Top 20 cây thuốc, bài thuốc nam trị tiểu đêm hiệu quả

Theo y học cổ truyền, tiểu đêm thường liên quan đến sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể, thường do thận dương suy, thấp nhiệt hoặc tâm tỳ không đủ. Người bị tiểu đêm phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Các bài thuốc nam được xem là giải pháp hiệu quả, an toàn và ít tác dụng phụ cho người bị tiểu đêm. Các cây thảo dược này có khả năng tăng cường chức năng thận, ổn định bàng quang, giảm kích thích đường tiết niệu và cải thiện giấc ngủ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả của thuốc nam đòi hỏi thời gian dài để thấy kết quả và mỗi người có thể đáp ứng khác nhau. Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, việc tham khảo ý kiến chuyên gia y tế là cần thiết, đặc biệt đối với người đang dùng thuốc tây y hoặc có bệnh nền. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê top 20 bài thuốc nam được lưu truyền trong dân gian, có thể hỗ trợ điều trị tiểu đêm hiệu quả, giúp bạn ngủ ngon giấc hơn:

Tìm hiểu 20 cây thuốc trị tiểu đêm
20 cây thuốc nam trị tiểu đêm an toàn, hiệu quả.

Các cây thuốc nam trị tiểu đêm hiệu quả

Thuốc nam điều trị tiểu đêm tập trung vào việc bổ thận, ích tinh, cố sáp, củng cố chức năng bàng quang và điều hòa bài tiết . Các thảo dược này có nguồn gốc từ thiên nhiên, được sử dụng trong y học cổ truyền Việt Nam suốt hàng nghìn năm, với hiệu quả được chứng minh qua thực tiễn lâm sàng.

Ích trí nhân

Ích trí nhân (tên khoa học: Alpinia oxyphylla) là loại thảo dược có tính ôn, vị cay, ngọt, đi vào kinh tỳ, thận và bàng quang. Thảo dược này đặc biệt phù hợp cho người bị thận dương hư, tiểu đêm nhiều lần và người cao tuổi bị suy giảm chức năng thận.

Ích trí nhân chứa các hợp chất flavonoid, diterpenoidnaftopyran có tác dụng tăng cường chức năng thận, ổn định bàng quang và kiểm soát chức năng tiết niệu. Thảo dược này đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị chứng tiểu nhiều về đêm, tiểu không tự chủtiểu rắt.

Cách sử dụng:

  • Lấy khoảng 20 hạt ích trí nhân.
  • Sắc với 200ml nước và thêm chút muối và uống trước khi đi ngủ.

Thời gian điều trị nên kéo dài 4-6 tuần để thấy hiệu quả. Người bệnh cần theo dõi tình trạng tiểu đêm và điều chỉnh liều lượng phù hợp, đồng thời duy trì sinh hoạt điều độ để tăng hiệu quả điều trị.

Liều lượng khuyến cáo: 4 – 12 g mỗi ngày. 

Lưu ý: Theo y học cổ truyền, Ích trí nhân có tính ấm và vị thơm, vì vậy những người có các chứng sau đây không nên dùng:

  • Trường hợp chảy máu bất thường ở phụ nữ do nhiệt độc hoặc khí hư ra nhiều.
  • Người vốn có tính nhiệt, dễ bị nóng trong người không nên dùng, bởi vì tính ấm của Ích trí nhân có thể làm tăng thêm các triệu chứng nhiệt trong cơ thể.
Hạt ích trí nhân tươi, khô trị tiểu đêm
Hạt ích trí nhân tươi, khô trị tiểu đêm.

Đỗ trọng

Đỗ trọng (tên khoa học: Eucommia ulmoides) có tính ôn, vị ngọt, đi vào kinh thận và can. Thảo dược này đặc biệt phù hợp cho người bị thận dương hư, đau lưng, tiểu đêm nhiều lần và có các triệu chứng của suy nhược thận.

Đỗ trọng chứa nhiều hợp chất quý như acid chlorogenic, vitamin C, Gutta – Percha, Glycoside, Potassium, Albumin chất béo, chất màu, tinh dầu và các muối vô cơ có tác dụng bổ thận tráng dương, cường gân cốt. Nghiên cứu hiện đại xác nhận đỗ trọng có khả năng tăng cường lưu thông máu đến thận và bàng quang, giúp cải thiện chức năng tiết niệu và giảm tình trạng tiểu đêm.

Cách sử dụng:

Điều trị thận dương hư:

  • Chuẩn bị: Thục địa (26g), Hoài sơn (16g), Sơn thù (10g), Câu kỷ tử (12g), Đương quy (16g), Thỏ ty tử (12g), Phụ tử (6g), Nhục quế (8g), Đỗ trọng (12g), Lộc giác giao (10g).
  • Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên lấy nước uống hoặc nghiền thành bột, trộn với mật thành viên.

Điều trị thận âm hư:

  • Chuẩn bị: Sinh địa (16g), Hoài sơn (12g), Sơn thù (12g), Thỏ ty tử (12g), Câu kỷ tử (16g), Ngưu tất (12g), Đỗ trọng (12g), Cẩu tích (12g), Nhục thung dung (12g).
  • Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên lấy nước uống hoặc nghiền thành bột, trộn với mật  thành viên.

Lưu ý: Liều dùng đỗ trọng thay đổi tùy thuộc vào mục đích điều trị và dạng thuốc. Thông thường, liều khuyến cáo là 8 - 12g đỗ trọng mỗi ngày, và không nên dùng quá 40g mỗi ngày.

Thành phần cây đỗ trọng trị tiểu đêm
do-trong-tri-tieu-dem.

Cẩu tích

Cẩu tích (tên khoa học: Cibotium barometz) có tính ôn, vị ngọt, đi vào kinh thận và can. Thảo dược này phù hợp cho người bị đau lưng, đau khớp gối, tiểu nhiều lần về đêm do thận dương hư.

Cẩu tích chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như tinh bột (chiếm khoảng 30%) và aspidinol ở thân rễ có tác dụng bổ thận, cường tráng cơ thể. Trong y học cổ truyền, cẩu tích được xem là thảo dược hàng đầu trong việc điều trị các chứng bệnh do thận suy yếu, bao gồm cả tiểu đêm.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 20g cẩu tích, 12g rễ gối hạc, 20g củ mài, 12g rễ cỏ xước, 16g bổ cốt toái, 12g dây đau xương, 12g thỏ ty tử, 16g tỳ giải, 16g đỗ trọng.
  • Cho các vị thuốc này vào ấm trà, thêm nước vừa đủ và sắc lấy nước uống.

Thời gian điều trị nên kéo dài 6-8 tuần. Người bệnh cần theo dõi tình trạng tiểu đêm và các triệu chứng khác để đánh giá hiệu quả điều trị. 

Lưu ý: Những người có chứng thận hư kèm theo nhiệt, tiểu tiện khó khăn hoặc nước tiểu có màu đỏ, vàng đậm thì không nên dùng cẩu tích.

Uống nước ấm cẩu tích cùng thảo dược trị tiểu đêm
Đun sôi cây cẩu tích cùng các thành phần khác giúp trị tiểu đêm.

Phá cố chỉ

Phá cố chỉ (tên khoa học: Psoralea corylifolia) có tính ôn, vị cay, đắng, đi vào kinh thận, tỳ. Thảo dược này phù hợp cho người bị tiểu đêm do thận dương hư, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ và suy nhược cơ thể.

Phá cố chỉ chứa các hợp chất hoạt tính như flavon, coumarin, monoterpen, chalcon, lipid, nhựa, stigmasteroid và flavonoid. Nghiên cứu hiện đại cho thấy phá cố chỉ có khả năng điều hòa chức năng tiết niệu giảm kích thích bàng quang.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 100g bổ cốt chỉ đã sao với rượu và 100g tiểu hồi đã sao vàng.
  • Tán nhỏ hai vị thuốc này, trộn đều rồi làm thành viên hoàn nhỏ bằng hạt ngô.
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 3 viên.

Thời gian điều trị nên kéo dài 4-6 tuần. Người bệnh cần theo dõi tình trạng tiểu đêm để đánh giá hiệu quả. 

Lưu ý: Không dùng Phá cố chỉ cho người tiểu buốt ra máu, viêm đường niệu, táo bón.

Tán lá, hạt phá cổ chì thành viên uống
Lá và hạt phá cố chỉ làm thành hạt viên nhỏ để uống dần.

Cốt toái bổ

Cốt toái bổ (tên khoa học: Drynaria fortunei) có tính ôn, vị ngọt, đắng, đi vào kinh thận. Thảo dược này phù hợp cho người bị thận dương suy, tiểu đêm nhiều lần, đau lưng và đau khớp mạn tính.

Phần thân rễ Cốt toái bổ chứa các hợp chất  25 – 34,89% glucose, hesperidin, 1,42% flavonoid toàn phần và 1% naringin có tác dụng bổ thận cường cốt, cố tinh chỉ niệu. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cốt toái bổ có thể cải thiện chức năng thận và bàng quang, giúp kiểm soát tình trạng tiểu đêm hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị các vị thuốc sau: đỗ trọng, bổ cốt toái, tỳ giải (mỗi thứ 16g); thỏ ty tử, dây đau xương, rễ gối hạc, ngưu tất (mỗi thứ 12g); cẩu tích (20g) và hoài sơn (20g).
  • Cho tất cả các vị thuốc này vào ấm, thêm nước và sắc lấy nước uống đều đặn hàng ngày.

Thời gian điều trị nên kéo dài 8-12 tuần để đạt hiệu quả tối ưu. Cốt toái bổ là thảo dược tương đối an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ đáng kể.

Lưu ý:

  • Không dùng Cốt toái bổ cho những người có các triệu chứng như nóng trong, thiếu máu, hoặc không có các biểu hiện của nhiệt chứng thực.
  • Cần cẩn trọng khi sử dụng cho những người vừa thiếu máu vừa có nhiệt bên trong và tình trạng ứ đọng máu.
Cốt toái bổ ngăn ngừa tiểu đêm.
Kết hợp cốt toái bổ đã qua chế biến cùng nguyên liệu khác để trị tiểu đêm.

Rau má

Rau má (tên khoa học: Centella asiatica) có tính mát, vị ngọt, đắng nhẹ, đi vào kinh tỳ, thận. Thảo dược này phù hợp cho người bị tiểu đêm do thấp nhiệt, viêm đường tiết niệu hoặc tinh thần căng thẳng. Chứa các hợp chất hoạt tính như beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, terpenoids, các vitamin. Nghiên cứu hiện đại xác nhận rau má có khả năng làm dịu hệ thần kinh, cải thiện giấc ngủ giảm viêm nhiễm đường tiết niệu.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 50g rau má (nhặt sạch, rửa kỹ) và 100g mía đỏ.
  • Xay nhuyễn rau má và ép lấy nước cốt đặc.
  • Ép mía đỏ lấy nước.
  • Trộn đều nước ép rau má và nước ép mía đỏ.
  • Chia hỗn hợp này thành nhiều lần uống trong ngày.

Thời gian sử dụng: Nếu không có chỉ định của bác sĩ, tránh dùng quá 6 tuần liền.

Lưu ý:

  • Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 30 đến 40g rau má.
  • Không dùng nước rau má để thay thế hoàn toàn lượng nước lọc hàng ngày.
  • Không nên uống rau má cùng lúc với các loại thuốc tây.
Rau má có công dụng giảm viêm tiết niệu
Lá rau má, bột và nước ép rau má giúp giảm viêm đường tiết niệu.

Khiếm thực

Khiếm thực (tên khoa học: Euryale ferox) có tính bình, vị ngọt, chát, đi vào kinh tỳ, thận. Thảo dược này phù hợp cho người bị thận âm hư, tiểu đêm nhiều lần, di tinh và tiểu không tự chủ. Chứa nhiều dưỡng chất như phenol, protein (4,4%), lipid (0,2%), carbohydrat (32%), acid amin (bao gồm glutamin, Arginin, leucin, isoleucin, cystin, methionin...) cùng với các nguyên tố như canxi, photpho, sắt, vitamin C và enzym catalase. Trong y học cổ truyền, khiếm thực được xem là thảo dược quý trong việc điều trị các chứng tiểu nhiều tiểu không tự chủ.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị: 8g Khiếm thực, 6g phá cố chỉ, 6g ích trí nhân.
  • Khiếm thực sau vàng, tán thành bột mịn. Lấy bột khiếm thực sắc cùng với phá cố chỉ và ích trí nhân để uống.

Thời gian điều trị nên kéo dài 4-6 tuần. 

Lưu ý: Người bị cảm cúm mới phát, đại tiện táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng khiếm thực.

Khiếm thực trị thận âm hư
Cây và hạt khiếm thực giúp trị thận âm hư, tiểu đêm nhiều lần.

Kim anh

Kim anh (tên khoa học: Rosa laevigata) có tính bình, vị ngọt, chua, đi vào kinh thận, bàng quang. Thảo dược này phù hợp cho người bị thận hư, tiểu đêm, tiểu dắt, tiểu buốt và viêm đường tiết niệu. Qủa Kim anh chứa các hợp chất saponin (17%), vitamin C (1.5 %), đường (như fructose, sucrose), các acid hữu cơ (như malic, citric), tannin, nhựa (resin), khoáng chất (như calcium, magnesium, potassium, sắt, manganese, kẽm...). Nghiên cứu hiện đại xác nhận kim anh có khả năng chữa các chứng bệnh như xuất tinh không tự chủ khi ngủ hoặc thức, tiểu tiện không tự chủ (són tiểu) và tình trạng đau nhức, yếu mỏi ở vùng lưng và đầu gối.

Cách sử dụng: Sắc 20g quả Kim anh cùng với 16g Cẩu tích và 16g Củ súng để uống.

Thời gian điều trị nên kéo dài 4-6 tuần. Kim anh là thảo dược an toàn, có thể sử dụng lâu dài. Đặc biệt hiệu quả đối với người bị tiểu đêm kèm theo viêm đường tiết niệu.

Lưu ý: Những người đang bị sốt âm ỉ, khó tiểu hoặc tiểu rắt thì không nên sử dụng vị thuốc này.

Kim anh giúp trị tiểu đêm nhiều
Cây kim anh giúp chữa chứng bệnh tiểu nhiều vào ban đêm.

Xa tiền tử

Xa tiền tử (tên khoa học: Plantago asiatica) có tính hàn, vị ngọt, đi vào kinh thận, bàng quang, gan. Thảo dược này phù hợp cho người bị tiểu đêm do thấp nhiệt, viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt.

Xa tiền tử chứa các hợp chất như plantasan, palmitic acid, arachidic acid, succinic acid, adenine, cholic acid, stearic acid, oleic acid, linolenic acid và có chứa nhiều chất nhầy, acid plantenolic,... Nghiên cứu hiện đại xác nhận xa tiền tử có khả năng chữa chứng bí tiểu.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị nước sắc 10g Xa tiền tử và 2g Cam thảo cho vào ấm.
  • Đổ thêm 600ml nước, sau đó đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút.
  • Chia phần nước sắc này thành hai lần để uống trong ngày.

Thời gian điều trị nên kéo dài 3-4 tuần. Xa tiền tử là thảo dược an toàn, có thể sử dụng lâu dài. Đặc biệt phù hợp cho người bị tiểu đêm kèm theo viêm nhiễm đường tiết niệu.

Lưu ý:

  • Phụ nữ có thai không nên dùng Xa tiền tử vì có thể không tốt cho thai nhi.
  • Người có tỳ vị hư hàn, di tinh hoạt tinh, tỳ hư hạ hãm, âm thịnh dương suy không nên sử dụng Xa tiền tử.
Xa tiền tử giúp trị tiểu đêm nhiều
Cây và hạt xa tiền tử phù hợp với người hay đi tiểu đêm nhiều.

Tang phiêu tiêu

Tang phiêu tiêu (tên khoa học: Morus alba) có tính mát, vị ngọt, đi vào kinh phế, thận. Thảo dược này phù hợp cho người bị tiểu đêm do thận dương hư, nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt và người cao tuổi.

Tang phiêu tiêu chứa các hợp chất Acid amin, Protein, Calcium, Lipit…có tác dụng bổ thận, lợi tiểu và làm giảm các triệu chứng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Nghiên cứu hiện đại xác nhận tang phiêu tiêu có khả năng giảm kích thước tuyến tiền liệt, cải thiện luồng nước tiểu và giảm tiểu đêm.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị tang phiêu tiêu và quả kim anh với lượng bằng nhau.
  • Trộn đều hai vị thuốc này, nghiền thật mịn thành bột.
  • Mỗi lần bạn lấy khoảng 8g bột thuốc, hòa với một chút rượu ấm và uống khi bụng còn đói.

Thời gian điều trị nên kéo dài 8-12 tuần. Tang phiêu tiêu đặc biệt hiệu quả đối với nam giới bị tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt. Người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu.

Lưu ý:

  • Nếu bạn có các triệu chứng nóng trong người, chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ.
  • Tuyệt đối không dùng cho những người bị nóng ở bàng quang kèm triệu chứng đi tiểu nhiều lần.
Trộn tang phiêu tiêu cùng thảo dược trị tiểu đêm
Trộn tang phiêu tiêu cùng thảo dược trị tiểu đêm.

Giá đỗ xanh

Giá đỗ xanh (tên khoa học: Vigna radiata) có tính mát, vị ngọt, đi vào kinh tỳ, vị, thận. Thảo dược này phù hợp cho người bị tiểu đêm do thấp nhiệt, viêm đường tiết niệu và người cao tuổi.

Giá đỗ xanh chứa nhiều protid, glucid, xenluloza, tro, canxi, photpho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu viêm và bổ thận. Nghiên cứu hiện đại xác nhận giá đỗ xanh có khả năng làm dịu đường tiết niệu, giảm viêm nhiễm và cải thiện chức năng thận.

Cách sử dụng:

  • Cho giá đỗ vào máy ép trái cây cùng với khoảng 3 muỗng canh nước lọc.
  • Quan sát nếu giá đỗ đã tiết ra nhiều nước thì dừng lại. Nếu không, bạn có thể thêm từng chút nước lọc rồi tiếp tục ép.
  • Ép cho đến khi giá đỗ ra hết nước.

Thời gian điều trị nên kéo dài 2-3 tuần. Giá đỗ xanh là thực phẩm lành mạnh, có thể sử dụng lâu dài trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt phù hợp cho người bị tiểu đêm kèm theo viêm nhiễm đường tiết niệu.

Lưu ý:

  • Uống ngay sau khi ép để đảm bảo giữ được hết chất dinh dưỡng.
  • Không uống khi bụng đói vì có thể gây khó chịu cho dạ dày.
  • Tránh uống giá đỗ xanh nếu có các triệu chứng như hân tay lạnh, sức đề kháng yếu, đau nhức chân tay, tiêu chảy phân lỏng. Nước giá đỗ có thể làm các triệu chứng này nặng hơn.
Uống nước ép từ giá đỗ xanh trị tiểu đêm
Giá đỗ xanh có khả năng làm dịu đường tiết niệu, giảm viêm nhiễm.

Câu kỷ tử

Câu kỷ tử (tên khoa học: Lycium barbarum) có tính bình, vị ngọt, đi vào kinh gan, thận. Thảo dược này phù hợp cho người bị thận âm hư, tiểu đêm, mờ mắt, hoa mắt chóng mặt và người cao tuổi.

Câu kỷ tử chứa nhiều Carotene, vitamin C, acid nictinic, amon sulfat và các vi khoáng như canxi, sắt, P  có tác dụng hạn chế tiểu đêm do béo phì hay phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới. Nghiên cứu hiện đại xác nhận câu kỷ tử có khả năng cải thiện chức năng thận, tăng cường sinh lực và giảm tiểu đêm.

Cách sử dụng: Lấy 15g quả kỷ tử khô khô cho vào ấm, đổ nước và sắc lấy nước uống.

Mỗi ngày bạn uống 2 lần và nên dùng liên tục trong khoảng 1 tháng để thấy rõ hiệu quả. Câu kỷ tử là thảo dược bổ dưỡng, có thể sử dụng lâu dài như thực phẩm chức năng. Người bệnh tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng do câu kỷ tử có thể làm tăng đường huyết.

Uống nước đun kỷ tử khô trị tiểu đêm.
Kỷ tử khô phù hợp cho người bị thận âm hư, tiểu đêm nhiều lần.

Lưu ý rằng mặc dù thuốc nam có nhiều ưu điểm trong điều trị tiểu đêm, việc kết hợp với lối sống lành mạnh như giảm uống nước trước khi ngủ, giảm caffeine, rượu và tập luyện cơ sàn chậu đều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh.

7 Bài thuốc nam trị tiểu đêm hiệu quả

Bên cạnh các cây thuốc đơn lẻ, y học cổ truyền còn có nhiều bài thuốc nam kết hợp đa thành phần giúp điều trị tiểu đêm hiệu quả. Các bài thuốc này được xây dựng dựa trên nguyên lý điều trị toàn diện, kết hợp nhiều vị thuốc để bổ thận, ích tinh, cố sáp, tăng cường chức năng bàng quang và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Dưới đây là 7 bài thuốc nam hiệu quả trong điều trị tiểu đêm:

  • Thận Khí Hoàn: Bài thuốc cổ phương nổi tiếng giúp bổ thận dương, cố tinh chỉ niệu, đặc trị tiểu đêm do thận dương hư.
  • Lục Vị Địa Hoàng Hoàn: Bài thuốc bổ thận âm mạnh, giúp điều trị tiểu đêm ở người có triệu chứng thận âm hư.
  • Thập Toàn Đại Bổ: Bài thuốc toàn diện, bổ khí huyết, tăng cường chức năng tạng phủ, hiệu quả với tiểu đêm do suy nhược cơ thể.
  • Ích Trí Hoàn: Bài thuốc chuyên trị tiểu đêm, tiểu dắt, tiểu nhiều lần, giúp cố sáp bàng quang.
  • Phối hợp ích trí nhân và hoài sơn: Công thức đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao trong điều trị tiểu đêm.
  • Phương pháp chế biến phá cố chỉ với tiểu hồi: Bài thuốc cổ phương giúp bổ thận dương, cố tinh chỉ niệu.
  • Bát Vị Địa Hoàng Hoàn: Bài thuốc cải tiến từ Lục Vị Địa Hoàng, tăng cường tác dụng bổ thận dương.

Bài thuốc Thận Khí Hoàn

Thận Khí Hoàn là bài thuốc cổ phương nổi tiếng trong y học cổ truyền, được ghi chép từ thời Kim Quỹ Yếu Lược của Trương Trọng Cảnh. Bài thuốc này có tác dụng bổ thận dương, ôn thận, cố tinh chỉ niệu, đặc biệt hiệu quả trong điều trị tiểu đêm do thận dương hư, kèm theo các triệu chứng như đau lưng mỏi gối, sợ lạnh, di tinh.

Thành phần:

Vị thuốc

Hàm lượng

Tính vị

Phụ tử chế

10g

Vị cay, tính ôn

Quế chi

10g

Vị cay, ngọt, tính ôn

Phá cố chỉ

15g

Vị cay, đắng, tính ôn

Đỗ trọng

15g

Vị ngọt, tính ôn

Ích trí nhân

15g

Vị cay, ngọt, tính ôn

Sơn thù du

12g

Vị chua, tính ôn

Nhục thung dung

12g

Vị ngọt, mặn, tính ấm

Ngưu tất

15g

Vị đắng, cay, tính ôn

Cách làm:

  • Rửa sạch các vị thuốc, để ráo
  • Cho tất cả vào nồi, thêm 1 lít nước
  • Đun sôi, hạ lửa nhỏ và sắc còn 300ml
  • Lọc lấy nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày, sáng và tối
  • Uống sau bữa ăn 30 phút

Thời gian điều trị nên kéo dài 4-6 tuần. Người bệnh cần kiên trì sử dụng và theo dõi tình trạng tiểu đêm để đánh giá hiệu quả. Bài thuốc này không phù hợp cho người âm hư hỏa vượng, có sốt cao hoặc cơ thể đang có triệu chứng nhiệt.

Chuẩn bị nguyên liệu thuốc thận khí hoàn
8 nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc thận khí hoàn.

Bài thuốc Lục Vị Địa Hoàng Hoàn

Lục Vị Địa Hoàng Hoàn là bài thuốc cổ phương nổi tiếng, có tác dụng bổ thận âm, đặc biệt hiệu quả trong điều trị tiểu đêm do thận âm hư, kèm theo các triệu chứng như đau lưng, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đổ mồ hôi trộm, khô miệng, họng khát, người gầy.

Thành phần:

Vị thuốc

Hàm lượng

Tính vị

Thục địa hoàng

24g

Vị ngọt, tính ôn

Sơn thù du

12g

Vị chua, tính ôn

Sơn dược

12g

Vị ngọt, tính bình

Đan bì

9g

Vị đắng, chua, tính hàn

Trạch tả

9g

Vị ngọt, tính hàn

Phục linh

9g

Vị ngọt, nhạt, tính bình

Cách làm:

  • Rửa sạch các vị thuốc, để ráo
  • Cho tất cả vào nồi, thêm 800ml nước
  • Đun sôi, hạ lửa nhỏ và sắc còn 300ml
  • Lọc lấy nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày
  • Uống sau bữa ăn 30 phút

Thời gian điều trị nên kéo dài 8-12 tuần. Bài thuốc này đặc biệt phù hợp cho người cao tuổi, người bị tiểu đêm do thận âm hư. Không phù hợp cho người bị tiêu lỏng, chức năng tiêu hóa kém hoặc thận dương hư.

Chuẩn bị nguyên liệu thuốc Địa Hoàng Hoàn
6 nguyên liệu cho bài thuốc Lục Vị Địa Hoàng Hoàn.

Bài thuốc Thập Toàn Đại Bổ

Thập Toàn Đại Bổ là bài thuốc cổ phương nổi tiếng, có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường chức năng tạng phủ, điều trị tiểu đêm do suy nhược cơ thể, thiếu máu, mệt mỏi kéo dài hoặc sau bệnh nặng.

Thành phần:

Vị thuốc

Hàm lượng

Tính vị

Nhân sâm

6g

Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn

Bạch truật

12g

Vị ngọt, đắng, tính ôn

Phục linh

12g

Vị ngọt, nhạt, tính bình

Cam thảo

6g

Vị ngọt, tính bình

Đương quy

10g

Vị cay, ngọt, tính ôn

Bạch thược

10g

Vị đắng, chua, tính mát

Xuyên khung

6g

Vị cay, tính ôn

Địa hoàng

15g

Vị ngọt, tính hơi ôn

Hoàng kỳ

15g

Vị ngọt, tính ôn nhẹ

Đỗ trọng

10g

Vị ngọt, tính ôn

Cách làm:

  • Rửa sạch các vị thuốc, để ráo
  • Cho tất cả vào nồi, thêm 1 lít nước
  • Đun sôi, hạ lửa nhỏ và sắc còn 400ml
  • Lọc lấy nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày
  • Uống sau bữa ăn 30 phút

Thời gian điều trị nên kéo dài 8-12 tuần. Bài thuốc này phù hợp cho người bị tiểu đêm do suy nhược cơ thể, sau bệnh nặng hoặc người cao tuổi. Không phù hợp cho người bị cảm mạo, sốt cao hoặc có triệu chứng nhiệt.

Chuẩn bị nguyên liệu thuốc thập toàn đại bổ
10 nguyên liệu cho bài thuốc Thập Toàn Đại Bổ.

Bài thuốc Ích Trí Hoàn

Ích Trí Hoàn là bài thuốc chuyên trị tiểu đêm, tiểu dắt, tiểu nhiều lần. Bài thuốc này có tác dụng bổ thận, ích tinh, cố sáp bàng quang, đặc biệt hiệu quả đối với người bị tiểu đêm kéo dài.

Thành phần:

Vị thuốc

Hàm lượng

Tính vị

Ích trí nhân

20g

Vị cay, ngọt, tính ôn

Phá cố chỉ

15g

Vị cay, đắng, tính ôn

Đỗ trọng

15g

Vị ngọt, tính ôn

Phục linh

12g

Vị ngọt, nhạt, tính bình

Đảng sâm

12g

Vị ngọt, tính ôn nhẹ

Ngưu tất

15g

Vị đắng, cay, tính ôn

Cách làm:

  • Rửa sạch các vị thuốc, để ráo
  • Cho tất cả vào nồi, thêm 800ml nước
  • Đun sôi, hạ lửa nhỏ và sắc còn 300ml
  • Lọc lấy nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày
  • Uống sau bữa ăn 30 phút

Thời gian điều trị nên kéo dài 4-6 tuần. Bài thuốc này phù hợp cho mọi đối tượng bị tiểu đêm, đặc biệt là nam giới trung niên. Không phù hợp cho người bị âm hư hỏa vượng hoặc có triệu chứng nhiệt.

 Chuẩn bị nguyên liệu thuốc ích trí hoàn
6 nguyên liệu cho bài thuốc Ích Trí Hoàn.

Bài thuốc phối hợp ích trí nhân và hoài sơn

Đây là bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nhưng mang lại hiệu quả cao trong điều trị tiểu đêm. Ích trí nhân kết hợp với hoài sơn giúp bổ thận, ích tinh, cố sáp bàng quang và tăng cường sức đề kháng.

Thành phần:

Vị thuốc

Hàm lượng

Tính vị

Ích trí nhân

15g

Vị cay, ngọt, tính ôn

Hoài sơn

20g

Vị ngọt, tính bình

Câu kỷ tử

10g

Vị ngọt, tính bình

Phục linh

10g

Vị ngọt, nhạt, tính bình

Cách làm:

  • Rửa sạch các vị thuốc, để ráo
  • Cho tất cả vào nồi, thêm 600ml nước
  • Đun sôi, hạ lửa nhỏ và sắc còn 250ml
  • Lọc lấy nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày
  • Uống sau bữa ăn 30 phút

Thời gian điều trị nên kéo dài 4 tuần. Bài thuốc này phù hợp cho mọi đối tượng bị tiểu đêm, đặc biệt là người cao tuổi và người có sức khỏe yếu. An toàn, ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.

Chuẩn bị nguyên liệu thuốc ích trí nhân và hoài sơn
4 nguyên liệu cho bài thuốc phối hợp ích trí nhân và hoài sơn.

Phương pháp chế biến phá cố chỉ với tiểu hồi

Đây là bài thuốc cổ phương giúp bổ thận dương, cố tinh chỉ niệu, đặc biệt hiệu quả trong điều trị tiểu đêm do thận dương hư, kèm theo triệu chứng lưng đau, gối mỏi.

Thành phần:

Vị thuốc

Hàm lượng

Tính vị

Phá cố chỉ

15g

Vị cay, đắng, tính ôn

Tiểu hồi

10g

Vị cay, ngọt, tính ôn

Đỗ trọng

15g

Vị ngọt, tính ôn

Cẩu tích

12g

Vị ngọt, tính ôn

Cách làm:

  • Sao vàng phá cố chỉ
  • Rửa sạch các vị thuốc còn lại, để ráo
  • Cho tất cả vào nồi, thêm 700ml nước
  • Đun sôi, hạ lửa nhỏ và sắc còn 300ml
  • Lọc lấy nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày
  • Uống sau bữa ăn 30 phút

Thời gian điều trị nên kéo dài 4-6 tuần. Bài thuốc này phù hợp cho nam giới bị tiểu đêm do thận dương hư. Không phù hợp cho người bị âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai hoặc người bị cao huyết áp.

Chuẩn bị nguyên liệu thuốc từ phá cổ chỉ và tiều hồi
4 nguyên liệu chế biến bài thuốc kết hợp phá cổ chỉ và tiểu hồi.

Các bài thuốc khác

Ngoài các bài thuốc phổ biến đã được đề cập, còn rất nhiều bài thuốc Đông y khác cũng mang lại hiệu quả trong việc điều trị chứng tiểu đêm và tiểu nhiều. Dưới đây là một số bài thuốc bổ trợ mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc Bát Vị Địa Hoàng Hoàn giúp điều trị tiểu nhiều do thận dương hư yếu, đồng thời cải thiện các triệu chứng như đau lưng, mỏi gối, cảm giác lạnh nửa người dưới, tiểu tiện nhiều lần, tiểu són, và các vấn đề liên quan đến hoạt tinh, di niệu tự nhiên.

Bài thuốc Kim Quỹ Thận Khí Hoàn có tác dụng ôn bổ thận dương, hỗ trợ điều trị tiểu đêm nhiều lần và các triệu chứng của thận dương hư như tiêu khát, ho đờm, tiêu chảy kéo dài, và thủy thũng.

Bài thuốc khác trị tiểu đêm
2 bài thuốc nam khác trị tiểu đêm hiệu quả, cải thiện cuộc sống.

Vương Niệu Đan - Phương pháp kết hợp Đông - Tây y trong điều trị tiểu không tự chủ

Vương Niệu Đan là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp và tiểu són kết hợp giữa Đông y và Tây y hiện đại. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP (Thực hành sản xuất thuốc tốt) và được chứng nhận ISO 17025 về kiểm nghiệm chất lượng.

Vương Niệu Đan có ưu điểm vượt trội so với các bài thuốc truyền thống nhờ kết hợp các thành phần hoạt tính quan trọng:

  • Vispo™ từ cọ lùn: Chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn, được cấp bằng sáng chế tại Mỹ. 
  • Uvarox (Varuna, ô dược, cỏ đuôi ngựa): Kết hợp theo tỷ lệ tối ưu
  • Nữ lang
  • Hạt bí đỏ

Cách dùng:

  • Ngày dùng 6 viên, chia 2 lần trong 2-4 tuần đầu
  • Sau đó chuyển dùng ngày 4 viên, chia 2 lần
  • Uống vào buổi sáng và buổi tối sau bữa ăn
  • Nên dùng duy trì từ 2-3 tháng

Vương Niệu Đan phù hợp với cả nam và nữ trên 12 tuổi có chức năng bàng quang kém, gặp các vấn đề như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són. Đặc biệt hiệu quả đối với người cao tuổi và những người bị bàng quang tăng hoạt. Sản phẩm không gây tác dụng phụ đáng kể, an toàn khi sử dụng lâu dài, không gây buồn ngủ hay khô miệng như một số thuốc Tây y điều trị tiểu không tự chủ.

Sản phẩm Vương Niệu Đan có thành phần thảo dược thiên nhiên.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc nam trị tiểu đêm

Sử dụng thuốc nam để trị tiểu đêm là lựa chọn phổ biến nhờ tính an toàn, lành tính và chi phí thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tránh rủi ro, cần chú ý các điểm sau:

  • Sử dụng đúng liều lượng và kiên trì: Thuốc nam thường cần thời gian dài để phát huy tác dụng, thông thường từ 4-12 tuần. Việc sử dụng đúng liều lượng và kiên trì điều trị là yếu tố quyết định thành công.
  • Không tự ý kết hợp với thuốc khác: Một số thuốc nam có thể tương tác với thuốc Tây y, làm giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp các loại thuốc.
  • Đảm bảo nguồn dược liệu sạch, an toàn: Chỉ mua thuốc nam từ các nhà thuốc uy tín hoặc nguồn cung cấp đáng tin cậy để tránh nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật hoặc nấm mốc.
  • Chỉ dùng khi có chỉ định của thầy thuốc: Mặc dù thuốc nam thường được xem là an toàn, việc sử dụng thuốc đúng với tình trạng bệnh lý sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Lưu ý về thể bệnh và tình trạng sức khỏe: Không phải mọi bài thuốc đều phù hợp với mọi người. Cần lưu ý đến thể bệnh (thận âm hư hay thận dương hư) và tình trạng sức khỏe hiện tại (mang thai, mắc bệnh mạn tính...).
  • Kết hợp thay đổi lối sống: Thuốc nam sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn khi kết hợp với thay đổi lối sống như hạn chế uống nước trước khi ngủ, giảm caffeine, rượu bia, tập luyện cơ sàn chậu...
  • Theo dõi tác dụng phụ và ngưng dùng khi cần thiết: Dù hiếm gặp, thuốc nam vẫn có thể gây tác dụng phụ như dị ứng, rối loạn tiêu hóa... Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không thay thế hoàn toàn cho chẩn đoán y khoa: Tiểu đêm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn như đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, suy tim... Cần khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác trước khi điều trị.

Câu hỏi liên quan thuốc nam trị tiểu đêm

Thuốc nam trị tiểu đêm có thực sự hiệu quả không?

Thuốc nam trị tiểu đêm mang lại hiệu quả cho một số người, nhờ vào các thảo dược có tác dụng lợi tiểu, làm dịu bàng quang, và điều hòa chức năng thận. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc nam còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và mức độ bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Sử dụng thuốc nam trị tiểu đêm có an toàn không?

Thuốc nam trị tiểu đêm an toàn nếu sử dụng đúng cáchđúng liều lượng. Tuy nhiên, một số thảo dược có thể gây tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc khác. Do đó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng các sản phẩm từ nguồn gốc rõ ràng là rất quan trọng để tránh những rủi ro không mong muốn.

Thuốc nam trị tiểu đêm có thể kết hợp với thuốc Tây không?

Việc kết hợp thuốc nam với thuốc Tây cần phải thận trọng. Một số loại thuốc nam có thể tương tác với thuốc Tây, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng kết hợp cả hai loại thuốc để đảm bảo an toàn.

Thuốc nam trị tiểu đêm có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai không?

Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc nam trị tiểu đêm, vì một số thảo dược có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi hoặc gây co bóp tử cung. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nam nào trong suốt thai kỳ.

Cập nhật lúc: 05/06/2025

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Top 20 cây thuốc, bài thuốc nam trị tiểu đêm hiệu quả

Top 20 cây thuốc, bài thuốc nam trị tiểu đêm hiệu quả

Theo y học cổ truyền, tiểu đêm thường liên quan đến sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể,

Theo y học cổ truyền, tiểu đêm thường liên quan

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Tiểu đêm nhiều ở nữ là tình trạng phụ nữ phải thức dậy đi tiểu từ hai lần trở lên

Tiểu đêm nhiều ở nữ là tình trạng phụ nữ

Tiểu Đêm Nhiều Lần Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu quả

Tiểu Đêm Nhiều Lần Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu quả

Tiểu đêm nhiều lần là thuật ngữ y học mô tả tình trạng một người thường xuyên phải thức dậy

Tiểu đêm nhiều lần là thuật ngữ y học mô

Tiểu Đêm Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tiểu Đêm Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh tiểu đêm (Nocturia) là tình trạng người bệnh phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, ảnh

Bệnh tiểu đêm (Nocturia) là tình trạng người bệnh phải

Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chữa trị

Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chữa trị

Tiểu đêm ở nam giới là tình trạng tiểu quá 2 lần mỗi đêm, đặc biệt nam giới khi bước

Tiểu đêm ở nam giới là tình trạng tiểu quá

Những thông tin, bài viết trên website Vuongnieudanthaiminh.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Vương Niệu Đan không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Loading...