Đi tiểu có bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đi tiểu có bọt là tình trạng xuất hiện các chấm bọt màu trắng nổi từng lớp trong bồn cầu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, bao gồm cả sinh lý và bệnh lý như mất nước, sử dụng thuốc, mắc bệnh thận… Vậy cách điều trị đi tiểu nước tiểu có bọt như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Đi tiểu có bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1

Đi tiểu có bọt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?

Đi tiểu có bọt là gì?

Nước tiểu của người khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt, thành phần gồm nước (chiếm tỷ lệ lớn) và một số muối vô cơ, hợp chất hữu cơ (protein, hormon), các chất chuyển khóa khác… Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới màu sắc cũng như thành phần của nước tiểu như chế độ ăn uống, việc sử dụng thuốc, mắc một số bệnh lý…

Đi tiểu có bọt là hiện tượng bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường các lớp bọt nhỏ đến trung bình trong bồn cầu, tạo thành bong bóng màu trắng. Tình trạng này có thể bắt gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em, người trưởng thành đến người già, cả ở nữ giới và nam giới.

Dấu hiệu nhận biết đi tiểu có bọt là gì?

Dấu hiệu nhận biết đi tiểu có bọt là gì? 1

Nước tiểu xuất hiện các bọt trắng như xà phòng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu có bọt mà mỗi loại có đặc điểm khác nhau. Nước tiểu sủi bọt thường có màu trắng như xà phòng, có thể tự hết trong thời gian ngắn hoặc lâu tan hơn cần phải xả nhiều lần nước mới hết. Thời điểm nhận thấy nước tiểu bất thường sẽ khác nhau như vào sáng sớm, sau khi quan hệ hay bất cứ lần đi tiểu nào trong ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị thêm những triệu chứng khác như:

  • Chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ.
  • Thay đổi số lượng nước tiểu.
  • Phù chân, mặt, tay, bụng.
  • Nước tiểu đục, sẫm màu hay có máu.
Khi thấy đi tiểu có bọt, bạn nên chú ý đến những dấu hiệu kèm theo để nhận biết sơ bộ tình trạng sức khỏe của mình đến khi thăm khác bác sĩ có thể chẩn đoán và xây dựng phương án điều trị thích hợp nhất

Nguyên nhân gây đi tiểu có bọt là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đi tiểu có bọt, bao gồm tốc độ đi tiểu nhanh, tác dụng với chất tẩy rửa trong bồn cầu, sử dụng thuốc hay mắc một số bệnh lý như bệnh thận, xuất tinh ngược dòng…

Tốc độ đi tiểu nhanh

Khi bạn nhịn tiểu quá lâu, nước tiểu tồn đọng nhiều sẽ kích thích bàng quang. Đi tiểu với lượng nước tiểu lớn cùng tốc độ đi tiểu nhanh có thể tạo ra nhiều bọt trong bồn cầu.

Loại bọt này không phải vấn đề về bệnh lý, thường gặp là vào buổi sáng và nhanh chóng tan biến sau khi đi tiểu (khoảng vài phút). Bởi lượng nước tiểu sau một đêm thường rất lớn lên tới 400ml trong khi đó bình thường chỉ từ 200-300ml.

Có chất tẩy rửa trong bồn cầu

Chất tẩy rửa hay xà phòng sử dụng cho bồn cầu chứa các chất hoạt động bề mặt gồm hai đầu ưa nước và kỵ nước. Những chất này giúp “bẫy” các túi khí trên bề mặt chất lỏng. Do đó khi nước tiểu gặp xà phòng hay chất tẩy rửa có thể tạo ra bong bóng trong bồn cầu với kích thước khác nhau.

Đây là một lý do khá thường gặp tuy nhiên rất nhiều người lại bỏ qua, vì vậy nên kiểm tra kỹ và hỏi người thân của mình có sử dụng chất tẩy rửa bồn cầu hay không để tránh bỏ sót nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu có bọt.

Cơ thể bị mất nước

Cơ thể bị mất nước 1

Uống quá ít nước trong khi phải vận động kéo dài gây mất nước, đi tiểu có bọt

Tình trạng mất nước cũng có thể khiến bạn đi tiểu có bọt do nước tiểu trở lên cô đặc hơn. Điều này xảy ra khi cơ thể được cung cấp quá ít nước trong khi phải vận động với cường độ cao kéo dài. Những triệu chứng kèm theo bao gồm nước tiểu có màu đậm và mùi mạnh hơn.

Nhịn đi tiểu và lười uống nước là 2 thói quen không tốt cho sức khỏe đường tiết niệu, nhất là ở trẻ nhỏ. Điều này có thể gây tổn thương đến thận và xuất hiện những bất thường trong nước tiểu.

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc có nguy cơ để lại một số tác dụng ngoài ý muốn. Trong khi đó các loại thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu có thành phần là phenazopyridine được báo cáo là có thể gây ra tình trạng đi tiểu có bọt.

Mang thai

Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ sản xuất nhiều chất lỏng hơn, thận phải làm việc quá sức gây rò rỉ protein trong nước tiểu nên mẹ bầu bị đi tiểu có bọt. Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng tiền sản giật là protein trong nước tiểu. Bên cạnh đó còn có huyết áp tăng, cơ thể bị phù nề.

Protein trong nước tiểu

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây đi tiểu nước tiểu có bọt. Protein, phần lớn là albumin có cấu trúc 2 đầu là phần ưa nước và kỵ nước. Khi đi tiểu, phần không ưa nước sẽ bị trồi lên trên bề mặt không khí, chịu áp lực của dòng chảy nước tiểu dẫn đến tích tụ các bong bóng khí và tạo ra bọt.

– Bệnh về thận: viêm thận, suy thận

Protein trong nước tiểu 1

Nguyên nhân bệnh lý chủ yếu gây đi tiểu có bọt là do gặp vấn đề về thận

Nếu bạn thấy nước tiểu có bọt, điều này thường chứng tỏ rằng có protein niệu. Thận có chức năng lọc chất thải và loại bỏ độc tố ra khỏi máu, trong khi đó giữ lại protein và các chất quan trọng lưu thông trong máu. Tuy nhiên khi bạn gặp một số vấn đề về thận như viêm thận, suy thận… các protein này có thể bị rò rỉ từ thận vào nước tiểu.

Đi tiểu có bọt là triệu chứng ban đầu của bệnh thận. Ngoài ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như đi tiểu nhiều, nước tiểu có màu bất thường, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, hụt hơi, sưng tay, chân…

– Tiểu đường

Tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao khiến thận phải hoạt động quá mức. Điều này làm hệ thống lọc máu bị phá hủy dẫn đến albumin (một loại protein) dễ dàng bài xuất vào nước tiểu nhiều hơn gây đi tiểu nước tiểu có bọt.

Ngoài ra, biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường là bệnh thận. Các nephron trong thận được nuôi dưỡng bởi một mạng lưới các mạch máu. Khi tiểu đường không được kiểm soát tốt sẽ làm các tổn thương vi mạch và hệ thống lọc của thận, các protein đi vào nước tiểu dễ dàng hơn.

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên, khô miệng, khát liên tục, mệt mỏi…

– Huyết áp cao

Bệnh huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra các tổn thương tại thận. Huyết áp cao trở nên nghiêm trọng có thể khiến các động mạch xung quanh thận thu hẹp lại, suy yếu và cứng dẫn đến không cung cấp đủ máu cho các mô ở thận.

Xuất tinh ngược dòng

Xuất tinh ngược dòng 1

Nếu như bạn gặp phải tình trạng đi tiểu có bọt sau khi quan hệ, nó có thể là dấu hiệu của bệnh xuất tinh ngược dòng. Tinh dịch bị trào ngược vào bàng quang thay vì xuất tinh khỏi dương vật.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị xuất tinh ngược dòng gồm người bị phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương dây thần kinh do chấn thương tủy sống, phẫu thuật niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt…

Đi tiểu nhiều bọt có nguy hiểm không?

Đi tiểu có bọt một vài lần, không phải do nguyên nhân bệnh lý như dòng chảy mạnh, sử dụng thuốc, cơ thể bị mất nước thường không ảnh hưởng tới sức khỏe. Chỉ bằng những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và sinh hoạt là giảm ngay tình trạng này.

Tuy nhiên, đi tiểu có bọt nhiều lần xảy ra do nguyên nhân bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận… có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như đột quỵ, xơ vữa động mạch, tổn thương mắt…

Khi nào đi tiểu có bọt cần đi khám?

Nước tiểu có bọt thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh thận khi các triệu chứng đã trở nặng. Lúc này bạn thường xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau để cảnh báo bệnh. Đến trung tâm y tế nếu thấy các biểu hiện sau:

  • Phù, buồn nôn, nôn.
  • Thay đổi nhiều khi đi tiểu như tăng tần suất đi vệ sinh, cảm thấy đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có máu, đục.
  • Khó thở, đau lưng dưới.
  • Giảm cảm giác thèm ăn.
  • Sưng ở tay, bàn chân, chân.
  • Nam giới không đạt được cực khoái, không có tinh dịch…

Cách khắc phục tình trạng đi tiểu có bọt?

Sau khi được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu có bọt, bác sĩ sẽ xây dựng phương pháp điều trị thích hợp cho từng đối tượng cụ thể.

Thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt

Khi nguyên nhân gây đi tiểu có bọt do sinh lý như dòng chảy mạnh, mất nước thì chỉ với những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và sinh hoạt là bạn có thể cải thiện tốt tình trạng của mình.

Thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt 1

Ngăn ngừa tình trạng mất nước bằng cách uống nước thường xuyên hơn

Chế độ ăn uống

  • Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, nhất là trong thời tiết nắng nóng hoặc khi phải hoạt động cường độ cao, kéo dài.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng bảo vệ cơ thể.
  • Đối với những người bị bệnh thận cần có chế độ ăn uống lành mạnh, cắt giảm muối, giảm đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng thức uống có cồn, rượu bia…

Chế độ sinh hoạt

  • Cải thiện thói quen ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya vì thời gian này giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Học cách quản lý căng thẳng, sắp xếp khung giờ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tăng hoạt động thể dục thể thao hàng ngày.
  • Giao hợp đúng cách, vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi quan hệ.
  • Không được nhịn tiểu quá lâu tránh tạo áp lực lên bàng quang.

Điều trị nguyên nhân bệnh lý

Điều trị nguyên nhân bệnh lý 1

Điều trị nguyên nhân bệnh lý để cải thiện tình trạng đi tiểu có bọt

– Bệnh thận

Với bệnh thận có thể dùng các thuốc điều trị thích hợp cho từng bệnh như viêm thận, suy thận… Với trường hợp thận không thể hoạt động tốt có thể phải lọc máu để loại bỏ các chất thải dư thừa ra bên ngoài.

– Tiểu đường, cao huyết áp

Bạn có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh thận bằng cách kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đưa ra chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thích hợp cho từng người bệnh. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc điều trị như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci, thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin. để bảo vệ thận khỏi bị tổn thương.

– Xuất tinh ngược dòng

Bình thường xuất tinh ngược dòng không cần điều trị nếu không ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Tuy nhiên trong một số trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp co bóp cổ bàng quang để tinh dịch không thể chui vào bên trong cơ quan này như brompheniramine, ephedrin, chlorpheniramine…

Nếu có bất cứ câu hỏi nào về đi tiểu có bọt cần tư vấn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832. Đội ngũ dược sĩ của vuongnieudan-ditieunhieu.com sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của quý khách.

Khi bạn gặp tình trạng đi tiểu có bọt cần để ý xem có xuất hiện những triệu chứng khác hay không. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi cơ thể bị mất nước hay tương tác với chất tẩy rửa bồn cầu thì không cần điều trị. Tuy nhiên nếu có đi kèm với các dấu hiệu khác nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo

  • https://www.healthline.com/health/foamy-urine#treatments
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/322171#summary

 

 
Cập nhật lúc: 21/11/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...