Đi tiểu nhiều lần trong ngày là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi tiểu là hoạt động sinh lý bình thường nhằm loại bỏ chất thải hoà tan ra khỏi cơ thể. Lượng nước tiểu và tần suất đi tiểu góp phần thể hiện tình trạng sức khỏe con người. Tuy nhiên, đi tiểu nhiều lần trong ngày lại cảnh báo các dấu hiệu của bệnh mà mỗi người cần lưu ý.

Sinh lý tiểu tiện ở người bình thường

Hệ tiết niệu đảm nhận vai trò tạo, chứa đựng và bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể. Hệ cơ quan này cấu tạo gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các ảnh hưởng lên các cơ quan này là một trong những nguyên nhân gây ra tiểu tiện nhiều lần trong ngày.

Nước tiểu tạo thành bởi quá trình lọc tại cầu thận, tái hấp thu tại ống thận và được chứa đựng tại bàng quang mỗi người. Cụ thể: dịch từ lòng mạch sẽ lọc qua bọc Bowman của cầu thận. Tại đây tạo thành nước tiểu đầu có chứa các chất hoà tan kích thước phân tử nhỏ.

Sinh lý tiểu tiện ở người bình thường 1
Nước tiểu đầu tạo thành sau khi đi qua màng lọc của bao Bowman.

Sau đó, nước tiểu đầu tiếp tục đi xuống ống thận và thực hiện sự tái hấp thu. Các cấu trúc khác nhau của ống thận cho phép tái hấp thu lại nước và các chất dinh dưỡng cần thiết. Nước tiểu được cô đặc lại, chỉ còn chứa chất cặn bã không có lợi cho cơ thể.

Cuối cùng, nước tiểu đi vào bể thận, niệu quản rồi đổ vào bàng quang và được thải ra ngoài.

Bình thường, mỗi người cần cung cấp đủ 2 lít nước/ngày. Với cơ thể khỏe mạnh, mức lọc cầu thận ổn định, lượng nước tiểu thải ra gần như bằng lượng nước nạp vào cơ thể. Tần suất đi tiểu trung bình khoảng 6 – 8 lần/24h với lượng nước tiểu mỗi lần từ 300 – 500ml. Người ta thường không đi tiểu hoặc tiểu rất ít vào ban đêm do khi đó mức lọc cầu thận giảm.

Trong một số trường hợp, số lần đi tiểu trong ngày nhiều (trên 8 lần/24h) gây ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt của mỗi người.

Tiểu nhiều lần kéo dài cũng cảnh báo những dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng do đó không được chủ quan với sức khỏe.

Tiểu nhiều lần trong ngày là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu uống quá nhiều nước thì đi tiểu nhiều xảy ra là điều bình thường. Tuy nhiên, trong tình huống cơ thể được cung cấp ít nước, không sử dụng thuốc mà tần suất đi tiểu vẫn lớn thì lại là vấn đề đáng lo ngại. Khi đó, tiểu tiện nhiều lần trong ngày là dấu hiệu của các bệnh:

Bệnh suy thận

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận khiến hiệu suất làm việc của thận giảm sút. Suy thận có hai dạng:

  • Suy thận cấp: chức năng thận suy giảm nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính gây nên.

Hậu quả của suy thận cấp là nồng độ ure, creatinin và một số chất khác trong huyết tương tăng lên. Suy thận cấp đòi hỏi được cấp cứu xử lý nhanh chóng. Bệnh có thể gây tử vong do biến chứng song có thể khôi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời.

  • Suy thận mạn: giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng, làm giảm dần mức lọc cầu thận. Quá trình này diễn ra từ từ và không có khả năng hồi phục.

Trong đó, ở giai đoạn sau của suy thận cấp hoặc giai đoạn đầu của suy thận mạn , người bệnh gặp triệu chứng đa niệu (tiểu nhiều).

Bệnh suy thận 1
Phù là triệu chứng điển hình trong suy thận.

Nguyên nhân là do thận tăng cường hoạt động để bù vào phần chức năng giảm sút. Theo đó, lượng nước tiểu tạo ra nhiều, bàng quang nhanh bị đầy gây tiểu nhiều lần. Ngoài ra, người bị suy thận còn gặp các triệu chứng sau:

  • Phù: trắng, mềm, ấn lõm, phù toàn thân.
  • Rối loạn nước tiểu: thiểu niệu, đa niệu, vô niệu.
  • Mất nước và điện giải.
  • Tăng huyết áp.
  • Nhiễm toan máu.

Khi xét nghiệm chẩn đoán tiểu nhiều do suy thận, người bệnh sẽ được đưa ra phác đồ điều trị bệnh. Tuỳ vào giai đoạn và loại bệnh gặp phải sẽ có những chỉ định khác nhau, thường là:

  • Phát hiện, điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
  • Cân bằng lại nước, điện giải.
  • Giảm các biến chứng của suy thận.
  • Tránh sử dụng thuốc độc với thận.

Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi ở các vị trí giải phẫu khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.

Sỏi được hình thành bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Các muối khoáng này sẽ kết tinh thành một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi.

Sỏi tiết niệu 1
Tắc nghẽn đường niệu do sỏi làm nước tiểu dễ bị ứ lại gây tăng số lần đi tiểu.

Khi sỏi xuất hiện trong đường tiết niệu, nhất là khi sỏi di chuyển, sẽ gây đau. Ngoài gây tiểu tiện nhiều lần, người bị sỏi tiết niệu còn có thể bị:

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Ứ nước, ứ mủ ở thận.
  • Sốt cao, rét run.
  • Tiểu ra sỏi.
  • Đái máu đại thể, đái buốt, đái rắt.

Sỏi tiết niệu được khắc phục bằng cách:

  • Uống nhiều nước, tăng vận động để sỏi nhỏ và vừa có thể ra ngoài theo đường nước tiểu.
  • Can thiệp lấy sỏi: nội soi, mổ lấy sỏi, phá sỏi bằng sóng cao tần.
  • Dự phòng sỏi tái phát bằng cách uống nhiều nước (trên 2 lít/ngày), áp dụng chế độ ăn và dùng thuốc tùy loại sỏi.

Đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra bởi sự thiếu hụt tương đối: hoặc tuyệt đối insulin, dẫn đến các rối loạn chuyển hóa hydrat carbon. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính và các rối loạn chuyển hóa.

Đái tháo đường 1
Kiểm tra đường huyết thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm soát tiến triển bệnh đái tháo đường.

Bệnh có 2 type là type 1 và type 2. Hiện nay, đái tháo đường đang có xu hướng tăng lên ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Các triệu chứng thường gặp của đái tháo đường là:

  • Tiểu nhiều lần, số lượng nước tiểu tăng.
  • Ăn nhiều, uống nhiều, gầy rõ rệt.
  • Rối loạn thị giác.
  • Nhiễm toan ceton.

Đái tháo đường có nhiều biến chứng nguy hiểm và khó có khả năng hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, các liệu pháp khắc phục kịp thời có nhiều tích cực với sức khỏe:

  • Kiểm soát đường huyết ổn định, đạt mục tiêu mà không gây hạ đường huyết: thay đổi chế độ ăn, vận động thể lực…
  • Điều trị, ngăn ngừa biến chứng, nhất là biến chứng tim mạch.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng các phần của đường tiết niệu, đặc trưng bởi sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu hoặc các triệu chứng biểu hiện sự xâm nhập của vi khuẩn ở một hoặc nhiều phần của đường tiết niệu.

Nhiễm khuẩn tiết niệu 1
Nhiễm khuẩn tiết niệu gây đau đớn khi đi tiểu.

Tùy theo vị trí giải phẫu bị nhiễm trùng mà có tên gọi riêng:

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: viêm thận – bể thận.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo.

Nhiễm khuẩn tại các vị trí này xảy ra đồng thời hoặc độc lập với nhau. Bệnh có thể không có hoặc có các triệu chứng như:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Đái máu vi thể, nước tiểu đục.
  • Đau khớp trên xương mu.
  • Đau hố sườn lưng một hoặc hai bên.

Nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài có thể gây suy thận mạn. Điều trị bệnh bằng biện pháp:

  • Dùng kháng sinh: tùy vào loại vi khuẩn và kháng sinh đồ để có lựa chọn hiệu quả, tránh kháng thuốc.
  • Loại bỏ yếu tố nguy cơ tiến triển bệnh.

Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo là sự sẹo hoá bẩm sinh hoặc mắc phải làm nhỏ hẹp đường niệu đạo trước. Hẹp niệu đạo có thể bị gây ra bởi chấn thương, lây truyền qua đường tình dục hoặc biến chứng hậu phẫu thuật.

Hẹp niệu đạo 1
Đặt stent niệu đạo giúp tái thông niệu đạo bị hẹp.

Hẹp niệu đạo làm lượng nước tiểu khó ra ngoài triệt để gây tiểu nhiều lần để tống hết nước tiểu. Bên cạnh đó, bệnh cũng kèm theo các triệu chứng:

  • Dòng nước tiểu đôi.
  • Tiểu ngập ngừng, tiểu không hết.

Lòng niệu đạo hẹp đáng kể còn gây ra cảm giác bí tiểu, đau tức bàng quang. Khi đó, cách khắc phục cần thiết là:

  • Nong niệu đạo.
  • Xẻ niệu đạo.
  • Đặt stent niệu đạo.
  • Tạo hình niệu đạo.

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một dạng phổ biến của nhiễm khuẩn tiết niệu. Viêm bàng quang làm chức năng của các tế bào bàng quang suy yếu, rối loạn khả năng chứa, tống nước tiểu.

Viêm bàng quang 1
Bàng quang bị viêm làm rối loạn chức năng hoạt động gây tống nước tiểu liên tục.

Theo đó, người bị viêm bàng quang thường gặp:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Tiểu không tự chủ.

Tương tự nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm bàng quang cũng có thể được khắc phục bằng cách:

  • Dùng kháng sinh loại bỏ nguyên nhân gây viêm.
  • Sử dụng thuốc giảm viêm, giảm triệu chứng của bệnh.
  • Tập luyện để tăng sức đề kháng.

U xơ tuyến tiền liệt

U xơ tuyến tiền liệt (còn được gọi là phì đại tuyến tiền liệt) là bệnh xảy ra ở nam giới. Ngày nay, tỷ lệ nam giới mắc bệnh này đang có xu hướng tăng cao.

U xơ tuyến tiền liệt 1
Phẫu thuật chữa u xơ áp dụng khi tiền liệt tuyến tăng sinh ác tính.

Bệnh xuất hiện do sự tăng trưởng kích thước tiền liệt tuyến quá mức, gây chèn ép niệu đạo, bàng quang và làm xuất hiện các triệu chứng:

  • Đi tiểu khó khăn.
  • Tiểu ngắt quãng.
  • Hay buồn tiểu.

Tùy vào tình trạng mắc phải, u xơ tiền liệt tuyến được khắc phục bằng:

  • Điều trị nội khoa: dùng thuốc, thảo dược ngăn chặn sự tăng sinh.
  • Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật.

Nguyên nhân gây tiểu nhiều lần

Theo các chuyên gia, tiểu nhiều lần bị gây ra bởi các nguyên nhân sau:

Bàng quang tăng hoạt

Bình thường, khi bàng quang đầy, cơ trơn bàng quang co bóp nhằm tống nước tiểu ra ngoài, giảm căng tức bàng quang. Khi bị tăng hoạt, bàng co bóp nhiều, bất kể thời điểm bàng quang đầy hay không.

Theo đó, người bệnh thường xuyên có cảm giác mót tiểu đột ngột, gấp gáp đòi hỏi phải đi tiểu ngay. Tần suất đi tiểu vì thế mà tăng lên làm ảnh hưởng sức khỏe, nhịp sinh học của người bệnh.

Cơ trơn bàng quang tăng hoạt có thể do tổn thương bàng quang hoặc tổn thương thần kinh điều khiển bàng quang.

Tăng áp lực ổ bụng

Bình thường, áp lực ổ bụng ở người khỏe mạnh dao động từ 0-5mmHg. Sự thay đổi này xuất hiện do các hoạt động hô hấp của cơ thể: tăng áp lực khi hít vào, giảm khi thở ra. Ở người béo phì, áp lực này có thể cao hơn.

Tăng áp lực ổ bụng 1
Phụ nữ mang thai, người béo phì dễ bị tăng áp lực ổ bụng.

Áp lực ổ bụng được coi là tăng khi giá trị của nó trên 16 cmH2O trong ít nhất 3 lần đo cách nhau, mỗi lần 4-6 giờ. Áp lực ổ bụng tăng làm chèn ép các tạng trong ổ bụng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Không chỉ vậy, nó còn kéo theo làm tăng áp lực bàng quang. Theo đó, bàng quang đòi hỏi thường xuyên co bóp để tổng nước tiểu ra ngoài, cân bằng lại áp lực gây tiểu tiện nhiều lần.

Tổn thương thần kinh

Thần kinh tham gia vào điều khiển các hoạt động của bàng quang. Tổn thương thần kinh làm rối loạn dẫn truyền các xung thần kinh khiến tín hiệu không được truyền tới làm hoạt động bàng quang bị mất kiểm soát.

Hậu quả là bệnh nhân không chỉ đi tiểu nhiều lần trong ngày mà còn mất khả năng nhịn tiểu gây tiểu són.

Nguyên nhân khác

Dùng thuốc lợi tiểu mạnh

Thuốc lợi tiểu thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị phù do ứ muối và nước ngoài khoảng gian bào. Thuốc này thích hợp trong điều trị suy thận, tăng huyết áp…

Nguyên nhân khác 1
Tự sử dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Tuy nhiên, thuốc lợi tiểu sử dụng kéo dài làm chức năng thận ngày càng suy giảm. Khi đó, thận không kiểm soát được khả năng lọc làm tạo lượng nước tiểu lớn gây tiểu nhiều lần.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ góp phần làm tiểu tiện nhiều lần dễ xảy đến và thường hay tái phát. Các yếu tố này xuất hiện lâu dần cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Béo phì, ho mãn tính, táo bón… là những yếu tố góp phần gây ra đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Các nguyên nhân gây bệnh trên hoàn toàn có thể tầm soát được để ngăn ngừa bệnh. Do đó hãy duy trì thực hiện tầm soát nguyên nhân, có như vậy mới phát hiện sớm bệnh và có cách điều trị thích hợp.

Cách chẩn đoán tiểu tiện nhiều lần

Đi khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện giúp nhận biết chính xác loại bệnh và nguyên nhân gây bệnh để có hướng khắc phục. Một vài kỹ thuật dưới đây sẽ được thực hiện để chẩn đoán bệnh được đúng đắn:

Cách chẩn đoán tiểu tiện nhiều lần 1
Các thông số nước tiểu gián tiếp phản ánh chức năng thận – tiết niệu con người.
  • Xét nghiệm nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu.
  • Đo các thông số nước tiểu: Urea, creatinin huyết thanh…
  • Đo thể tích nước tiểu tồn dư.
  • Đo áp lực bàng quang.
  • Test đánh giá sức chịu đựng của bàng quang.
  • Khám trực tràng.
  • Điện cơ đáy chậu.

Phương pháp điều trị tiểu tiện nhiều lần trong ngày

Dùng thuốc

Dùng thuốc điều trị tiểu tiện nhiều lần mang lại nhiều hiệu quả nhanh chóng, tích cực. Tuỳ vào loại bệnh mắc phải, các thuốc được chỉ định là khác nhau, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Thuốc hạ sốt: trong trường hợp có kèm biểu hiện sốt cao.
  • Thuốc kháng thụ thể muscarinic: dùng khi khó kiểm soát các cơn buồn tiểu…

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Thói quen sinh hoạt khoa học giúp ích nhiều trong điều trị bệnh. Chúng góp phần ngăn chặn các triệu chứng của bệnh trở nặng, nâng cao sức đề kháng.

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh 1
Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin và dinh dưỡng cần thiết.

Theo đó, người bệnh nên duy trì thói quen:

  • Ăn nhạt, hạn chế ăn nhiều muối giảm muối.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và dinh dưỡng.
  • Tránh xa các đồ uống, đồ ăn có hại cho sức khỏe như đồ nhiều cafein, cồn, cay nóng, dầu mỡ…
  • Không nhịn tiểu.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết tuy nhiên không nên uống nhiều trước khi đi ngủ.

Tăng sức khỏe cơ vùng chậu

Bài tập Kegel là bài tập có khả năng tăng sức khỏe vùng cơ chậu hiệu quả hiện nay. Bài tập này giúp các cơ được thắt chặt, hạn chế sa, yếu bàng quang.

Tăng sức khỏe cơ vùng chậu 1
Thường xuyên tập bài tập Kegel để nâng cao sức khoẻ cơ vùng chậu.

Song song tập luyện bài tập Kegel, bệnh nhân có thể tham khảo liệu pháp phản hồi sinh học và kích thích điện.

Hai liệu pháp mang lại nhiều tích cực trong hỗ trợ kiểm soát bàng quang song cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Vương Niệu Đan – Xua tan nỗi lo rối loạn do tiểu tiện nhiều lần

Vương Niệu Đan là sản phẩm hỗ trợ điều trị các tình trạng liên quan đến tiểu không kiểm soát phổ biến hiện nay. Các chuyên gia chỉ ra rằng sản phẩm cũng có hiệu quả cao trong khắc phục chứng tiểu tiện nhiều lần ở người bệnh.

Vương Niệu Đan - Xua tan nỗi lo rối loạn do tiểu tiện nhiều lần 1
Vương Niệu Đan rất hữu ích trong hỗ trợ điều trị tiểu tiện nhiều lần.

Vương Niệu Đan ra đời dựa trên thành công của nghiên cứu vai trò của các vị dược liệu đối với các vấn đề liên quan đến tiết niệu. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược như: Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Cọ lùn, Hạt bí đỏ và Cao nữ lang. Trong đó, mỗi chiết xuất được liệu có đích tác động khác nhau:

✔ Cao chiết Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược (Uvarox): tăng khả năng chứa đựng của bàng quang, đẩy mạnh tuần hoàn máu tới thận và bàng quang.
✔ Chiết xuất Cọ lùn (Vispo ™ ): chẹn thụ thể M3 ngăn bàng quang nhạy cảm quá mức.
✔ Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang: thư giãn thần kinh, cải thiện giấc ngủ.

Bằng sự phối hợp theo tỷ lệ hợp lý, Vương Niệu Đan mang lại công dụng:

  • Tăng sức chứa bàng quang, làm giãn bàng quang, làm tăng thời gian giữa các lần đi tiểu.
  • Nâng cao sức khỏe bàng quang, giảm nhạy cảm bàng quang quá mức.
  • Hạn chế co thắt bàng quang đồng thời thúc đẩy lưu lượng máu tới tiết niệu do đó hỗ trợ kiểm soát cơn buồn tiểu.
  • Hỗ trợ mang lại giấc ngủ sâu, ổn định, tránh thức giấc giữa đêm.

Nhờ 3 cơ chế tác động lên bàng quang, cơ sàn chậu và giấc ngủ, sản phẩm mang lại nhiều hiệu quả trong khắc phục tiểu tiện nhiều lần. Vương Niệu Đan thích hợp dùng cho nhiều đối tượng, không mang lại tác dụng phụ, là sản phẩm mà người bệnh nên cân nhắc.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...