7 nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt và cách phòng ngừa
Bàng quang tăng hoạt hiện nay là một trong những căn bệnh về đường tiết niệu phổ biến, gây ra nhiều phiền toái về sức khỏe và cuộc sống của người mắc phải. Vậy nguyên nhân của bàng quang tăng hoạt là gì? Cách phòng ngừa như thế nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Mục lục
Bàng quang tăng hoạt là gì?
Bàng quang tăng hoạt (Overactive bladder – OAB) là một hội chứng khiến bàng quang bị kích thích, co bóp thường xuyên mà không có sự kiểm soát của cơ thể, kể cả khi bàng quang có chứa đầy nước tiểu hay không. Khiến người bệnh biểu hiện như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu đêm. Làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc.
Tình trạng này thường được biểu hiện bởi các triệu chứng như:
- Tiểu gấp: cảm giác buồn tiểu đến đột ngột không báo trước, phải giải quyết ngay, khó nhịn được.
- Tiểu ban ngày: nhiều lần, khoảng trên 8 lần, mỗi lần với lượng nước tiểu rất ít.
- Tiểu đêm: nhiều hơn 1 lần/đêm., người bệnh phải thức dậy lúc nửa đêm để giải quyết nhu cầu.
- Tiểu són: thường đi sau cảm giác tiểu gấp, hiện tượng tiểu không tự chủ này thường gặp ở khoảng 50% người bệnh mắc OAB.
☛ Tìm hiểu đầy đủ: Bàng quang tăng hoạt OAB là gì?
Nguyên nhân mắc bàng quang tăng hoạt
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt vẫn chưa được hiểu rõ đầy đủ. Hầu hết trường hợp, các cơ chóp bàng quang bị kích thích và co thắt mà không có lý do cụ thể. Nhưng trong một số khác, bàng quang tăng hoạt phát triển như một biến chứng của căn bệnh, do thoái hóa tuổi già hoặc thói quen sinh hoạt.
Tuổi già
Mặc dù căn bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau. Thế nhưng, đối với người già, đây lại là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, nguyên nhân là do quá trình lão hóa cơ thể đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt cơ sàn chậu bị suy yếu, tính dẻo dai giảm sút, khả năng nâng đỡ bàng quang từ đó cũng không tốt như trước.
Đồng thời, các cơ bàng quang cũng bị thoái hóa dần, sức giãn cơ hạn chế, sức chứa nước tiểu cũng giảm theo, bàng quang cũng dễ kích thích hơn.
Thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh
Một số thói quen trong cuộc sống rất ảnh hưởng xấu đến bàng quang và cơ sàn chậu như thường xuyên nhịn tiểu. Điều này làm cho bàng quang trong tình trạng đầy nước tiểu thời gian dàn, lâu dần làm các cơ thiếu tính co giãn.
Người hay căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể mắc bệnh, do ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, đặc biệt là hệ thống kiểm soát tiểu tiện.
Trong ăn uống hàng ngày, sử dụng đồ ăn cay nóng, tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh…thời gian dài làm kích thích sự tăng bài tiết nước tiểu.
Thói quen sử dụng rượu bia, cafe, trà, các chất kích thích khác cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh bàng quang.
Bệnh béo phì
Trọng lượng mỡ lớn ở người béo phì làm tăng áp lực lên bàng quang, làm giảm khả năng đàn hồi nên không chứa được nhiều nước tiểu. Đồng thời, những người béo phì thường mắc rối loạn tuần hoàn mỡ máu, ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng hoạt động thần kinh bàng quang. Lâu ngày gây nguy cơ mắc bệnh.
Các bệnh lý bàng quang
Một số bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bàng quang tăng hoạt do làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu. Điển hình như: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi bàng quang, khối u chèn ép, phì đại tuyến tiền liệt…
Bệnh bàng quang bé bẩm sinh với khả năng chứa đầy nước tiểu ngắn hạn, dễ dàng bị kích thích hơn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Các tổn thương thần kinh
Chấn thương tủy sống làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu.
Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, trong một số trường hợp được xem như một biến chứng liên quan đến các tổn thương thần kinh. Các bệnh thường liên quan như:
- Bệnh Parkinson.
- Bệnh xơ cứng rải rác.
- Sau chấn thương tủy sống.
- Sau đột quỵ.
- Khối u chèn ép tủy sống.
Tổn thương về thần kinh làm ảnh hưởng đến quá trình điều khiển của các cơ trơn bàng quang, cơ vòng niệu đạo trong, từ đó quá trình phản xạ bài niệu bị rối loạn.
Táo bón lâu ngày
Người bị táo bón lâu ngày có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt do phân tích tụ làm kích thích hệ thần kinh trực tràng. Mà hệ thống thần kinh này có nhiều sợi chi phối một số hoạt động tại bàng quang, từ đó gây kích thích, ảnh hưởng đến quá trình bài niệu.
Mang thai
Nhiều người mang thai mắc bàng quang tăng hoạt do thai nhi ngày càng phát triển, chèn ép bàng quang, khiến sức chứa nước tiểu không được nhiều như trước. Sản phụ phải vào nhà vệ sinh giải quyết vấn đề thường xuyên.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?
Cách xác định nguyên nhân bàng quang tăng hoạt?
Để có thể xác định chính xác nguyên nhân mắc bàng quang tăng hoạt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên ngành sớm, thực hiện những xét nghiệm cần thiết, từ đó việc điều trị bệnh sẽ mang lại hiệu quả cao. Tránh sai sót, tốn nhiều công sức.
Bác sĩ khám lâm sàng
Việc khám lâm sàng gần như là bắt buộc trong việc tìm hiểu nguyên nhân và xác định người bệnh có thật sự mắc bàng quang tăng hoạt hay không.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua biểu hiện của các triệu chứng điển hình, thực hiện một số câu hỏi và khai thác bệnh sử như: Các triệu chứng bạn đang mắc phải là gì? Bạn mắc phải tình trạng này lâu chưa? Một ngày bạn đi tiểu bao nhiêu lần? Bạn có đang dùng thuốc để điều trị bệnh gì không?
Ngoài ra, một số câu hỏi liên quan đến thói quen ăn uống hay tiền sử gia đình cũng sẽ giúp ích trong quá trình khai thác bệnh sử. Các câu hỏi thường gặp như: Bạn có hay uống rượu bia không? Một tuần bạn uống rượu bia bao nhiêu lần? Có hay uống cà phê hay trà không? Bạn có biết ai trong gia đình cũng mắc các chứng bệnh như bạn chưa?
Khi đã hỏi xong các câu hỏi, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng thông qua việc quan sát bằng mắt, sờ nắn bụng.
Niệu động học
Niệu động học đánh giá chức năng chứa đựng của cả bàng quang và niệu đạo, đánh giá cơ bàng quang và cơ thắt có còn hoạt động tốt hay không. Đây được coi là cơ sở để xác định tình trạng bàng quang tăng hoạt ở người bệnh.
Bao gồm các phương pháp như: đo áp lực đồ bàng quang, đo điện cơ đồ, áp lực niệu đạo, niệu dòng đồ. Khi thực hiện, người bệnh cần phải ngưng sử dụng thuốc hoặc thức uống trước khi khảo sát, trong một số phép đo, việc để bàng quang căng đầy nước tiểu trước đó là điều cần thiết.
Xét nghiệm nước tiểu
Phương pháp này thường dùng để đánh giá một loạt các vấn đề về đường tiết niệu như viêm bàng quang, bệnh thận. Xác định thành phần của nước tiểu có các thay đổi bất thường như vi khuẩn, hàm lượng protein, máu…điều này góp phần kiểm tra bàng quang tăng hoạt có phải là biến chứng của các bệnh tiết niệu hay không.
Chụp X quang hệ tiết niệu
Người bệnh có thể thông qua chụp X quang để đánh giá hình thái của thận, phát hiện một số bệnh lý như sỏi thận, sỏi bàng quang, chấn thương, bất thường về hình dáng thận…
Nội soi bàng quang
Bác sĩ thông qua nội soi để quan sát, đánh giá tình trạng bàng quang có các vấn đề như sỏi hay u bàng quang không. Phương pháp này sử dụng một ống kính nội soi đưa vào bàng quang, ngoài tác dụng quan sát, ống nội soi còn có thiết bị nhỏ kèm theo giúp lấy mẫu mô từ niêm mạc để sinh thiết.
Cách phòng ngừa bàng quang tăng hoạt
Trong điều trị bàng quang tăng hoạt, việc loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh, thay đổi lối sống và tích cực rèn luyện kết hợp với sử dụng liệu pháp của bác sĩ, sẽ giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng.
Thay đổi thói quen ăn uống thiếu lành mạnh
Bia rượu, trà, các loại đồ uống có gas…đặc biệt là cà phê rất kích thích quá trình bài tiết nước tiểu của cơ thể. Đối với người mắc bàng quang tăng hoạt, việc loại bỏ các loại thức uống này trong cuộc sống hàng ngày vô cùng cần thiết để hạn chế các kích thích thần kinh lên bàng quang.
Một số thực phẩm tưởng chừng lành mạnh như cam, chanh, ổi…nhưng thực chất khi cơ thể hấp thu quá nhiều vitamin C cũng gây ảnh hưởng đến bàng quang.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại trái cây này cũng cần thiết, vì vậy trong quá trình tiêu thụ, bạn chỉ cần điều chỉnh liều lượng sao cho thích hợp, không dùng quá nhiều.
Khi sử dụng thực phẩm, cần hạn chế các loại chứa nhiều muối như gà rán, thịt nướng, các loại nước chấm…để giảm đi cảm giác khát nước, tránh uống nhiều làm kích thích bàng quang.
☛ Đọc thêm: Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì?
Uống lượng nước vừa đủ
Đối với người bệnh hay kể cả nhóm người bình thường, không có nguy cơ mắc phải. Việc hấp thu một lượng nước quá nhiều so với mức cần thiết trong ngày chỉ khiến thận và bàng quang chịu áp lực lớn. Lâu dần gây mất tính đàn hồi, chính vì vậy, kể cả khi uống nước, chúng ta vẫn cần uống sao cho đúng cách:
- Uống thành từng ngụm nước nhỏ.
- Uống một ít nước giữa bữa ăn.
- Không uống nhiều nước một lúc, nên chia đều lượng nước uống trong ngày.
- Trước khi ngủ ít nhất 3h không nên uống nước.
- Hấp thu nước từ những nguồn thực phẩm khác như rau củ, trái cây…
- Nên uống nước lọc, hạn chế các loại nước ngọt, cà phê, bia rượu…
Giảm cân
Đối với bàng quang tăng hoạt do béo phì, giảm cân là phương pháp cải thiện hiệu quả nhất. Bởi nó giúp các cơ ở hệ tiết niệu không còn bị chèn ép nhiều.
Một lối sống lành mạnh và luyện tập thể thao giúp nâng cao sức khỏe không chỉ ở người đang mắc bàng quang tăng hoạt mà cả những ai quan tâm đến sức khỏe của mình.
Tập Kegel cải thiện cơ sàn chậu
Cơ sàn chậu là một trong những yếu tố giúp quá trình bài tiết nước tiểu được diễn ra thuận lợi. Bài tập này cải thiện sức khỏe các cơ sàn chậu với các bước đơn giản, dễ dàng và không tốn nhiều thời gian.
Quy trình tập Kegel được thực hiện cơ bản như sau:
- Bước 1: Xác định vùng đáy sàn chậu bằng cách ngồi thẳng, chân để vuông góc với sàn.
- Bước 2: Co chặt cơ sàn chậu và giữ trong 3 giây, sau đó thả lỏng trong 3 giây tiếp theo.
- Bước 3: Thực hiện các bước trên 10 lần.
☛ Xem chi tiết: TOP 7 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt hiệu quả
Vương Niệu Đan – Giải pháp vàng cho bàng quang kích thích
Sử dụng phương pháp thảo dược nhằm cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt hiện nay không còn là điều hiếm thấy, nhất là khi các phương pháp Tây y không phải lúc nào cũng đáp ứng được mọi đối tượng người bệnh.
Hiểu được điều đó, Công ty Dược phẩm Thái Minh đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm TPBVSK Vương Niệu Đan, được điều chế từ các thảo dược quý như: chiết xuất cây Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Hạt bí và Cao nữ lang.
Với các thành phần chủ yếu được chiết xuất từ thảo dược, Vương Niệu Đan có tác dụng làm giảm co thắt cơ bàng quang, giảm kích thích, nâng cao sức khỏe của cơ sàn chậu, giúp cơ này nằm đúng vị trí. Từ đó, các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt như tiểu són, tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu không tự chủ…dần được cải thiện.
Bên cạnh đó, Vương Niệu Đan có thể sử dụng ở cả những người mắc cao huyết áp, bị tiểu đường, các bệnh lý về tim mạch.
Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY
HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà
Để có thể biết chính xác bản thân mắc bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân nào, người bệnh hãy đến cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và tư vấn tốt nhất, giúp quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.