiểu đêm
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu đêm, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Vì vậy, để biết chính xác nguyên nhân, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra. Dựa vào việc thăm khám, xét nghiệm bác sĩ mới có thể kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó có phương án điều trị phù hợp.
Điều trị nội khoa
Phương pháp này thường áp dụng cho những bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng tiểu đêm do viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ hoặc u xơ tử cung mức độ nhẹ. Bên cạnh dùng thuốc trị bệnh, bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn bàng quang, tăng cường lưu thông máu đến thận và bàng quang, ngăn chặn sự tăng trương lực. Ngoài ra, nếu thường xuyên bị mất ngủ do tiểu đêm, bác sĩ cũng sẽ kê thêm một số loại thuốc an thần.
Người bệnh cần lưu ý, cần tuân thủ nghiêm ngặt đúng liều lượng và cách dùng mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Trong thời gian dùng thuốc, nếu tình trạng bệnh không được cải thiện hay xuất hiện thêm các biểu hiện bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được các chuyên gia kịp thời kiểm tra.
Phương pháp trị liệu vật lý
Với những người bệnh đi đái đêm do các bệnh lý viêm nhiễm như viêm nhiễm bàng quang, viêm đường tiết niệu… ở thể nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu. Dựa trên nguyên lý hấp thu nhiệt, sử dụng nguồn sóng ngắn và năng lượng lớn để loại bỏ mầm bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát.
Phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn so với dùng thuốc. Tuy nhiên, cần lựa chọn cơ sở y tế tin cậy để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị ngoại khoa
Đối với trường hợp tiểu đêm do khối u xơ phát triển quá lớn hay sỏi thận nặng đe dọa tới chức năng hoạt động của cơ quan xung quanh, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật. Tùy từng trường hợp bệnh, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ lên phương án phẫu thuật phù hợp.
Một số lưu ý khi điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần trong ngày:
- Nên uống ít nước trước khi đi ngủ.
- Tránh dùng các chất kích thích như cà phê, bia rượu… vì chúng thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu, phá vỡ chu trình đi tiểu tự nhiên.
- Tránh ăn các thực phẩm như cháo, đồ ăn cay nóng, chocola, các thức ăn có tính lợi tiểu.
- Thể dục thể thao thường xuyên mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Đặc biệt nên tham khảo các bài tập vùng cơ kegel để cải thiện sức bền của cơ xung quanh bàng quang.
- Hạn chế các loại canh có tính lợi tiểu, đặc biệt là vào buổi tối.
Vương Niệu Đan – Cải thiện tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần
Vương Niệu Đan là sản phẩm được sản xuất từ thảo dược tự nhiên, được nhiều người sử dụng và đánh giá cao trong việc hỗ trợ làm giảm chứng đi tiểu đêm gây mất ngủ. Vương Niệu Đan dùng được cho cả nam và nữ có chức năng bàng quang kém gây đi tiểu đêm mất ngủ, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp và tiểu không tự chủ.
Vương Niệu Đan giúp giảm tình trạng đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp, tiểu không tự chủ
Bởi sự kết hợp hoàn hảo của Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang, Vương Niệu Đan mang đến “3 cơ chế tác động”:
- Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình thư giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
- Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Có tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu và cải thiện tốt các chứng rối loạn tiểu tiện.
- Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ, lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên sản xuất ra ít hơn, làm lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Vì vậy cải thiện giấc ngủ được ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm.
Đi tiểu đêm được coi là “dấu hiệu của tuổi tác” tuy nhiên bạn tuyệt đối không được bỏ qua khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, nhất là ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng đắn.
Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY
HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà