Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em| Nguyên nhân và cách điều trị
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em là tình trạng rối loạn chức năng giữ nước tiểu ở bàng quang; ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển thể chất, tâm lý và hoạt động của trẻ. Phát hiện sớm các dấu hiệu cũng như có biện pháp phòng ngừa, điều trị đúng sẽ giúp các bậc cha mẹ kiểm soát được tình trạng này ở trẻ.
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ là gì?
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em (Overactive Bladder – OAB) hay hội chứng bàng quang kích thích là tình trạng bàng quang co bóp quá mức hoặc co bóp không đúng lúc, gây cảm giác mắc tiểu thường xuyên kể cả khi có rất ít nước tiểu trong bàng quang. Do đó, nếu trẻ có tổng số lần đi tiểu >8 lần/ngày hoặc >2 lần/ban đêm, cha mẹ nên nghĩ ngay đến hội chứng bàng quang tăng hoạt.
Tìm hiểu đôi nét về bàng quang tăng hoạt ở trẻ em
Lâu dần, bàng quang tăng hoạt sẽ gây ra các triệu chứng như: tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu không tự chủ; ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt cho trẻ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ gây ra nhiều biến chứng và hậu quả khôn lường (ví dụ: tự ti, trầm cảm,…).
Nguyên nhân gây ra bàng quang tăng hoạt trên trẻ
Các nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng bàng quang tăng hoạt ở trẻ em là:
- Táo bón: Theo nghiên cứu về táo bón do các chuyên gia khoa Phẫu Thuật thực hiện năm 2021, táo bón có thể dẫn đến tình trạng bàng quang tăng hoạt, tiểu gấp do sự tích tụ của phân trong đại tràng.
- Chế độ ăn uống: Trẻ tiêu thụ nhiều đồ uống có ga, trà, cafe hoặc các hoa quả/thảo dược lợi tiểu như cam, chanh, bưởi, râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh,… cũng là những nguyên nhân khiến cơ thể tăng bài tiết nước tiểu.
- Cấu trúc bàng quang: Các trẻ có bàng quang nhỏ bẩm sinh hoặc cấu trúc bàng quang bất thường đều có tỷ lệ mắc bàng quang tăng hoạt cao hơn các trẻ khác.
- Lo lắng: Tâm lý bị căng thẳng trong thời gian dài có thể gây ức chế hệ thần kinh, khiến hệ thống điều khiển hoạt động tiểu tiện bị xáo trộn dẫn đến tiểu không tự chủ.
Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bàng quang tăng hoạt ở trẻ
- Ngoài ra, uống nhiều nước, nhiễm trùng đường tiết niệu, cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone ADH hoặc sỏi bàng quang cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bàng quang tăng hoạt ở trẻ em.
Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt ở trẻ em
Theo các chuyên gia y tế, nếu bị bàng quang tăng hoạt, trẻ có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
Tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ là triệu chứng phổ biến và dễ nhận thấy nhất của hội chứng bàng quang tăng hoạt ở trẻ.
Nếu hoạt động tiểu tiện bình thường của cơ thể được diễn ra thông qua mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhóm cơ (cơ trơn bàng quang, cơ thắt niệu đạo trong, cơ thắt niệu đạo ngoài, nhóm cơ sàn chậu) và hệ thần kinh trung ương; giúp kiểm soát việc đi tiểu theo ý muốn. Thì hoạt động tiểu tiện của trẻ bị bàng quang tăng hoạt lại bị xáo trộn chức năng giữa các nhóm cơ này, làm rối loạn các tín hiệu hệ thần kinh đóng – mở cổ bàng quang, gây ra hiện tượng tiểu tiện không kiểm soát.
Biểu hiện thường thấy khi trẻ tiểu không tự chủ đó là: nước tiểu bị chảy, rò rỉ ra ngoài một cách tự nhiên khi chạy, nhảy hoặc hắt hơi. Điều này ảnh hưởng khá nhiều tới tâm lý của trẻ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi đến trường, khiến trẻ tự ti và bị bạn bè trêu đùa thậm chí là xa lánh.
Tiểu rắt
Bên cạnh tiểu không tự chủ, tiểu rắt cũng là triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ bị bàng quang tăng hoạt. Tiểu rắt chỉ hình thành khi hệ thần kinh bị kích thích một cách bất thường, khiến trẻ xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu đột ngột và thường xuyên.
Tiểu rắt là triệu chứng phổ biến của hội chứng bàng quang kích thích ở trẻ em
Biểu hiện của tiểu rắt được bộc lộ khá rõ thông qua những yếu tố như: đi tiểu nhiều lần; thời gian giữa những lần đi tiểu cách nhau không quá xa, chỉ vài phút; lượng nước tiểu trong mỗi lần đi rất ít và đặc biệt là trẻ cảm thấy khó chịu sau mỗi lần đi tiểu.
Tiểu gấp
Tiểu gấp là tình trạng cơ thể không khống chế được phản xạ đi tiểu. Hay nói cách khác, tiểu gấp ám chỉ mức độ cấp thiết của việc đi tiểu, nếu không kịp thời chạy vào nhà vệ sinh, trẻ có thể bị ướt đũng quần do nước tiểu rò rỉ. Đây là triệu chứng khá phổ biến ở những trẻ bị hội chứng bàng quang kích thích.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các chức năng của dây thần kinh bàng quang hoạt động bất thường, đột ngột và không theo sự kiểm soát của cơ thể.
Tiểu dầm
Tiểu dầm (đái dầm) cũng được coi là tình trạng mất khả năng kiểm soát bàng quang vào ban đêm, thường xảy ra ở những trẻ nhỏ và người cao tuổi. Tuy nhiên, triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với việc đi tiểu của trẻ quá nhỏ (<2 tuổi), khi muốn tiểu mà không nói.
Tiểu dầm có thể được biểu hiện qua cảm giác muốn đi tiểu nhưng không đi tiểu được, nhiễm trùng đường tiết niệu và giấc ngủ bị gián đoạn do trẻ quấy khóc mỗi đêm.
Trẻ bị bàng quang tăng hoạt thường có triệu chứng tiểu dầm
Tiểu nhiều lần
Tiểu nhiều lần với tần suất từ 8 – 10 lần/ngày đối với trẻ trên 3 tuổi được coi là triệu chứng của bàng quang tăng hoạt ở trẻ em. Trong trường hợp các bé còn quá nhỏ, chưa thể nói chuyện, cha mẹ có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như: dáng ngồi không vững; luôn đá nhân này sang chân kia; loạng choạng, ngọ nguậy khi đứng;…
Ngoài ra, theo nhiều khảo sát cho thấy, mức đi tiểu trung bình của trẻ được phân chia theo độ tuổi:
- Trẻ sơ sinh: từ 10 – 20 lần/ngày
- Trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi: từ 10 – 15 lần/ngày
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 10 lần/ngày
- Trẻ từ 2 – 4 tuổi: ~7 lần/ngày
- Trẻ trên 4 tuổi: ~ 6 lần/ngày
Do đó, nếu theo dõi thấy trẻ đi tiểu nhiều hơn so với các mốc trên, cha mẹ cần hết sức lưu ý bởi đây là dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt ở trẻ em.
Trẻ bị bảng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?
Nếu không phát hiện sớm hoặc có những biện pháp điều trị bàng quang tăng hoạt ở trẻ em kịp thời, đúng đắn thì tình trạng này có gây ra nhiều hậu quả như:
- Gây khó chịu cho trẻ.
- Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
- Ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của trẻ (mất tập trung, tiếp thu thiếu kiến thức), do trẻ thường xuyên đứng ngồi không yên, buộc phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Ảnh hưởng đến thể chất, sức khỏe của trẻ khi trẻ ngại ngùng, không giao lưu, vui chơi với bạn bè do mắc chứng tiểu són, tiểu dầm.
Như vậy, mặc dù không quá nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng bàng quang tăng hoạt sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý, sức khỏe và đời sống sinh hoạt của trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Ngay khi trẻ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất. Đặc biệt, nếu trẻ có một hoặc những biểu hiện sau đây, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp:
- Trẻ kêu buốt/đau khi đi tiểu
- Đũng quần của trẻ luôn ở trạng thái ướt sau khi thức dậy
- Trẻ thường xuyên tiểu không tự chủ
- Trẻ bỗng thấy khát và uống nhiều nước hơn bình thường
- Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ kêu buốt hoặc đau khi đi tiểu
Cách chẩn đoán bàng quang tăng hoạt ở trẻ
Để chẩn đoán chính xác trẻ có đang mắc bàng quang tăng hoạt hay không, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, sau đó dựa trên kết quả cận lâm sàng rồi mới đưa ra kết luận.
- Khám lâm sàng: Cha mẹ cần cung cấp đầy đủ những thông tin bác sĩ yêu cầu như: chế độ ăn uống; số lần đi tiểu một ngày; trẻ có bị tiểu són, tiểu gấp hay không; thời điểm bị rò rỉ nước tiểu; màu sắc nước tiểu của trẻ; tình trạng táo bón của trẻ; lượng chất lỏng nạp vào ban ngày và ban đêm;…
- Khám cận lâm sàng: Trẻ có thể được chỉ định siêu âm bàng quang, đo tốc độ dòng chảy hoặc đo thể tích nước tiểu và lượng còn sót lại ở bàng quang sau khi bài xuất nhằm phát hiện những bất thường trong bàng quang. Một số ít trường hợp sẽ được chẩn đoán bằng cách chụp CT, MRI, chụp bàng quang ngược dòng hoặc soi bàng quang.
Phòng ngừa bàng quang tăng hoạt trên trẻ như thế nào?
Tránh căng thẳng, áp lực tâm lý
Lo lắng, căng thẳng hay áp lực tâm lý là những nguyên nhân chủ yếu gây nên bàng quang tăng hoạt ở trẻ. Do đó, để ngăn ngừa bàng quang hoạt động quá mức, các bậc phụ huynh cần giúp trẻ luôn trong tâm thế thoải mái, vui vẻ, giảm gánh nặng tâm lý bằng cách thường xuyên tâm sự, bầu bạn với con.
Nếu chẳng may con bị điểm kém, không chăm chỉ học tập,… các bậc phụ huynh nên lắng nghe trẻ, động viên và khuyến khích con vượt qua những khó khăn trong học tập. Ngoài ra, việc cho trẻ vui chơi lành mạnh, thường xuyên tham gia vào các hoạt động giải trí phù hợp với độ tuổi cũng là cách hữu hiệu để con được thư giãn mỗi ngày.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe nói chung và đường tiết niệu của trẻ nói riêng. Do đó, các bậc phụ huynh nên xây dựng thực đơn cho trẻ như sau:
- Tích cực tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ (ví dụ: khoai, rau xanh, hoa quả,…).
- Khuyến khích trẻ ăn những thực phẩm ít calo nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng (ví dụ: ngũ cốc nguyên cám, cá, thịt nạc và các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo,…).
- Giảm dung nạp quá nhiều các thực phẩm giàu vitamin C.
- Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga, cafe hoặc trà.
- Hạn chế cho trẻ uống nước/sữa khi gần đến giờ đi ngủ
Các phương pháp kiểm soát và điều trị bàng quang tăng hoạt ở trẻ
Vì có nhiều nguyên nhân gây nên bàng quang tăng hoạt ở trẻ em nên các bác sĩ cần tìm hiểu kỹ các yếu tố về đời sống, tâm lý, sinh hoạt của bệnh nhân để lựa chọn ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Dưới đây là 4 phương pháp điều trị thường được áp dụng cho trẻ bị bàng quang tăng hoạt.
Thay đổi lối sống
Nếu bệnh chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ thường đề xuất liệu pháp điều trị không can thiệp y khoa trong giai đoạn đầu. Lúc này, cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ rèn luyện khả năng kiểm soát bàng quang bằng cách: đánh lạc hướng hoặc khuyến khích con chống chọi lại với cơn buồn tiểu, rèn cho con một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể khuyến khích con tập những bài hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt, tăng cường các nhóm cơ ở các bộ phận như: bụng dưới, sàn chậu, đùi, hông,… Trong trường hợp này, Kegel chính là lựa chọn lý tưởng.
Ban đầu, người tập cần xác định vị trí cơ sàn chậu bằng cách tưởng tượng mình đang đi tiểu, sau đó nhịn tiểu giữa chừng. Tiếp đến, hãy siết chặt cơ sàn chậu trong 10 giây, thả lỏng 10 giây rồi lặp lại 5 lần liên tục. Mỗi ngày, bố mẹ nên tập cùng hoặc khuyến khích con tập từ 3 – 5 lần.
Xây dựng lịch trình đi tiểu
Việc xây dựng và tuân thủ lịch trình đi tiểu sẽ giúp trẻ dễ kiểm soát được chứng bàng quang tăng hoạt. Theo đó, một lịch trình đi tiểu khoa học là cứ 2 giờ đi vệ sinh một lần, mỗi lần chỉ từ 3 – 5 phút. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với những trẻ đang có thói quen đi tiểu thường xuyên, tiểu không tự chủ.
Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ lịch trình đi tiểu khoa học, hợp lý
Sau đó, khi trẻ đã quen dần với lịch trình trên, cha mẹ nên tăng thời gian giữa những lần tiểu khoảng 3 – 4 giờ. Điều này sẽ giúp bàng quang của trẻ tăng dần khả năng chứa nước tiểu. Từ đó, cải thiện đáng kể tình trạng bàng quang tăng hoạt ở trẻ.
Điều trị bằng sử dụng thuốc
Nếu những phương pháp không dùng thuốc không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc cho trẻ. Theo đó, các thuốc nhuận tràng sẽ được kê cho trẻ bị táo bón; thuốc kháng sinh sẽ được kê cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Trong trường hợp táo bón hoặc nhiễm khuẩn không phải là nguyên nhân gây nên bàng quang tăng hoạt, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc có chiết xuất từ hạt bí đỏ, giúp tăng trương lực cơ sàn chậu, giảm tiểu không tự chủ.
Ngoài ra, theo tạp chí Pediatrics & Therapeutics, phụ huynh cũng có thể cho các bé sử dụng các thuốc có tác dụng trung hòa các chất trung gian, giảm sự co bóp của bàng quang, tăng dung tích bàng quang nhằm giảm số lần đi tiểu trong ngày như: Antimuscarinic, Oxybutynin, Trospium, Tolterodine, Darifenacin, Solifenacin,…
Tuy nhiên, những loại thuốc trên thường đi kèm một số tác dụng phụ như: khó ngủ, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, căng tức vùng bàng quang,… Do đó, chúng thường được kết hợp với các loại thuốc có khả năng làm êm dịu thần kinh.
Biện pháp kích thích thần kinh
Khi tất cả các phương pháp trên đều không có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt (OAB), biện pháp kích thích thần kinh sẽ được thực hiện.
Do các dây thần kinh chịu có vai trò kiểm soát hiện tượng co bóp của bàng quang, nên theo cơ chế sinh lý thông thường, khi thần kinh bị kích thích, con người sẽ giảm cảm giác buồn tiểu.
Trong quá trình điều trị này, một thiết bị nhỏ sẽ được cấy dưới vùng da gần xương cụt của trẻ. Thiết bị này sử dụng năng lượng từ pin và phát ra những xung điện nhằm tác động vào hệ thần kinh, giúp kiểm soát hiệu quả quá trình co bóp của bàng quang.
Vương Niệu Đan – Cải thiện chức năng bàng quang cho trẻ trên 6 tuổi
Vương Niệu Đan là một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe nổi tiếng trên thị trường, dùng cho các đối tượng bị tiểu nhiều, tiểu đêm, nhất là trẻ em trên 6 tuổi.
Sản phẩm được nghiên cứu và chế tạo từ những thành phần thảo dược thiên nhiên như UVAROX, Vispo, Cao Nữ lang, Chiết xuất hạt bí đỏ,… giúp tăng trương lực cơ sàn chậu, giảm tiểu không tự chủ mà không để lại tác dụng phụ cho người dùng, không ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày.
Sản phẩm hỗ trợ cải thiện chức năng bàng quang cho trẻ trên 6 tuổi – Vương Niệu Đan
Ngoài ra, Vương Niệu Đan còn đem lại 3 công dụng tuyệt vời như:
- Giảm hội chứng bàng quang kích thích: Cung cấp Nitric Oxide cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không tự chủ.
- Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, giúp cải thiện trương lực cơ sàn chậu, hạn chế tiểu són, tiểu gấp.
- Cải thiện giấc ngủ: Bổ sung hormon chống bài niệu ADH, giúp người bệnh ngủ ngon, ngủ sâu hơn sau mỗi lần dậy đi tiểu.
Để thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan phát huy tối đa công dụng, người dùng nên duy trì sử dụng đều đặn từ 2 – 3 tháng để cảm nhận được kết quả. Trong đó:
- Trong 1 tháng đầu tiên, người bệnh nên dùng với liều 6 viên/2 lần/ngày, sau bữa ăn.
- Khi các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm, người dùng có thể giảm liều lượng xuống 4 viên/2 lần/ngày, sau bữa ăn.
Chú ý, nếu sử dụng thuốc Tây trong quá trình sử dụng Vương Niệu Đan, người bệnh cần uống cách nhau 15 phút. Hơn nữa, người bệnh nên kết hợp Vương Niệu Đan với chế độ sinh hoạt điều độ, hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối, tăng cường các bài tập thể dục tốt cho cơ sàn chậu để tăng hiệu quả sử dụng.
Với những ưu điểm có được, Vương Niệu Đan hiện đang là một trong những sản phẩm hỗ trợ cải thiện bàng quang tăng hoạt ở trẻ em trên 6 tuổi an toàn, hiệu quả và được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. Mọi thắc mắc về sản phẩm, vui lòng để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ đến 1800 1297 để được tư vấn miễn phí!
Chú ý: Viên uống Vương Niệu Đan là thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!