Đi tiểu nhiều buốt và ra máu cảnh báo bệnh lý gì?

Không ít người bệnh chia sẻ với chúng tôi rằng họ cảm thấy lo lắng khi gặp tình trạng đi tiểu nhiều buốt và ra máu. Vậy những triệu chứng này cảnh bảo bệnh lý gì, làm thế nào để xác định nguyên nhân và đâu là cách điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Tìm hiểu tiểu nhiều buốt và ra máu là gì?

Tìm hiểu tiểu nhiều buốt và ra máu là gì? 1
Tiểu ra máu là một dấu hiệu bất thường cần lưu ý

Tiểu nhiều, tiểu buốt và tiểu ra máu là các triệu chứng rối loạn tiểu tiện thường đi kèm với nhau, người bệnh có thể nhận biết các triệu chứng này thông qua các biểu hiện như:

  • Cảm giác đau buốt xuất hiện ở bộ phận sinh dục mỗi lần đi tiểu, đau có thể khiến người bệnh không dám rặn tiểu.
  • Người bệnh thường đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác mót tiểu liên tục ngay cả khi vừa mới đi tiểu, lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu thường ít, có khi đi không có nước tiểu. Cảm giác mót tiểu này thường đến do bàng quang bị kích thích thường xuyên.
  • Người bệnh có thể quan sát được trong nước tiểu của mình có máu. Máu có thể xuất hiện ngay đầu bãi nước tiểu hoặc cuối bãi, hoặc đi tiểu ra máu toàn bãi gây nước tiểu màu hồng.

Đi tiểu nhiều lần buốt và ra máu chắc chắn là một triệu chứng bất thường của cơ thể mà bạn cần chú ý, không nên chủ quan do nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý liên quan tới hệ tiết niệu.

☛ Tìm hiểu thêm: Đi tiểu nhiều lần buốt

Đi tiểu nhiều buốt, tiểu ra máu cảnh báo bệnh lý gì?

Đi tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu ra máu là các triệu chứng thường xuất hiện trong các bệnh lý sau:

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu 1
Bàng quang bị viêm nhiễm gây chảy máu

Hệ tiết niệu là hệ cơ quan trong cơ thể gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nước tiểu được thận bài tiết sẽ đi qua niệu quả và lưu trữ trong bàng quang, khi bạn đi tiểu bàng quang sẽ có bóp đẩy nước tiểu ra ngoài thông qua niệu đạo.

Tiểu nhiều buốt và tiểu ra máu thường gặp hơn cả khi người bệnh bị nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng niệu đạo. Vi khuẩn có thể xâm nhập từ ngoài vào gây viêm nhiễm đường tiết niệu, hoặc cũng có thể di chuyển từ các cơ quan khác theo máu đến gây bệnh tại đây.

Viêm nhiễm khiến niêm mạc bàng quang, niệu đạo bị sưng nề, dễ chảy máu gây ra cảm giác đau buốt mỗi lần nước tiểu di chuyển qua khi đi tiểu. Ngoài ra, sưng viêm trong nhiễm trùng bàng quang còn có thể gây kích thích thần kinh bàng quang khiến bàng quang co bóp bất thường gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên liên tục.

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu 1
Sỏi đường tiết niệu có thể xuất hiện ở các cơ quan trong hệ tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu được hình thành thông qua quá trình lắng đọng chất vô cơ trong nước tiểu, sỏi có thể xuất hiện ở đài bể thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tiểu nhiều lần buốt và tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của sỏi bàng quang hoặc sỏi niệu đạo.

  • Sỏi bàng quang: thường là những sỏi to tròn, di chuyển trong bàng quang gây kích thích bàng quang tăng co bóp bất thường gây tiểu nhiều, sỏi có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương, viêm nhiễm niêm mạc bàng quang gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu máu. Ngoài ra người bệnh có thể gặp biểu hiện đang đi tiểu thì dòng nước tiểu bị tắt, lần sau đi tiểu lại bình thường.
  • Sỏi niệu đạo: thường là những sỏi nhỏ rơi từ đường tiết niệu trên xuống theo dòng nước tiểu và bị kẹt lại ở niệu đạo. Sỏi kẹt niệu đạo gây tổn thương niêm mạc niệu đạo tạo cơ hội hình thành viêm niệu đạo. Người bệnh thường có biểu hiện tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu đầu bãi, tiểu rắt, tiểu khó do sỏi chặn niệu đạo khiến nước tiểu ra ngoài khó khăn.

Bệnh lý tuyến tiền liệt

Bệnh lý tuyến tiền liệt 1
Nam giới viêm tuyến tiền liệt có thể gây tiểu buốt, tiểu máu

Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục ở nam giới, nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo đoạn cổ. Chính vì thế các bất thường tại tuyến tiền liệt thường dễ ảnh hưởng tới hoạt động của bàng quang và niệu đạo.

Tiểu nhiều lần, tiểu buốt và tiểu ra máu có thể là triệu chứng của các bệnh lý tuyến tiền liệt như:

  • Viêm tuyến tiền liệt: vi khuẩn có thể di chuyển từ niệu đạo, bàng quang theo nước tiểu tràn ngược dòng vào tuyến tiền liệt gây viêm nhiễm trùng. Viêm tuyến tiền liệt làm tăng kích thước tuyến, làm tăng áp lực lên bàng quang và niệu đạo, người bệnh có thể gặp tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: tuyến tế bào tăng sinh tế bào ác tính một cách bất thường khiến tuyến tiền liệt giai tăng kích thước, đồng thời khối ung thư cũng dễ bị viêm nhiễm và chảy máu dẫn tới người bệnh có thể gặp các triệu chứng như gây sút cân nhanh, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu ra máu, rối loạn xuất tinh,…

Bệnh lậu

Lậu là một bệnh lý lây qua đường tình dục ảnh hưởng trực tiếp tới niệu đạo, trực tràng, miệng hoặc cơ quan sinh sản, bệnh gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh lậu thường xuất hiện sau 10-20 ngày kể từ khi nhiễm khuẩn với các biểu hiện như: tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu đầu bãi, sưng đau và có mủ ở đầu dương vật, sưng đau tinh hoàn, nữ giới thường ra dịch âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới, hay thậm trí đau họng nếu có quan hệ tình dục bằng miệng.

☛ Tham khảo thêm: Đái nhiều có phải thận yếu không?

Đi tiểu nhiều lần buốt và tiểu ra máu có chữa khỏi được không?

Đi tiểu nhiều lần buốt và tiểu ra máu có chữa khỏi được không? 1
Nước tiểu có máu thường khiến nhiều người lo lắng

Đi tiểu nhiều lần buốt và tiểu ra máu chắc chắn là một triệu chứng bất thường người bệnh không nên chủ quan bỏ qua, tuy nhiên các bệnh lý mà triệu chứng này cảnh báo thường không phải là tình trạng cấp tính đe dọa tới tính mạng.

Hiện nay, các bệnh lý gây đi tiểu nhiều lần buốt và tiểu ra máu đã nêu ở trên đều có thể chữa khỏi được và triệu chứng đi tiểu nhiều lần buốt và tiểu ra máu sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu bạn có phương án điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, thời gian điều trị khỏi bệnh cũng như tiên lượng bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như mức độ trầm trọng của bệnh, giai đoạn người bệnh bắt đầu điều trị, biến chứng của bệnh, cũng như sự phối hợp điều trị của bệnh nhân và phác đồ của thầy thuốc.

Khám và chẩn đoán đi tiểu nhiều buốt, ra máu

Khám và chẩn đoán đi tiểu nhiều buốt, ra máu 1
Bạn cần đi khám tìm nguyên nhân để có hướng điều trị hiệu quả

Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng đi tiểu nhiều buốt và ra máu thì chắc chắn đây là một dấu hiệu cảnh bảo cơ thể bạn đang có tổn thương, lúc này điều bạn cần làm là sắp xếp lịch đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để có thể tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Người bệnh khi đi khám tại các cơ sở y tế thường sẽ thực hiện theo quy trình sau:

  • Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải, diễn biến của bệnh, tiền sử điều trị bệnh của bạn, hãy chắc chắn bạn cung cấp cho bác sĩ thông tin chính xác và cụ thể nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng gồm khám thận, khám bộ phận sinh dục, khám tuyến tiền liệt, khám nước tiểu,… nhắm định hướng được chẩn đoán.
  • Cận lâm sàng: người bệnh thường được chỉ định làm các cận lâm sàng như: X quang hệ tiết niệu, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu,…

Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng bạn đang gặp phải sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Cách điều trị đi tiểu nhiều buốt ra máu hiệu quả

Để điều trị tiểu nhiều, tiểu buốt và tiểu ra máu, bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này, sau đó bác sĩ sẽ có thể đưa ra được hướng điều trị phù hợp.

Dưới đây là các phương pháp điều trị tiểu nhiều buốt và ra máu hiệu quả theo từng nguyên nhân mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây 1
Thuốc tây được lựa chọn trong hầu hết các trường hợp

Thuốc tây thường được chỉ định trong nhiều trường hợp đi tiểu buốt, tiểu máu, đặc biệt khi nguyên nhân bệnh lý là do nhiễm khuẩn, các triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng sau khi dùng thuốc.

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong từng trường hợp là:

  • Viêm bàng quang, viêm niệu đạo: thường sử dụng kháng sinh đường uống trong khoảng 3-5 ngày, các loại kháng sinh thường dùng như: Nitrofurantoin, Fluoroquinolone, Beta lactam, Cephalosporin.
  • Bệnh lậu: để lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp, bác sĩ thường sẽ phải làm kháng sinh đồ trước khi cho người bệnh sử dụng kháng sinh, ngoài ra  có thể sử dụng kết hợp nhiều loại kháng sinh có độ nhạy cảm cao với lậu cầu. Một số loại thuốc thường được lựa chọn là:  Azithromycin, Erythromycin, Tetracyclin, Doxycyclin, Ciprofloxacin.

Điều trị ngoại khoa

Với các trường hợp đi tiểu nhiều buốt, tiểu ra máu nguyên nhân do sỏi tiết niệu thì điều trị ngoại khoa thường là phương pháp được lựa chọn.

Đối với sỏi niệu đại và sỏi bàng quang phương pháp phẫu thuật thường được lựa chọn là nội soi tán sỏi qua niệu đạo, đây là phương pháp ít xâm lấn, không gây nhiều đau đớn, không gây chảy máu nhiều, bệnh nhân thường hồi phục nhanh sau khi làm phẫu thuật.

☛ Xem thêm bài: Một ngày đi tiểu mấy lần là bình thường?

Làm thế nào để phòng đi tiểu nhiều buốt và ra máu?

Làm thế nào để phòng đi tiểu nhiều buốt và ra máu? 1
Nước rất cần thiết cho sự vận hành của cơ thể

Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt và tiểu ra máu có thể phòng tránh được nếu bạn quan tâm, lưu ý các điều sau:

  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày nhằm hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là ở nữ giới do đường tiết niệu của nữ giới ngắn nên rất dễ bị nhiễm trùng tiết niệu.
  • Mỗi ngày bạn nên uống đủ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.
  • Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiết niệu, sinh dục.
  • Nữ giới ở giai đoạn mãn kinh cần có kế hoạch bổ sung estrogen phù hợp, do sự thay đổi nội tiết có thể tạo điều kiện gây nhiễm trùng tiết niệu.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Người đặt thông tiểu, nằm bất động lâu ngày hoặc phẫu thuật đường tiết niệu có thể sử dụng kháng sinh phòng để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu.

Trên đây là những thông tin tổng hợp hữu ích liên quan đến tình trạng đi tiểu nhiều buốt và ra máu. Để được tư vấn chi tiết hơn các vấn đề về bệnh rối loạn tiểu tiện, bạn có thể vui lòng liên hệ đến Tổng đài miễn cước: 1800.1297 để được các chuyên gia, Bác sĩ hỗ trợ trực tiếp nhé!

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...