Tiểu Không Tự Chủ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Thẩm định bởi:

Tiến Sĩ, Bác Sĩ Dương Quang Hiến

Chuyên khoa: Hội Tiết niệu – Thận học

Tiểu không tự chủ là tình trạng mất kiểm soát trong việc tiểu tiện, khiến nước tiểu rò rỉ không tùy ý muốn. Theo Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam, đây là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến 13-15% người trưởng thành, đặc biệt ở nữ giới và người cao tuổi. Người bệnh thường gặp nhiều triệu chứng đặc trưng như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, gây suy giảm chất lượng cuộc sống và tâm lý lo âu, xấu hổ. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nặng, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hiểu rõ về nguyên nhân từ bàng quang tăng hoạt, suy yếu cơ sàn chậu hoặc tổn thương thần kinh giúp lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin toàn diện về triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp chữa trị tiểu không tự chủ, giúp người bệnh cải thiện chất lượng sống.

Tiểu không tự chủ là bệnh gì
Tiểu không tự chủ là bệnh gì? Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân, và cách chữa trị.

Tiểu không tự chủ là bệnh gì?

Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu ngoài ý muốn khi hắt hơi, ho hoặc gắng sức, xuất hiện cảm giác buồn tiểu liên tụcđột ngột. Tình trạng này xảy ra khi cơ thắt niệu đạo và cơ sàn chậu suy yếu không thể giữ nước tiểu, hoặc khi bàng quang co thắt quá mức (tăng hoạt bàng quang).

Tiểu không tự chủ có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhưng tập trung vào một số nhóm chính:

  1. Phụ nữ: Sau sinh do tổn thương cơ sàn chậu, mãn kinh do suy giảm estrogen làm teo niệu đạo, đặc điểm giải phẫu đường tiết niệu ngắn, dễ nhiễm trùng.
  2. Người cao tuổi: Do Suy giảm chức năng cơ thắt và thần kinh kiểm soát bàng quang.
  3. Người mắc bệnh lý thần kinh: Đột quỵ, Parkinson, tổn thương tủy sống (ảnh hưởng tín hiệu thần kinh bàng quang)
  4. Người có tiền sử phẫu thuật vùng chậu: Phẫu thuật tuyến tiền liệt, cắt tử cung, ung thư trực tràng.
  5. Người mắc bệnh mạn tính: Tiểu đường, béo phì, táo bón mạn tính
Đối tượng bị bệnh tiểu không tự chủ
Nhóm đối tượng chính thường bị bệnh tiểu không tự chủ.

Bệnh lý tiểu không tự chủ (tiểu không kiểm soát)được phân thành 4 nhóm chính, bao gồm:

  • Tiểu không tự chủ do gắng sức (Stress incontinence): Rò rỉ khi ho, hắt hơi, cười, chạy, hoặc nâng đồ vật.
  • Tiểu không tự chủ do thúc bách (Urge incontinence): Buồn tiểu đột ngột, dữ dội không nhịn được.
  • Tiểu không tự chủ do tràn đầy (Overflow incontinence): Bàng quang không thể tống hết nước tiểu, gây rò rỉ.
  • Tiểu không tự chủ hỗn hợp (Mixed urinary incontinence): Kết hợp nhiều vấn đề khác nhau dẫn đến són tiểu.

Nghiên cứu EPINCONT (2008) tại Na Uy trên 27.936 phụ nữ cho thấy tỷ lệ tiểu không tự chủ tăng từ 10% ở tuổi 20–34 lên 25% ở tuổi 55–64. Tại Mỹ, khoảng 40% phụ nữ và 15% nam giới trên 60 tuổi gặp phải tình trạng này (NIH, 2020).

Tiểu không tự chủ có thể diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày. Chính vì thế, người bệnh cần nhận biết và điều trị bằng các phương pháp phù hợp.

Triệu chứng của tiểu không tự chủ là gì?

Triệu chứng rõ thấy nhất của người mắc bệnh tiểu không tự chủ chính là tình trạng són tiểu mất kiểm soát, nước tiểu rò rỉ nhỏ giọt hoặc lắt nhắt với lượng lớn. Tùy theo mức độ tiểu không tự chủ mà các triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau. Nhìn chung, người bệnh sẽ gặp phải 6 triệu chứng phổ biến sau:

  • Cảm giác buồn tiểu đột ngột và không thể kiểm soát: Là tình trạng người bệnh cảm giác cơn buồn tiểu đến bất ngờ, khiến họ không kịp phản ứng. Người bệnh có thể tiểu một cách bất thường, thậm chí là khi họ không có nhu cầu. 
  • Rò rỉ nước tiểu khi gắng sức: Tình trạng nước tiểu bị rò rỉ khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh. Đây là triệu chứng điển hình của tiểu không tự chủ.
  • Rò rỉ nước tiểu liên tục hoặc nhỏ giọt: Triệu chứng này xảy ra khi nước tiểu không được thải hết khỏi bàng quang sau mỗi lần đi vệ sinh, gây són tiểu lắt nhắt theo thời gian.
  • Cảm giác tiểu chưa hết, phải đi tiểu nhiều lần: Tình trạng người bệnh cảm giác vẫn còn nước tiểu sót lại bên trong bàng quang, dẫn đến việc đi tiểu nhiều lần.
  • Tiểu nhiều lần trong ngày và đêm: Số lần đi tiểu của người bệnh nhiều hơn so với thông thường, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân vào ban ngày và gây mất ngủ vào ban đêm.
  • Són tiểu khó kiểm soát khi cười, ho, chạy nhảy: Là triệu chứng đặc trưng của tiểu không tự chủ, xảy ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh.

Việc tiểu không kiểm soát khiến người bệnh xấu hổ và e ngại trong quá trình giao tiếp. Điều này dễ làm xuất hiện rào cản tâm lý, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng tiểu không tự chủ
Són tiểu mỗi khi hắt hơi là triệu chứng thường gặp của tiểu không tự chủ.

Nguyên nhân tiểu không tự chủ là gì?

Tiểu không tự chủ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh lý tiềm ẩn, thói quen sinh hoạt hằng ngày hoặc các vấn đề liên quan đến thể chất. Tùy thuộc vào loại tiểu không tự chủ mà sẽ có những nguyên nhân khác nhau.

Tiểu không tự chủ tạm thời:

Tình trạng tiểu không tự chủ tạm thời xảy ra khi người bệnh tiêu thụ một số thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê, nước có gas, thực phẩm chứa nhiều gia vị hoặc thực phẩm bổ sung chứa nhiều vitamin C.

tiểu không tự chủ tạm thời
Uống quá nhiều cà phê có thể gây ra tình trạng tiểu không tự chủ tạm thời.

Ngoài ra, tự chủ không tạm thời cũng dễ xảy ra nếu như mắc 2 bệnh lý tiềm ẩn sau:

  • Táo bón: Cấu tạo của bộ phận trực tràng nằm gần bàng quang và được liên kết với nhiều dây thần kinh. Do đó, khi bị táo bón, phân cứng bị nén chặt trong trực tràng, gây áp lực lên dây thần kinh và gia tăng tần suất đi tiểu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh lý này gây kích thích bàng quang, dẫn đến việc tăng nhu cầu đi tiểu và gây rối loạn mất kiểm soát.

Tiểu thường xuyên, tiểu liên tục mất kiểm soát:

Tình trạng tiểu liên tục mất kiểm soát xuất phát từ 8 nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ: Lúc này, sự thay đổi về nội tiết tố và phát triển của thai nhi có thể dẫn đến việc tiểu liên tục mất kiểm soát.
  • Phụ nữ sinh thường: Việc sinh thường dễ gây suy yếu chức năng của một số cơ hoặc dây thần kinh liên quan tới bàng quang, làm sàn chậu bị sa xuống, tăng nguy cơ tiểu liên tục không kiểm soát.
  • Sự lão hóa của các bộ phận liên quan: Theo thời gian, các bộ phận như cơ bàng quang có xu hướng già đi, ảnh hưởng đến khả năng dự trữ nước tiểu. Đồng thời, cơn co thắt cũng gia tăng thường xuyên khi về già.
  • Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh: Vào giai đoạn mãn kinh, hormone estrogen - một loại hormone duy trì sức khỏe bàng quang và niệu đạo có xu hướng suy giảm, làm gia tăng tình trạng tiểu không kiểm soát.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Đây là nguyên nhân thường gặp ở nam giới, xảy ra tuyến tiền liệt mở rộng gây áp lực lên niệu đạo và làm gián đoạn quá trình thải nước tiểu. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người lớn tuổi.
  • Tắc nghẽn trong đường tiết niệu: Sự tắc nghẽn gây cản trở đến dòng chảy bình thường của nước tiểu. 
  • Các bệnh lý tiềm ẩn: Như đột quỵ, khối u não hoặc chấn thương cột sống ảnh hưởng lớn đến việc truyền tải tín hiệu đến các cơ quan thần kinh liên quan đến bàng quang, làm tăng tình trạng tiểu không tự chủ. 
Thay đổi nội tiết tố sau mãn kinh
Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh làm gia tăng tình trạng tiểu mất kiểm soát.

Các nguyên nhân này không chỉ gây ra sự khó chịu, phiền toái với người bệnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó tìm được phương án điều trị phù hợp.

Tiểu không tự chủ có nguy hiểm không?

Trên thực tế, tiểu không tự chủ không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến 3 biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs): Việc không thể thải hết nước tiểu khỏi bàng quang có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Các vấn đề về da: Việc thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu trong tình trạng ẩm ướt khiến da vùng nhạy cảm lở loét, nhiễm trùng hoặc phát ban. 
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Tiểu mất kiểm soát tạo rào cản tâm lý lớn với người bệnh, họ dễ cảm thấy xấu hổ, e thẹn hay thậm chí là chứng căng thẳng, lo âu kéo dài.
Nhiễm trùng đường tiết niệu do tiểu không tự chủ kéo dài
Tiểu không tự chủ kéo dài có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tiểu không tự chủ được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán tiểu không tự chủ (tiểu không kiểm soát) được thực hiện theo các bước sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác thông tin về thời điểm, tần suất, mức độ són tiểu, hoàn cảnh xảy ra khi ho, cười, hay buồn tiểu gấp, tiền sử bệnh lý và các yếu tố tác động như tuổi tác, tiền sử sinh sản, bệnh lý thần kinh, hay các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang.
  • Kiểm tra thể chất: Bác sĩ có thể thực hiện một số kiểm tra thể chất như kiểm tra cơ bàng quang, kiểm tra hệ thống sinh dục và thần kinh.
  • Câu hỏi về thói quen tiểu tiện: Đánh giá về tần suất đi tiểu, lượng nước tiểu mỗi lần, và có bao giờ có hiện tượng tiểu không kiểm soát hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Để loại trừ các nguyên nhân gây tiểu không tự chủ như nhiễm trùng đường tiểu hay các vấn đề về thận.
  • Đo lưu lượng nước tiểu: Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm đo lưu lượng nước tiểu hoặc kiểm tra chức năng bàng quang, ví dụ như đo áp lực trong bàng quang (urodynamics).
  • Các xét nghiệm khác: Có thể cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm bàng quang, x-quang, hoặc MRI để tìm hiểu thêm về cấu trúc và tình trạng của bàng quang, niệu đạo và các cơ quan liên quan.
Phương pháp xét nghiệm nước tiểu
Phương pháp xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện các vấn đề bất thường của nước tiểu.

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh thông qua quá trình chẩn đoán, việc điều trị bệnh tiểu tự chủ sẽ được cá nhân hóa theo từng tình trạng của người bệnh. Cụ thể về các phương pháp chữa trị sẽ được trình bày chi tiết tại nội dung tiếp theo. 

4 Cách chữa trị tiểu không tự chủ hiệu quả

Tùy thuộc vào các mức độ tiểu không tự chủ mà sẽ có những cách chữa trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Nhìn chung sẽ có 4 cách chữa trị dưới đây:

  • Điều trị bằng thuốc theo chỉ định bác sĩ: Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng để điều trị bệnh.
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần thảo dược tự nhiên để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Sử dụng thiết bị vòng nâng: Các thiết bị vòng nâng hỗ trợ nâng đỡ bàng quang và cố định niệu đạo, từ đó hạn chế tình trạng rò rỉ nước tiểu mà không cần can thiệp phức tạp.
  • Thay đổi lối sống: Việc duy trì cân nặng lý tưởng và hạn chế nạp quá nhiều nước giúp giảm tác động lực lên bàng quang. Đồng thời, luyện tập các bài tập Kegel thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho cơ sàn chậu.
Cách chữa bệnh tiểu không tự chủ
Phương pháp chữa trị bệnh tiểu không tự chủ.

Điều trị bằng thuốc (theo chỉ định bác sĩ)

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là một trong những phương pháp điều trị tiểu không tự chủ phổ biến. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm hiện tượng rò rỉ nước tiểu, hạn chế các triệu chứng và làm hạ nhiệt các cơ co thắt bàng quang.

Một số loại thuốc được kê đơn theo chỉ định bác sĩ như:

  • Thuốc kháng cholinergic: Là loại thuốc phổ biến được các bác sĩ kê đơn khi điều trị tiểu không tự chủ. Tác động của thuốc là làm giảm hoạt động quá mức của cơ trơn bàng quang bằng cách đối kháng với các thụ thể muscarinic M2/M3 trong bàng quang. Hiện nay, thuốc kháng cholinergic thường được các bác sĩ kê đơn sử dụng trong 4 - 8 tuần để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho người lớn tuổi và chống chỉ định với bệnh nhân đang mắc bệnh về trí nhớ, tăng nhãn áp góc hẹp và tắc nghẽn đường tiêu hóa.
  • Thuốc chủ vận Beta-Adrenergic: Là loại thuốc được FDA Hoa Kỳ chấp thuận đưa vào điều trị tiểu không tự chủ vào năm 2012. Trong đó, mirabegron (Myrbetriq) là một trong những loại thuốc mới được sử dụng để kiểm soát triệu chứng tiểu không tự chủ. Mirabegron hoạt động bằng cách kích thích thụ thể beta3-adrenergic, giúp thư giãn cơ trơn bàng quang và kiểm soát tần suất đi tiểu. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt và đau đầu. Hiện nay, Mirabegron được chống chỉ định với các bệnh nhân bị tăng huyết áp không kiểm soát. Ngoài ra, cần cân nhắc khi kê đơn kết hợp với thuốc kháng cholinergic vì có thể làm tăng nguy cơ tiểu bí.
  • OnabotulinumtoxinA: Đây là loại thuốc sử dụng cho phương pháp tiêm trực tiếp vào bàng quang đã được FDA phê duyệt để điều trị tiểu không tự chủ khi các phương pháp thuốc uống hay vật lý trị liệu cơ sàn không mang lại hiệu quả. OnabotulinumtoxinA có vai trò ức chế các cơn co thắt bàng quang, từ đó kiểm soát tình trạng tiểu không kiểm soát. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng, do đó người bệnh có thể cần tiêm bổ sung sau khoảng thời gian trên. Hiện nay, liều lượng OnabotulinumtoxinA tối ưu để đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài và an toàn vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Lưu ý: Người bệnh tiểu không tự chủ cần thăm khám bác sĩ và chỉ sử dụng các loại thuốc trên khi có đơn kê của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Thuốc điều trị tiểu không kiểm soát
Sử dụng thuốc điều trị tiểu không kiểm soát theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị bệnh tiểu không tự chủ

Việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần thảo dược thiên nhiên mang đến nhiều lợi ích tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu không tự chủ như kiểm soát hoạt động của bàng quang, tăng cường khả năng kiểm soát niệu đạo và giảm thiểu tình trạng rò rỉ nước tiểu. Đây là phương pháp an toàn và dễ dàng thực hiện tại nhà.

Vương Niệu Đan Thái Minh là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển đặc biệt để hỗ trợ điều trị các vấn đề tiểu tiện, bao gồm tiểu không tự chủ. Với công thức độc đáo kết hợp 4 thành phần chính: Vispo từ cọ lùn, Uvarox, Nữ lang và Hạt bí đỏ, sản phẩm tác động toàn diện lên hệ tiết niệu.

Vương Niệu Đan hoạt động theo 2 cơ chế chính:

  1. Uvarox giúp tăng ngưỡng chứa nước tiểu của bàng quang: Thành phần này tăng cường khả năng chứa đựng của bàng quang và cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu đến vùng cơ sàn chậu, giúp giảm tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần.
  2. Vispo ức chế thụ thể muscarinic: Hoạt chất này tác động trực tiếp lên cơ chóp bàng quang, giảm co thắt không kiểm soát, từ đó giảm triệu chứng tiểu gấp và tiểu không tự chủ.

Với các thành phần trên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan mang giúp kiểm soát hoạt động của bàng quang, hạn chế tình trạng bàng quang tăng hoạt, từ đó làm giảm các triệu chứng của tiểu không tự chủ. Đồng thời, sản phẩm còn cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp người bệnh thư giãn thần kinh, ngủ ngon và hạn chế tình trạng tiểu đêm. 

Cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan:

  • Liều dùng trong 2 - 4 tuần đầu: Sử dụng 6 viên/ngày, chia đều cho 2 lần uống sáng và tối, sau bữa ăn.
  • Liều dùng duy trì sau 2 - 4 tuần sau: Sử dụng 4 viên/ngày, chia đều cho 2 lần sáng tối sau bữa ăn.
  • Thời gian sử dụng: Để đạt hiệu quả tối ưu, nên sử dụng đều đặn và liên tục trong vòng 2 - 3 tháng. 

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lượng dinh dưỡng, chế độ ăn uống, sinh hoạt,...

Vương niệu đan hỗ trợ điều trị tiểu không tự chủ
Vương Niệu Đan - Giải pháp hỗ trợ điều trị chứng tiểu không tự chủ hiệu quả, an toàn.

Sử dụng thiết bị vòng nâng (pessary)

Sử dụng vòng nâng pessary là một trong những phương án điều trị bệnh lý tiểu không tự chủ ở nữ giới, đặc biệt là tiểu không tự chủ do gắng sức. Phương pháp này sử dụng một vòng nâng đưa vào âm đạo để tạo sự nâng đỡ cho vùng chậu. 

Vòng nâng hoạt động bằng cách tác động lên thành âm đạo, từ đó nâng đỡ bàng quang và cố định niệu đạo từ đó làm giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ mà không cần can thiệp quá y khoa phức tạp.

Sử dụng thiết bị vòng nâng
Sử dụng vòng nâng để điều trị tiểu không tự chủ ở nữ giới.

Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh và chế độ sinh hoạt hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị tiểu không tự chủ. Tuy nhiên, đây là phương pháp lâu dài, đòi hỏi người bệnh kiên trì để mang đến hiệu quả cải thiện tối ưu.

  • Hạn chế nạp quá nhiều nước trong ngày: Trường hợp són tiểu vào sáng sớm hoặc ban đêm, người bệnh cần hạn chế uống nước trong vài giờ trước khi đi ngủ. Tổng lượng nước nạp vào trong một ngày không quá 2 lít.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế các loại thực phẩm hoặc đồ uống gây kích thích bàng quang như rượu, đồ uống có cồn, caffeine và các chất kích thích khác.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng: Việc thừa cân hoặc béo phì gây áp lực lên bàng quang, do đó việc giảm cân sẽ giúp hạn chế tình trạng rò rỉ nước tiểu.
  • Tập luyện cơ bàng quang: Các bài tập luyện cơ bàng quang giúp kiểm soát tần suất đi tiểu trong ngày, đồng thời hạn chế khoảng cách thời gian giữa hai lần đi tiểu liên tiếp. Trong đó, Kegel được biết đến bài tập thể dụng hữu ích cho người bệnh trong quá trình điều trị tiểu không tự chủ. Mục đích của các bài tập Kegel là giúp tăng cường khỏe cơ bắp vùng chậu, mang lại hiệu quả tích cực trong cải thiện các triệu chứng của bệnh lý.
Ăn uống cân bằng chế độ dinh dưỡng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với thực phẩm giàu chất xơ, đầy đủ dinh dưỡng.

Cách phòng ngừa tiểu không tự chủ là gì?

Tiểu không tự chủ dù đã được điều trị, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát nếu như người bệnh không duy trì lối sống lành mạnh. Để đối phó tình trạng này, bạn cần chủ động phòng ngừa bằng các giải pháp sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân có thể gây áp lực lên bàng quang, làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
  • Tập thể dục: Thường xuyên tập các bài Kegel để giúp tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ kiểm soát tốt tần suất tiểu tiện.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu bia, caffeine, thực phẩm giàu tính acid,...Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ để ngăn táo báo.
  • Điều trị dứt điểm bệnh lý tiềm ẩn: Người bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh lý ảnh hưởng đến việc tiểu không tự chủ như bàng quang, nhiễm đường tiết niệu,...
Cách phòng ngừa tiểu không tự chủ
Các cách đề phòng bệnh tiểu không tự chủ.

Câu hỏi liên quan

Tiểu không tự chủ có thể chữa khỏi không?

Tiểu không tự chủ (tiểu không kiểm soát) có thể chữa khỏi bằng thuốc, nhưng việc dùng thuốc đơn lẻ hiếm khi chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ có thể kết hợp thuốc với các liệu pháp khác như vật lý trị liệu, tập luyện cơ sàn chậu hoặc phẫu thuật. Việc điều trị còn tùy thuộc vào loại tiểu không tự chủ, mức độ nghiêm trọng và thể trạng của người bệnh.

Các phương án chữa trị tự nhiên có thay thế thuốc được không?

Các phương pháp tự nhiên không hoàn toàn thay thế được thuốc. Tuy nhiên, để hiệu quả và an toàn, người bệnh có thể kết hợp cả hai để tối ưu hiệu quả chữa trị.

Khi nào cần gặp bác sĩ để điều trị tiểu không tự chủ?

Trong trường hợp tiểu không kiểm soát diễn ra liên tục và kéo dài, người bệnh cần chủ động gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

Như vậy, thông qua bài viết trên, Vương Niệu Đan đã giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về bệnh lý tiểu không tự chủ, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phương án đề phòng. Mặc dù đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu gặp phải các dấu hiệu kể trên, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Cập nhật lúc: 08/04/2025
Đã kiểm duyệt nội dung
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ Dương Quang Hiến là chuyên gia và có hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị, nghiên cứu bệnh lý Tiết niệu - Thận - Rối loạn tiểu tiện. Với bề dày kinh nghiệm, ông không chỉ là cố vấn chuyên môn cao cấp cho Vương Niệu Đan Thái Minh mà còn trực tiếp thẩm định và kiểm duyệt các bài viết thông tin liên quan đến bệnh tiết niệu. Dưới sự giám sát chặt chẽ của ông, mọi thông tin trên website vuongnieudanthaiminh.com đều được đảm bảo tính khoa học, cập nhật theo tiêu chuẩn y tế quốc tế, mang đến độ tin cậy tối ưu cho người bệnh và cộng đồng.
Tiến sĩ - Bác sĩ Dương Quang Hiến là chuyên gia và có hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị, nghiên cứu bệnh lý Tiết niệu - Thận - Rối loạn tiểu tiện. Với bề dày kinh nghiệm, ông không chỉ là cố vấn chuyên môn cao cấp cho Vương Niệu Đan Thái Minh mà còn trực tiếp thẩm định và kiểm duyệt các bài viết thông tin liên quan đến bệnh tiết niệu. Dưới sự giám sát chặt chẽ của ông, mọi thông tin trên website vuongnieudanthaiminh.com đều được đảm bảo tính khoa học, cập nhật theo tiêu chuẩn y tế quốc tế, mang đến độ tin cậy tối ưu cho người bệnh và cộng đồng.
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh

🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Tổng đài miễn cước: 1800.1297

📧 Email:  vuongnieudan@gmail.com

🌐 Website:   https://vuongnieudanthaiminh.com/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tiểu Không Tự Chủ ở Nam Giới: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tiểu Không Tự Chủ ở Nam Giới: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tiểu không tự chủ ở nam giới là một tình trạng rối loạn tiểu tiện phổ biến nhưng thường bị

Tiểu không tự chủ ở nam giới là một tình

Tiểu Không Tự Chủ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Tiểu Không Tự Chủ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Tiểu không tự chủ là tình trạng mất kiểm soát trong việc tiểu tiện, khiến nước tiểu rò rỉ không

Tiểu không tự chủ là tình trạng mất kiểm soát

Tiểu không tự chủ ở người già: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tiểu không tự chủ ở người già: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ở người cao tuổi, chức năng của thận và bàng quang thường suy giảm, dẫn đến tình trạng nước tiểu

Ở người cao tuổi, chức năng của thận và bàng

Những thông tin, bài viết trên website Vuongnieudanthaiminh.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Vương Niệu Đan không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Loading...