Đi tiểu nhiều lần trong ngày có bọt nguy hiểm hơn bạn nghĩ!
Đi tiểu nhiều lần trong ngày có bọt là dấu hiệu bất thường cảnh báo vấn đề về sức khoẻ đường tiết niệu. Nếu triệu chứng kéo dài không được điều trị sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.
Mục lục
Thế nào là tình trạng đi tiểu có bọt?
Nước tiểu là sản phẩm do thận bài xuất ra thông qua quá trình lọc máu của cơ thể, thành phần của nước tiểu chủ yếu gồm nước, các chất vô cơ và hữu cơ không cần thiết bị đào thải ra khỏi cơ thể, tùy vào lượng chất chuyển hóa trong cơ thể mà thành phần của nước tiểu có thể thay đổi. Bình thường, nước tiểu có màu từ trong suốt đến hổ phách, thường là màu vàng nhạt, đồng nhất.
Nước tiểu có bọt được coi là một dấu hiệu bất thường bạn không nên bỏ qua, vì bình thường tỷ trọng của nước tiểu và nước gần tương đương nên khi bạn đi tiểu sẽ thấy nước tiểu và nước bồn cầu chỉ khác biệt nhau về màu sắc.
Trong trường hợp, sau khi bạn đi tiểu, quan sát thấy trên mặt nước nổi các bọt nhỏ màu trắng đục, biến mất chậm và các lần đi tiểu trong ngày đều quan sát được hiện tượng này thì rất có thể đây là một dấu hiệu bất thường của cơ thể bạn cần hết sức lưu ý.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày kèm có bọt nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày có bọt bao gồm các nguyên nhân sinh lý và bệnh lý, cụ thể như sau:
Phản ứng giữa nước bọt và sản phẩn vệ sinh toilet
Một số sản phẩm vệ sinh toilet có thể tạo phản ứng khi tiếp xúc với nước tiểu dẫn tới tạo ra các đám bọt nhỏ khi bạn tiểu. Đâu chắc chắn là một nguyện nhân bạn cần loại trừ khi phát hiện đi tiểu có bọt nhiều lần trong ngày.
Một cách đơn giản để loại trừ nguyên nhân này là bạn có thể hỏi các thành viên trong gia đình, nếu ai cũng gặp hiện tượng đi tiểu có bọt thì chắc chắn vấn đề nằm ở loại sản phẩm vệ sinh toilet bạn đang sử dụng. Ngoài ra bạn có thể dừng sử dụng sản phẩm đó để kiểm tra xem mình có tiếp tục bị đi tiểu có bọt hay không.
Đi tiểu với lực mạnh
Một nguyên nhân sinh lý có thể dẫn tới hiện tượng đi tiểu có bọt là do áp lực dòng nước tiểu lớn, bạn đi tiểu với lực quá mạnh, khi bạn đang mót tiểu. Áp lực dòng nước tiểu mạnh khi tiếp xúc với nước trong bồn cầu có thể tạo ra các bọt nước khiến bạn nhầm lẫn và lo lắng. Tuy nhiên các bọt nước trong trường hợp này thường mất đi nhanh chóng, có màu trong và không phải là dấu hiệu của một bệnh lý.
Cơ thể mất nước
Cơ thể mất nước khiến nước tiểu bị cô đặc làm tăng tỷ trọng của nước tiểu, tỷ trọng nước tiểu tăng cao so với nước có thể tạo ra hiện tượng nổi bọt trên mặt nước khi bạn đi tiểu. Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát được khi cơ thể mất nước thì nước tiểu thường đậm màu hơn và có mùi nặng hơn bình thường.
Cơ thể mất nước có thể do các nguyên nhân như:
- Không cung cấp đủ nước cho cơ thể vận hành.
- Tiêu chảy.
- Nôn.
- Sốt cao.
Protein niệu
Bình thường trong nước tiểu có rất ít hoặc không có protein do cơ chế tại hấp thu protein ở thận. Protein niệu là tình trạng lượng protein trong nước tiểu lớn hơn 30mg/24 giờ.
- Protein niệu vi thể từ: lượng protein từ 30 – 300mg/ 24 giờ.
- Protein niệu thực sự: lượng protein trên 300mg/ 24 giờ
Nếu bạn gặp tình trạng đi tiểu có bọt nhiều lần trong ngày có thể là do trong nước tiểu của bạn có sự xuất hiện của Protein. Lượng lớn Protein trong nước tiểu có thể tạo ra những bọt nhỏ trắng lâu tan khi bạn đi tiểu
Prôtêin niệu có thể xuất hiện di những nguyên nhân sau
- Lao động gắng sức
- Sốt cao
- Suy tim phải
- Nhiễm trùng đường niệu
- Tiền sản giật
- Bệnh lý của thận: như viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm thận bể thận, thận đa nang. Các bệnh lý tại thận thường gây protein niệu nặng, nước tiểu thường có nhiều bọt và lâu tan.
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc đường tiết niệu gây ra phản ứng viêm, Khiến niêm mạc đường tiết niệu sưng nền dễ chảy máu. Người bị viêm đường tiết niệu có thể gặp các triệu chứng sau: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu ra mủ, ra máu, nước tiểu có bọt.
Khi có phản ứng viêm, cơ thể sẽ huy động bạch cầu đến để tiêu diệt vi khuẩn. Vậy nên nước tiểu của người bệnh thường có sự xuất hiện của bạch cầu và protein. Đây là lý do khi bạn bị nhiễm trùng tiết niệu thường xuất hiện tình trạng đi tiểu có bọt.
Đái tháo đường
Đại tháo đường là bệnh lý rối loạn nội tiết do cơ thể không chuyển hóa được glucose trong máu dẫn đến glucose dư thừa bị đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Nước tiểu của người bệnh đái tháo đường có thể chứa một lượng lớn glucose ngoài ra còn có thể xuất hiện protein. Đây là lý do nhiều người bệnh gặp tình trạng đi tiểu có bọt.
Người bệnh đái tháo đường thường gặp các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân. Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa cần được theo dõi và điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hôn mê, tê liệt, mù lòa, nhiễm trùng nhiễm độc.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là một rối loạn trong thai kỳ đặc trưng bởi các triệu chứng tăng huyết áp, Protein niệu và phù. Sản phụ khi bị tiền sản giật có thể đi tiểu có bọt nhiều lần trong ngày do huyết áp cao và trong nước tiểu có Protein.
Tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm trong thai kỳ do có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, vậy nên cần được kiểm soát tốt thông qua theo dõi huyết áp và Protein niệu định kỳ.
Các nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân kể trên, đi tiểu có bọt còn có thể do các nguyên nhân khác như:
- Cao huyết áp: làm tăng áp lực tại cầu thận có thể dẫn tới tổn thương thận gây ra đi tiểu có bọt.
- Các bệnh như viêm âm đạo âm hộ, viêm tuyến tiền liệt, các bệnh lây qua đường sinh dục, có thể gây ra tiểu có bọt kèm các rối loạn tiểu tiện khác như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, ngứa bộ phận sinh dục.
Đi tiểu nhiều lần kèm có bọt có nguy hiểm không?
Nếu bạn bị đi tiểu có bọt do các nguyên nhân không phải bệnh lý thì đây là một triệu chứng không nguy hiểm và bạn không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu nước tiểu có bọt là do trong nước tiểu có các thành phần bất thường thì đây là là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang có tổn thương cần phải được kiểm tra:
- Protein: đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiểu có bọt. Protein niệu trong nước tiểu là một triệu chứng hết sức cần lưu ý, thường liên quan tới huyết áp cao, bệnh lý tại thận. Đặc biệt khi lượng protein trong nước tiểu quá cao, gây giảm protein máu, giảm áp lực keo, người bệnh thường phù nề rất nhanh.
- Glucose: bệnh tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa cần được kiểm soát do có nhiều biến chứng nguy hiểm như hôn mê, mù lòa, liệt, nhiễm độc,…
- Bạch cầu: có bạch cầu trong nước tiểu thể hiện tình trạng viêm của đường tiết niệu. Nếu không được điều trị vi khuẩn có thể lây lan ra các cơ quan khác của hệ tiết niệu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Buồn đi tiểu liên tục có nguy hiểm không?
Khám và chẩn đoán đi tiểu nhiều lần có bọt
Nếu bạn gặp tình trạng đi tiểu có bọt nhiều lần trong ngày bạn nên đi khám trong các trường hợp sau:
- Đi tiểu có bọt, nước tiểu đục, bọt nhỏ, lâu tan.
- Đi tiểu có bọt liên tục trong 1 tuần.
- Đi tiểu có bọt kèm theo nặng mí mắt, phù mặt, chân,…
- Phụ nữ đang mang thai.
- Đi tiểu có bọt kèm theo tiểu máu, tiểu buốt, tiểu rắt, mót tiểu liên tục,…
- Tiểu có bọt kèm uống nhiều nước, ăn nhiều hơn bình thường, sút cân nhanh.
Khi đi khám, bạn nên theo dõi kĩ các triệu chứng mà mình gặp phải để miêu tả chi tiết cho bác sĩ khi bác sĩ hỏi. Ngoài ra, người bệnh sẽ được đưa đi làm các xét nghiệm để làm rõ được nguyên nhân như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm đường máu, hóa sinh máu, công thức máu,… Chẩn đoán sẽ được xác định sau khi bác sĩ tổng hợp kết quả khám lâm sàng và cận lân sàng.
Cách cải thiện đi tiểu nhiều lần có bọt hiệu quả
Dưới đây là một số phương pháp cải thiện đi tiểu nhiều lần có bọt bạn có thể tham khảo:
Cải thiện lối sống
Để phòng ngừa cũng như hỗ trợ cải thiện đi tiểu có bọt nhiều lần trong ngày, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để thay đổi thói quen sinh hoạt của bản thân, cụ thể là:
-
Xây dựng lối sống lành mạnh gồm chế độ dinh dưỡng tốt, rèn luyện cơ thể thường xuyên, vệ sinh cá nhân và quan hệ tình dục an toàn.
-
Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, tối thiểu 1,5 – 2 lít/ngày. Bạn có thể kết hợp bổ sung nước cho cơ thể bằng các loại nước ép hoa quả để tăng cường bổ sung vitamin và chất khoáng.
-
Kiểm soát đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng thích hợp và thường xuyên kiểm tra đường máu đặc biệt ở phụ nữ có thai, người cao tuổi và người béo phì.
-
Theo dõi huyết áp thường xuyên nhằm hạn chế các biến chứng nghiêm trọng cũng như bệnh lý liên quan như tim, thận,… Đặc biệt ở phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim.
-
Tuân thủ y lệnh của bác sĩ để tránh làm nặng hơn tình trạng bệnh, khi phát hiện các bất thường cần báo với bác sĩ để được tư vấn.
Kiểm soát đường huyết
Đối với người tiểu đường, để kiểm soát bệnh cũng như cải thiện đi tiểu có bọt, người bệnh cần:
- Khám và kiểm tra đường huyết thường xuyên.
- Tuân thủ theo đúng y lệnh của bác sĩ.
- Giảm cân: kiểm soát khẩu phần ăn và ăn các thực phẩm lành mạnh, ngoài ra nên sử dụng các thực phẩm ít đường.
- Chế độ ăn lành mạnh: ăn ít calo, ăn ít carbohydrate tinh chế, đặc biệt là đồ ngọt, hạn chế các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, sử dụng nhiều rau trái cây, thực phẩm nhiều chất xơ.
- Xây dựng thói quen tập luyện thể dục hàng ngày, ít nhất 30 – 60 phút mỗi ngày.
- Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Điều trị các bệnh lý gây protein niệu
Điều trị protein niệu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị phù hợp.
Dưới đây là hướng điều trị tham khảo trong một số trường hợp protein niệu:
- Điều trị tăng huyết áp: thay đổi chế độ ăn (giảm muối, ít mỡ động vật), giảm cân duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ, hạn chế sử dụng rượu bia thuốc lá, tránh căng thẳng lo âu. Sử dụng thuốc hạ áp theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị viêm đường tiết niệu: sử dụng kháng sinh với thời gian 5-7 ngày, các kháng sinh thường được sử dụng như: Beta lactam, cephalosporine, nitrofurantoin,… Ngoài ra bạn cần loại bỏ những yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu như sỏi tiết niệu, viêm phì đại tiền liệt tuyến, khối u bàng quang,..
- Các bệnh lý tại thận: đối với các bệnh lý tại thận gây protein niệu như viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận,… bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị bác sĩ đã đưa ra.
Vương Niệu Đan – Hỗ trợ điều trị đi tiểu nhiều hiệu quả
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan đang là là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế:
- Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bàng quang
- Tăng sức khỏe cơ sàn chậu
- Cải thiện giấc ngủ
Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.