Buồn đi tiểu liên tục là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đi tiểu là hoạt động cần thiết giúp cơ thể đào thải các chất dư thừa ra ngoài. Trong một số trường hợp, đây còn là cơ chế quan trọng trong thải trừ chất độc hòa tan. Tuy nhiên, buồn tiểu liên tục cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, cảnh báo các bệnh gây hại cho sức khỏe con người.

Sinh lý tiểu tiện bình thường

Cấu tạo cơ thể gồm nhiều hệ cơ quan khác nhau. Mỗi hệ cơ quan thực hiện vai trò riêng của mình nhằm duy trì ổn định các hoạt động sinh lý. Hệ tiết niệu đảm nhận chức năng tạo, chứa đựng và thải nước tiểu. Do đó, các yếu tố ảnh hưởng tới tiết niệu trực tiếp làm rối loạn sinh lý tiểu tiện của cơ thể.

Bình thường, một người khỏe mạnh cần cung cấp đủ 2 lít nước. Lượng nước này vào trong cơ thể trải qua các quá trình hấp thu, chuyển hoá… sẽ được đào thải qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Trong đó, bài xuất qua nước tiểu là chủ yếu nhất.

Sinh lý tiểu tiện bình thường 1
Khi bàng quang gần đầy sẽ xuất hiện kích thích làm cơ vòng co bóp để tống nước tiểu.

Theo giải phẫu học, mỗi ngày một người đi tiểu trung bình từ 6 – 8 lần/24h, không có buồn tiểu vào ban đêm. Sức chứa bàng quang tối đa khoảng 500 – 550ml. Cảm giác buồn tiểu xuất hiện khi bàng quang chứa 350 – 450ml nước tiểu.

Trong một số trường hợp, cảm giác buồn tiểu xuất hiện liên tục, kể cả khi bàng quang đầy hoặc không. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây nên song không có ảnh hưởng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, chứng buồn tiểu liên tục là dấu hiệu của nhiều bệnh không thể xem thường.

☛ Tìm hiểu thêm: Vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu có sao không?

Nguyên nhân gây ra buồn tiểu liên tục

Cảm giác buồn tiểu được điều hoà bởi lượng nước tiểu tạo thành, hoạt động của bàng quang và ý thức. Theo đó, các tác động vào các yếu tố trên là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn tiểu tiện ở người.

Các chuyên gia chỉ ra rằng buồn tiểu liên tục được gây ra bởi các nguyên nhân sau:

Suy giảm chức năng thận

Thận là cơ quan đầu tiên tham gia tạo nước tiểu thông qua cơ chế lọc và tái hấp thu. Chức năng thận bị tổn thương làm khả năng lọc cũng như tái hấp giảm. Theo đó, trong nước tiểu có nhiều thành phần khác nhau, nước và khoáng chất không được tái hấp thu làm nước tiểu tạo thành nhiều.

Suy giảm chức năng thận 1
Chức năng thận suy giảm làm ảnh hưởng đến quá trình tạo và bài tiết nước tiểu.

Nước tiểu được đưa xuống bàng quang và làm tăng áp lực bàng quang do đó làm xuất hiện cơn buồn tiểu. Lượng nước liên tục được dẫn xuống làm người bệnh thường xuyên xuất hiện cảm giác buồn tiểu, kể cả vào ban đêm.

Rối loạn thần kinh

Thần kinh tham gia chi phối các hoạt động co bóp của tiết niệu nhờ các dẫn truyền thần kinh. Khi có tổn thương, các tín hiệu dẫn truyền sẽ bị rối loạn do đó xuất hiện rối loạn điều khiển hoạt động bàng quang.

Rối loạn thần kinh 1
Dẫn truyền xung thần kinh giúp điều hoà, chi phối các hoạt động trong cơ thể.

Hậu quả là bàng quang tăng co bóp, co bóp đột ngột làm buồn tiểu bất ngờ, gấp gáp. Tình trạng này có thể xuất hiện khi bàng quang không đầy.

Chấn thương

Bàng quang là cơ quan dễ tổn thương nhất sau chấn thương do tai nạn hoặc sau phẫu thuật. Các vết thương ở vùng bụng dưới, khung chậu hoặc tầng sinh môn đều có thể gây vỡ hoặc chấn thương bàng quang.

Chấn thương 1
Các tai nạn, chấn thương vùng bụng dưới làm tổn thương bàng quang trực tiếp làm mất chức năng bàng quang.

Ngoài biểu hiện sưng viêm, phù nề, người bệnh còn xuất hiện rối loạn tiểu tiện, trong đó có buồn tiểu liên tục.

Uống nhiều nước

Lượng nước thải ra ngoài qua tiết niệu chiếm trên 90% tổng lượng nước thải của cơ thể. Theo đó, khi uống nhiều nước đồng nghĩa nước tiểu được tạo thành nhiều. Bàng quang đòi hỏi tăng hoạt động để tống nước tiểu khiến cơn buồn tiểu xuất hiện nhiều lần trong ngày.

Sử dụng thuốc độc với tiết niệu

Phần lớn các thuốc khi vào trong cơ thể được chuyển hoá tại gan trước khi đào thải qua đường mật hoặc tiết niệu. Trong một số trường hợp, thuốc hoặc các sản phẩm chuyển hoá của thuốc đi theo con đường thải trừ qua thận lại gây độc cho thận.

Sử dụng thuốc độc với tiết niệu 1
Một số loại kháng sinh có thể gây độc với thận do đó cần cân nhắc khi sử dụng.

Khi đó, tổn thương thận xuất hiện theo nhiều mức độ khác nhau. Nếu không được khắc phục kịp thời, người bệnh có thể đối diện với các bệnh lý mạn tính không hồi phục.

Buồn tiểu liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?

Buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày khi uống quá nhiều nước là hoạt động bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể cung cấp đủ hoặc ít lượng nước cần thiết, người bệnh vẫn xuất hiện cơn buồn tiểu liên tục thì lại cảnh báo nhiều nguy hiểm. Đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh sau:

Đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh lý xuất hiện do sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối hormone insulin – hormone duy nhất làm hạ glucose huyết. Đây là bệnh lý mãn tính đặc trưng bởi tình trạng rối loạn chuyển hoá và tăng đường huyết.

Đái tháo đường 1
Xét nghiệm đường huyết là một biện pháp chẩn đoán đái tháo đường.

Buồn tiểu nhiều, số lượng nước tiểu tăng, tiểu đêm là một trong những hậu quả trực tiếp của tăng glucose máu. Ngoài ra, người bị đái tháo đường còn kèm theo các triệu chứng:

  • Ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều.
  • Nhiễm toan chuyển hoá.
  • Ảnh hưởng tới thị giác…

Suy thận

Suy thận là bệnh lý tổn thương thận thường gặp do nhiều nguyên nhân và không phân biệt độ tuổi, giới tính. Suy thận có hai loại là suy thận cấp và suy thận mạn. Trong đó, suy thận mạn là tổn thương không hồi phục và suy thận cấp kéo dài là nguyên nhân chính gây suy thận mạn.

Suy thận 1
Chức năng thận có thể bị suy giảm không hồi phục gây ra các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.

Đối với cả suy thận cấp và suy thận mạn, người bệnh đều xuất hiện triệu chứng đái nhiều ở những giai đoạn khác nhau. Theo đó, cơ thể xuất hiện nguy cơ mất nước, điện giải và gây các ảnh hưởng nghiêm trọng khác.

Ngoài ra, người suy thận còn gặp các triệu chứng:

  • Phù: chủ yếu ở hai chi dưới, phù trắng, mềm, ấn lõm.
  • Tăng huyết áp, suy tim.
  • Khó thở…

Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu xuất hiện do nhiều nguyên nhân, yếu tố gây nên. Các chuyên gia lý giải sỏi hình thành do sự kết tinh các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Ở một kích thước nhất định, sỏi chèn ép làm hẹp đường dẫn tiểu, gây ra những rối loạn sinh lý, bệnh lý trong cơ thể.

Sỏi tiết niệu 1
Tắc nghẽn đường niệu do sỏi làm nước tiểu dễ bị ứ lại gây tăng buồn tiểu và số lần đi tiểu.

Khi xuất hiện sỏi trong tiết niệu, người bệnh xuất hiện các cơn đau, tổn thương tiết niệu. Kết hợp với điều kiện thuận lợi, bệnh nhân có thể mắc nhiễm khuẩn tiết niệu, ứ nước, mưng mủ… và gây suy thận.

Các triệu chứng thường gặp khi có sỏi tiết niệu là:

  • Đái máu đại thể.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, buồn tiểu liên tục, tiểu không hết.
  • Sốt cao, rét run…

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang tăng nhạy cảm với các kích thích làm dễ dàng co bóp tăng hoạt động. Bệnh xuất hiện kèm theo 4 triệu chứng điển hình là: tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm và có hoặc không có kèm theo són tiểu.

Bàng quang tăng hoạt 1
Bàng quang bị tăng hoạt giảm khả năng chứa nước tiểu đồng thời dễ bị kích thích.

Cơ chế gây bàng quang tăng hoạt chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cho biết bệnh cũng được phát triển như một biến chứng thần kinh như:

  • Sau một cơn đột quỵ.
  • Bệnh Parkinson.
  • Bệnh xơ cứng rải rác.
  • Chấn thương tủy sống…

☛ Tìm đọc chi tiết: Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt

U xơ tuyến tiền liệt

Đây là bệnh lý phổ biến ở nam giới độ tuổi 40 – 60 tuổi, u xơ tuyến tiền liệt là bệnh xuất hiện do sự tăng sinh lành tính kích thước tuyến tiền liệt. Theo đó, niệu đạo, bàng quang bị chèn ép làm hẹp lòng dẫn tiểu và tăng áp lực bàng quang.

U xơ tuyến tiền liệt 1
Tuyến tiền liệt tăng sinh đột ngột làm eo hẹp đường dẫn tiểu và chèn ép vào bàng quang.

Hậu quả là đường dẫn tiểu bị chặn lại, đồng thời áp lực bàng quang tăng do đó tăng co bóp dẫn tới buồn tiểu. Khi đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng:

  • Buồn tiểu nhiều, tiểu són.
  • Khó đi tiểu, tiểu ngập ngừng.
  • Yếu sinh lý…

Sa tử cung

Sa tử cung là tình trạng mắc phải ở nhiều chị em sau sinh con, khi thành tử cung sa vào trong ống âm đạo, thậm chí lộ ra ngoài âm đạo. Bệnh hay xuất hiện ở phụ nữ mang thai đôi, đa thai, thai nhi quá lớn hoặc ở phụ nữ mang thai khi lớn tuổi.

Sa tử cung 1
Sa tử cung có thể bị chẩn đoán nhầm với ung thư tử cung, nang âm đạo hoặc bệnh cổ tử cung.

Sa tử cung là bệnh lý nguy hiểm, biểu hiện bởi:

  • Cơn đau bụng râm ran ở vùng tử cung.
  • Xuất huyết ổ bụng, nhất là trong thời kỳ mang thai.
  • Tim đập nhanh, huyết áp thấp
  • Mất cảm giác tiểu tiện…

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu đặc trưng bởi sự hiện diện của vi khuẩn trong đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn có thể xảy ra độc lập hoặc ở đồng thời nhiều vị trí khác nhau trong tiết niệu.

Nhiễm khuẩn tiết niệu 1
Nhiễm trùng tới xuất huyết là giai đoạn nặng nề sau biến chứng nhiễm trùng máu.

Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh có thể nhận thấy các biểu hiện lạ hoặc không. Trong đó, các biểu hiện thường thấy là:

  • Đau vùng trên xương mu.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
  • Sốt, buồn nôn, nôn…
Không được khắc phục kịp thời, bệnh nhân có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, hoại tử tiết niệu…

☛ Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều lần có phải do thận yếu không?

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Các bệnh trên có thể được khắc phục triệt để nếu phát hiện kịp thời. Hơn nữa, kéo dài bệnh không chỉ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn mà còn gây tổn thất tới người bệnh trên nhiều phương diện. Do đó, khi xuất hiện các còn buồn tiểu liên tục, bệnh nhân cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh 1
Các thông số nước tiểu gián tiếp phản ánh chức năng thận – tiết niệu con người.

Tuỳ vào tình trạng cơ thể cũng và những chia sẻ của bệnh nhân mà các bác sĩ có những chỉ định về phương pháp chẩn đoán bệnh khác nhau. Một vài phương pháp hay gặp là:

  • Xét nghiệm các thông số nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu.
  • Nội soi bàng quang.
  • X-quang niệu đạo, siêu âm.
  • Định lượng kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt.
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt
  • Điện cơ đáy chậu…

Buồn tiểu liên tục có nguy hiểm không?

Như đã biết, buồn tiểu liên tục do uống nhiều nước là biểu hiện bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài và không phụ thuộc vào lượng nước dung nạp hằng ngày lại cảnh báo nhiều nguy hiểm.

Buồn tiểu liên tục không chỉ làm rối loạn giờ giấc sinh hoạt mà là dấu hiệu của các bệnh mãn tính. Các biểu hiện của bệnh làm suy giảm sức khỏe, tổn thất tinh thần và kinh phí điều trị của người mắc phải. Do đó, buồn tiểu liên tục cần được khắc phục kịp thời.

Buồn tiểu liên tục có nguy hiểm không? 1
Hoại tử chi là tình trạng tế bào ở các mô bị chết đi, đe doạ tới tính mạng người bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi khám tại các địa chỉ uy tín khi ban đầu xuất hiện cơn buồn tiểu liên tục. Việc thăm khám và phát hiện sớm bệnh mang lại nhiều tích cực trong điều trị. Ngoài ra, khắc phục sớm còn giảm tỷ lệ mắc các biến chứng như:

  • Mất thị lực vĩnh viễn (biến chứng của đái tháo đường).
  • Hoại tử chi (biến chứng của đái tháo đường).
  • Bệnh lý tim mạch.
  • Ung thư tuyến tiền liệt…

☛ Nên đọc: Cảnh báo tiểu buốt nguy hiểm

Khắc phục chứng buồn tiểu liên tục

Chứng buồn tiểu liên tục có thể được khắc phục bằng điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa. Trong đó, điều trị nội khoa được ưu tiên áp dụng.

Một số phương pháp khắc phục bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng là:

Dùng thuốc

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau, các chuyên gia y tế sẽ có những chỉ định lựa chọn thuốc khác nhau. Mục đích chính của phương pháp này chủ yếu là ổn định chức năng thận, điều hoà hoạt động tiết niệu, thư giãn thần kinh… Theo đó, các nhóm thuốc được chỉ định là:

Dùng thuốc 1
Có thể kết hợp Đông – Tây y trong điều trị bệnh tuy nhiêu cần chú ý tương tác thuốc.
  • Thuốc Tây y: nhóm thuốc kháng sinh, kháng viêm, nhóm thuốc kháng cholinergic và muscarinic, nhóm thuốc lợi tiểu…
  • Thuốc Đông y: các bài thuốc bổ thận ôn thận, tăng cường chức năng thận, bài thuốc Chân vũ thang, bài thuốc Súc tuyền hoàn…

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần thực hiện đúng chỉ dẫn của chuyên gia, tránh tự ý sử dụng hoặc quên thuốc. Có như vậy, quá trình điều trị mới đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Đây là biện pháp can thiệp ngoại khoa đơn giản, dễ thực hiện nhất. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị buồn tiểu liên tục do sa bàng quang, sa tử cung… Thiết bị được sử dụng là vòng nâng pessary.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ 1
Vòng nâng pessary dùng trong điều trị bệnh lý cơ sàn chậu.

Vòng nâng giúp đưa các cơ quan bị sa trở lại đúng vị trí, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Phương pháp này được ưa chuộng hơn cả do giá thành hợp lý và không đòi hỏi can thiệp sâu.

Kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học

Song song với điều trị bệnh, người bệnh cũng được khuyến cáo xây dựng và duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh. Theo đó, họ phải thực hiện:

Kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học 1
Nghỉ ngơi đúng và đủ giấc giúp thư giãn thần kinh, tránh sức khoẻ suy yếu.
  • Duy trì chế độ ăn khoa học, tránh các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe và tiết niệu.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Hạn chế nhịn tiểu.
  • Nghỉ ngơi đúng và đủ giấc.
  • Tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Khám sức khỏe định kỳ…

Phẫu thuật

Biện pháp này thường được chỉ định khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị hoặc khi người bệnh xuất hiện các biến chứng bất thường.

Phẫu thuật 1
Phẫu thuật cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

Ngày nay, kỹ thuật phát triển hiện đại do đó nguy cơ mắc các biến chứng hậu phẫu đã được đẩy lùi. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được cho một số đối tượng có thể trạng yếu ớt… do đó cần được cân nhắc thật kỹ.

Vương Niệu Đan – Hỗ trợ điều trị chứng buồn tiểu liên tục hiệu quả

Dùng thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh hiện nay đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn do hiệu quả cao và không chiếm nhiều thời gian điều trị. Vương Niệu Đan là sản phẩm hàng đầu cho giải pháp này, được chia sẻ bởi nhiều chuyên gia cũng như người bệnh đang sử dụng.

Vương Niệu Đan - Hỗ trợ điều trị chứng buồn tiểu liên tục hiệu quả 1
Vương Niệu Đan có khả năng khắc phục chứng buồn tiểu liên tục hiệu quả.

Các nghiên cứu, chứng minh lâm sàng cho thấy Vương Niệu Đan có tác dụng hiệu quả trong khắc phục các vấn đề về tiết niệu, bao gồm cả buồn tiểu liên tục. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo các vị dược liệu có lợi cho tiết niệu như: Cọ lùn, Hạt bí đỏ, Nữ lang, Ô dược, Cỏ đuôi ngựa…

Vương Niệu Đan tự tin khắc phục các vấn đề về tiết niệu ở người bệnh do có 3 đích tác động ưu việt:

  • Tác động lên bàng quang: Chiết xuất Varuna của cây Krateuas, chiết xuất Cọ lùn (Vispo ™): Giảm kích thích, tăng lưu lượng bàng quang. Đồng thời, chiết xuất Cỏ đuôi ngựa: Tăng tốc độ làm rỗng bàng quang, tống nước tiểu triệt để.
  • Tác động lên cơ vùng chậu: Chiết xuất Ô dược: Thúc đẩy máu tới các cơ quan tiết niệu, tăng sức khỏe cơ sàn chậu.
  • Tác động đến giấc ngủ: Chiết xuất Hạt bí đỏ và cao Nữ lang: Thư giãn thần kinh, đưa cơ thể vào giấc ngủ nhanh.

Theo đó, khi sử dụng Vương Niệu Đan, người bệnh nhanh chóng loại bỏ cảm giác buồn tiểu liên tục, tiểu đêm, tiểu són, mất ngủ… Sản phẩm phù hợp cho nhiều đối tượng, độ an toàn cao do đó bạn nên cân nhắc lựa chọn.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...