Khắc phục chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới
Tiểu tiện hàng ngày là hoạt động quan trọng nhằm đào thải các chất cặn bã không cần thiết ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, đi tiểu nhiều lần trong ngày lại cảnh báo nhiều nguy hiểm tới sức khỏe. Ở nữ giới, tiểu tiện nhiều lần trong ngày cũng gây ra các triệu chứng không thể xem thường.
Mục lục
Tiểu tiện bình thường như thế nào?
Theo giải phẫu học, hệ tiết niệu là hệ cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình tạo và bài tiết nước tiểu ở người. Ở cơ thể khỏe mạnh, mỗi ngày đi tiểu trung bình 6 – 8 lần, mỗi lần từ 350 – 450ml. Trong đó, tổng lượng nước tiểu thải ra tương tự lượng nước hấp thu vào cơ thể.
Ngoài ra, đặc điểm sinh lý cơ thể cũng góp phần vào điều hòa hoạt động đi tiểu của mỗi người: Ban đêm, mức lọc cầu thận giảm xuống mức tối thiểu, nước tiểu ít được tạo thành. Theo đó, đối với người bình thường, ban đêm, cảm giác buồn tiểu không xuất hiện do đó không đi tiểu vào ban đêm.
Số lần đi tiểu tăng trên 8 lần/24h hoặc nhiều hơn 1 lần vào ban đêm được coi là tiểu tiện nhiều lần. Chứng đi tiểu nhiều lần không chỉ làm sức khỏe suy yếu mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống người mắc phải. Ở nữ giới, tiểu tiện nhiều lần còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân gây tiểu tiện nhiều lần ở nữ giới
Hoạt động đi tiểu của cơ thể được chi phối bởi hoạt động của các cơ quan trong tiết niệu và sự quyết định của ý thức. Theo đó, các yếu tố làm tổn thương các cơ quan tiết niệu hoặc tổn thương thần kinh sẽ làm xuất hiện các rối loạn tiểu tiện.
Các chuyên gia tiết niệu chỉ ra rằng, tiểu tiện nhiều lần ở nữ giới được gây ra bởi các nguyên nhân sau:
Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là dạng bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Đây là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường là co bóp đột ngột, bất ngờ.
Khi co bóp, áp lực bàng quang xuất hiện nhằm tống nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, bàng quang tăng hoạt làm áp lực xuất hiện kể cả khi bàng quang không đầy. Các cơn buồn tiểu do đó tăng lên nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại giảm xuống đáng kể.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt bao gồm các triệu chứng tiểu gấp có hoặc không kèm theo tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu đêm…
Tổn thương thận
Thận là cơ quan đầu tiên thực hiện chức năng tạo nước tiểu. Nhờ đặc điểm cấu tạo của màng lọc, các cơ chế lọc và tái hấp thu khác nhau, thận giúp bài tiết lượng chất hòa tan không có lợi hiệu quả. Khi có tổn thương thận, các quá trình này không diễn ra tối ưu khiến nước tiểu có lẫn nhiều thành phần khác.
Ngoài ra, tổn thương cũng làm sự tái hấp thu chậm hoặc không diễn ra, nước tiểu kém được cô đặc. Hậu quả là nước tiểu tạo thành nhiều, tần suất đi tiểu tăng kèm theo các thay đổi chỉ số sinh hóa nước tiểu.
Một số bệnh lý có thể xuất hiện sau tổn thương thận như: suy thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn tiết niệu…
Tổn thương bàng quang
Bàng quang là cơ quan chứa đựng nước tiểu. Ở người trưởng thành, khả năng chứa đựng tối đa của bàng quang lên tới 500 – 600ml nước tiểu. Tuy nhiên, khi có 300 – 400ml nước tiểu trong bàng quang sẽ xuất hiện kích thích làm bàng quang co bóp, gây cảm giác buồn tiểu và tống nước tiểu ra ngoài.
Tổn thương bàng quang do các nguyên nhân như chấn thương, phẫu thuật, khối u… làm khả năng chứa đựng và co bóp bàng quang suy giảm. Theo đó, bàng quang kém chứa nước tiểu hơn, trong khi khả năng lọc của thận vẫn ổn định, nước tiểu tạo thành vẫn liên tục dẫn xuống bàng quang.
Hậu quả là bàng quang thường xuyên tăng co bóp để tổng nước tiểu ra ngoài, gây ra chứng tiểu tiện nhiều lần.
Tổn thương thần kinh
Như đã biết, thần kinh cũng tham gia vào chi phối hoạt động của bàng quang. Do đó, tổn thương thần kinh chi phối bàng quang cũng gây đi tiểu nhiều lần.
Một số nguyên nhân gây tổn thương thần kinh là: thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, chấn thương, phẫu thuật…
Nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, chứng tiểu tiện nhiều lần ở phụ nữ còn do các yếu tố:
- Mang thai, sinh con: Mang thai, sinh nở làm tăng áp lực ổ bụng của sản phụ. Theo đó, áp lực bàng quang cũng tăng lên, bàng quang dễ dàng co bóp khi có kích thích hoặc khi nước tiểu vừa đổ xuống gây buồn tiểu liên tục.
- Uống quá nhiều nước: Giải phẫu học chỉ ra rằng lượng nước thải ra (gồm qua mồ hôi, hơi thở, nước tiểu…) bằng lượng nước cơ thể dung nạp vào mỗi ngày. Trong đó, thải trừ qua thận là chủ yếu và quan trọng nhất. Uống quá nhiều nước đồng nghĩa nước tiểu tạo thành nhiều, quá trình thải trừ tăng do đó tăng tần suất đi tiểu.
- Dùng thuốc có hại cho thận: Các thuốc độc với thận làm suy yếu chức năng của thận. Hậu quả không chỉ gây ra tiểu tiện nhiều lần mà còn có thể làm tổn thương thận không hồi phục.
Triệu chứng của đi tiểu nhiều lần ở nữ giới
Tiểu nhiều lần ở nữ giới không gây nguy hiểm đến tính mạng song cũng có nhiều tác động tới sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy, tiểu nhiều lần ở phụ nữ có thể kèm theo các biểu hiện:
Buồn tiểu khó kiểm soát
Cảm giác buồn tiểu xuất hiện gấp gáp, thôi thúc, khó nhịn được, đòi hỏi người bệnh phải đi tiểu ngay. Cơn buồn tiểu đến bất ngờ, kể cả vào ban đêm làm xuất hiện chứng tiểu đêm.
Tiểu són
Cũng do buồn tiểu mất kiểm soát, người bệnh thường đi kèm triệu chứng tiểu són. Do các cơn buồn tiểu thường xuất hiện bất chợt, bàng quang co bóp liên tục, trong nhiều trường hợp không kịp thời giải quyết làm nước tiểu rò rỉ ra ngoài gây tiểu són.
Tiểu són xuất hiện cũng gây các trở ngại lớn đối với tâm lý người bệnh. Theo đó, họ dễ bị trầm cảm, tự ti, ngại xuất hiện trước đám đông.
Mất ngủ, căng thẳng
Do kèm theo chứng tiểu đêm, đồng thời khó kiểm soát khả năng nhịn tiểu, người bệnh đòi hỏi phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu. Lâu dần, thức giấc bất chợt làm thần kinh không được nghỉ ngơi ổn định gây căng thẳng ức chế.
Ngoài ra, thức giấc liên tục cũng khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài gây mất ngủ, suy giảm sức khỏe, nhan sắc…
Đau tức khi đi tiểu
Triệu chứng này thường gây ra bởi nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu… Do đường dẫn tiểu bị nhiễm trùng, tổn thương, nước tiểu chảy qua ma sát làm sưng viêm, gây đau khi đi tiểu.
Khắc phục chứng tiểu tiện nhiều lần trong ngày ở phụ nữ
Từ các triệu chứng nói trên, có thể thấy, tiểu tiện nhiều lần ở phụ nữ cần được khắc phục kịp thời. Việc này không chỉ giảm gánh nặng cuộc sống người bệnh mà còn tránh để lại nhiều biến chứng phức tạp.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày ở phụ nữ có thể được khắc phục bằng các phương pháp như sau:
Dùng thuốc Tây y
Thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng, có đích tác dụng cụ thể do đó được chỉ định riêng cho từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Một số thuốc tương ứng với nguyên nhân, triệu chứng bệnh là:
- Nhóm thuốc kháng cholinergic (oxybutynin, tolterodine…): giảm nhạy cảm bàng quang quá mức.
- Nhóm thuốc kháng sinh (Sulfamethoxazole, Trimethoprim, Ofloxacin…): điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm khuẩn.
- Nhóm thuốc an thần (Lorazepam, Diazepam, Phenobarbital…): cải thiện chứng mất ngủ, căng thẳng, lo âu.
Dùng thuốc Đông y
Điều trị chứng tiểu nhiều bằng các bài thuốc dược liệu cũng là một trong những phương pháp có hiệu quả cao. Theo Y học cổ truyền, các vị thuốc này có lợi cho thận, ôn thận, lưu thông khí huyết, làm ấm bàng quang… do đó khắc phục bệnh hiệu quả.
Các bài thuốc Đông y thường được chỉ định là:
Bài thuốc Chân vũ thang
Chân vũ thang ra đời dựa trên công dụng của hồi dương, ôn thận của hắc phụ tử và lợi tiểu của bạch truật… Bằng các tỷ lệ phù hợp, Chân vũ thang có tác dụng khắc phục chứng tiểu tiện nhiều lần ở phụ nữ hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Thược dược, sinh khương, phục linh: 12g mỗi vị.
- Bạch truật: 8g.
- Hắc phụ tử: 10g.
Cách làm:
- Sinh khương đem rửa sạch, thái lát mỏng, sắc trong 650ml nước sạch cùng các vị thuốc còn lại.
- Đun nhỏ lửa tới khi còn khoảng 150ml nước thì ngừng, gạn lấy nước sắc.
- Nước sắc chia 3 phần uống trong ngày.
Bài thuốc trị đái dầm, đái són
Nguyên liệu:
- Tang phiêu tiêu, phá cố chỉ, đảng sâm: mỗi vị 9g.
- Thỏ ty tử, ích trí nhân, ba kích: mỗi vị 6g.
Cách làm:
- Các vị thuốc trên đem nghiền thành bột mịn, trộn cùng mật ong tạo viên hoàn.
- Chia các viên hoàn làm 3 lần, sử dụng trong ngày.
Bài thuốc bổ thận, tăng cường chức năng của thận
Nguyên liệu:
- Ngũ gia bì, phòng sâm, thục địa, sơn thù, khiếm thực, bạch truật: 12g.
- Thỏ ty tử, bạch linh, trạch tả: mỗi vị 10g.
- Tang diệp: 16g
Cách làm:
- Cho các vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc trong khoảng 30 – 45 phút cùng 700ml nước.
- Sắc nhỏ lửa tới còn khoảng 150ml nước, loại bỏ bã.
- Lọc lấy nước sắc, sử dụng trong 24h.
Bài thuốc Súc tuyền hoàn (Phụ nhân lương phương)
Nguyên liệu: Ô dược, Ích trí nhân, Sơn dược (Hoài sơn), Rượu.
Cách làm:
- Lấy một lượng bằng nhau các vị dược liệu trên, đem tán bột, trong đó: Ô dược sao khô với nước muối, tán bột; Hoài sơn sao khô, tán bột rồi trộn cùng một lượng rượu.
- Trộn bột các vị dược liệu kể trên, tạo thành viên hoàn, mỗi viên 8g.
- Chia uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Điều trị ngoại khoa
Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Đông y và Tây y, chứng tiểu tiện nhiều lần ở phụ nữ có thể được khắc phục bằng các can thiệp ngoại khoa như đặt vòng nâng bàng quang, phẫu thuật… Trong đó:
- Đặt vòng nâng bàng quang đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi can thiệp sâu.
- Phẫu thuật chỉ nên áp dụng khi các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị hoặc bệnh xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Kết hợp thói quen sinh hoạt lành mạnh
Song song với các phương pháp dùng thuốc, duy trì thói quen khoa học là điều cần thiết. Việc này không chỉ giúp ích trong điều trị mà còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Một số thói quen cần được duy trì là:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ protein, rau xanh, vitamin, khoáng chất…
- Ăn giảm muối, không uống quá nhiều nước.
- Không sử dụng đồ cay nóng, dầu mỡ, chứa gas, cồn hoặc cafein…
- Không cố nhịn tiểu.
- Tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ tối đa 6 tháng/lần.
Vương Niệu Đan – Xua tan nỗi lo tiểu tiện nhiều lần ở nữ giới
Ngoài các giải pháp kể trên, sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị hiện nay đang là giải pháp hữu ích cho nhiều chị em. Vương Niệu Đan là sản phẩm phổ biến trong khắc phục chứng tiểu tiện nhiều lần ở nữ giới được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.
Từ xa xưa, các vị dược liệu đã được sử dụng trong điều trị đi tiểu nhiều lần và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nghiên cứu công dụng của các vị thuốc đó và áp dụng vào y học hiện đại, Vương Niệu Đan ra đời. Sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, gồm dịch chiết các dược liệu quý như Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Cọ lùn, Hạt bí đỏ và Nữ lang… Trong đó:
✔ Chiết xuất Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược (Uvarox): tăng độ giãn bàng quang, thúc đẩy máu lưu thông tới tiết niệu.
✔ Chiết xuất Cọ lùn (Vispo ™): ức chế thụ thể M3 bàng quang.
✔ Chiết xuất Hạt bí đỏ và cao Nữ lang: giảm căng thẳng thần kinh.
Theo đó, Vương Niệu Đan có công dụng:
- Tăng khả năng chứa đựng nước tiểu.
- Giảm tiểu không kiểm soát, tiểu gấp do nâng cao mức độ nhạy cảm bàng quang.
- Tăng chống đỡ bàng quang, nâng cao sức khỏe các cơ vùng chậu.
- Hỗ trợ ngủ ngon giấc, hạn chế tiểu đêm, mất ngủ.
Sản phẩm đã được kiểm chứng có độ an toàn, lành tính cao, được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Đây là lựa chọn đáng cân nhắc cho tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới.
Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY
HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà