Đi tiểu nhiều thận tốt hay xấu? - Top 8 bệnh lý đáng báo động
Tiểu tiện (đi tiểu) là hoạt động thiết yếu hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tiểu nhiều hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là thận; ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 5 thông tin cần thiết, giúp bạn hiểu được đi tiểu nhiều thận tốt hay xấu và cách phòng ngừa, cải thiện hiệu quả.
Như nào được coi là đi tiểu nhiều?
Tiểu nhiều là tình trạng đi tiểu nhiều hơn số lượng bình thường (> 6 – 8 lần/ngày), gây nhiều phiền toái; giấc ngủ, chế độ sinh hoạt hay làm việc của người bệnh cũng từ đó bị đảo lộn.
Theo đó, thận là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc lọc máu, tạo ra nước tiểu và điều chỉnh lượng nước trong cơ thể. Vì vậy, hầu hết mọi người thường gắn liền việc đi tiểu với chức năng của thận. Đó cũng là lý do vì sao mỗi khi bị tiểu nhiều, người ta sẽ thắc mắc “đi tiểu nhiều thận tốt hay xấu” hay khi bị thận yếu, nhiều người sẽ nghĩ tới ngay “thận yếu là do đi tiểu nhiều lần”.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến một người đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Cụ thể:
2 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tiểu nhiều
Nguyên nhân gây tiểu nhiều lần trong ngày được chia thành 2 loại chính, bao gồm:
Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều do bệnh lý
Nguyên nhân | Giải thích chi tiết |
Tiểu đường | Khi không điều tiết được đường huyết khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây tiểu đường, cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa thông qua việc tiểu tiện |
Nhiễm trùng đường tiết niệu | Vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang thông qua niệu đạo thường gây kích thích, gây tiểu nhiều lần trong ngày. |
Suy thận mạn tính | Ở giai đoạn đầu, thận sẽ có hiện tượng giảm chức năng cô đặc nước tiểu, từ đó gây nên tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,… |
Sỏi thận | Sự xuất hiện của sỏi hoặc một số dị vật có khả năng cọ xát, gây kích thích cổ bàng quang đều có thể tạo nên hiện tượng tiểu đêm, tiểu nhiều lần. |
Đột quỵ | Khi thần kinh trung ương bị tổn thương, nhiều bộ phận trong cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng, và bàng quang cũng không phải ngoại lệ; gây tiểu nhiều, tiểu đột ngột. |
Ung thư bàng quang | Khối u phát triển gây chèn ép, chảy máu bàng quang dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày. |
Bàng quang tăng hoạt | Khi cơ bàng quang hoạt động không bình thường (quá mức), các cơ sàn chậu và cơ thắt sẽ giãn ra, gây cảm giác mót tiểu, đi tiểu nhiều lần dù lượng nước tiểu trong bàng quang là rất ít. |
Viêm đại tràng | Không phải lúc nào viêm đại tràng cũng gây nên tình trạng đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định (ví dụ: viêm ruột kết hợp viêm đại tràng, biến chứng viêm đại tràng hoặc sự tác động của dịch tụy), viêm đại tràng có thể tạo ra một số triệu chứng liên quan đến tiểu tiện, bao gồm đi tiểu nhiều lần. |
Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều không do bệnh lý
Nguyên nhân | Giải thích chi tiết |
Mang thai | Trong quá trình mang thai, tử cung ở mẹ bầu sẽ to lên do thai nhi phát triển, gây kích thích bàng quang. Đồng thời, khi kết hợp với nội tiết tố do nhau thai tiết ra, mẹ bầu sẽ gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. |
Độ tuổi | Chức năng thận sẽ bị giảm theo độ tuổi, khiến người cao tuổi thường xuyên đi tiểu hoặc có cảm giác muốn đi tiểu. |
Chế độ ăn uống, sinh hoạt | Hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày thường xảy ra ở những người uống nhiều nước trong hoặc ngay sau bữa ăn, sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cafe,… |
Dùng thuốc lợi tiểu | Các loại thuốc được sử dụng để chữa huyết áp cao, phù thũng do suy tim, xơ gan và suy thận đều là những nguyên nhân gây tiểu nhiều lần. |
Căng thẳng kéo dài | Căng thẳng và lo lắng có thể sản sinh hormone căng thẳng, tác động lên bàng quang và mang lại nhiều thay đổi sinh lý của bàng quang; gây đi tiểu nhiều lần cả ban ngày lẫn ban đêm. |
Lưu ý: trên đây chỉ là một số nguyên nhân phổ biến và còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây tiểu nhiều. Do vậy, khi đang gặp hiện tượng này, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá, tư vấn cụ thể về triệu chứng và cách điều trị.
Đi tiểu nhiều lần thận tốt hay xấu?
Như đã trình bày, đi tiểu nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các vấn đề về thận. Tuy nhiên, việc đi tiểu nhiều thận tốt hay xấu còn phụ thuộc vào một số tình huống khác nhau. Cụ thể:
- Đi tiểu nhiều lần là thận tốt
Đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu của việc uống quá nhiều nước. Điều này rất tốt cho hệ thống tiết niệu (đặc biệt là thận), giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, tái hấp thu nước và duy trì lưu thông đường tiết niệu.
- Đi tiểu nhiều lần là thận xấu
Tiểu nhiều do một số bệnh lý như: sỏi thận, suy thận mạn tính được coi là xấu (đối với thận và tình trạng sức khỏe chung). Bởi, lúc này, cơ thể sẽ khó kiểm soát được việc điều tiết, cô đặc nước tiểu, gây nên tình trạng mệt mỏi, chán ăn; khiến sức khỏe người bệnh suy giảm nhanh chóng.
Tiểu nhiều có nguy hiểm không?
Tiểu tiện nhiều lần có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm như: ung thư bàng quang, đột quỵ, suy thận mạn tính,… gây nhiều cản trở trong cuộc sống đồng thời khiến xáo trộn giấc ngủ của người bệnh; khiến tinh thần và sức khỏe sa sút nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, tiểu nhiều lần trong ngày cũng là một trong những thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp và tăng tỉ lệ đột quỵ ở người cao tuổi do phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều lần cũng có thể được coi là bình thường. Ví dụ: uống nhiều nước, ăn hoặc dùng các sản phẩm giúp lợi tiểu,… Do đó, nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề về tiểu nhiều, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ/chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Cách cải thiện và phòng ngừa đi tiểu nhiều lần
Sau khi đã tìm hiểu rõ hiện tượng đi tiểu nhiều lần là thận tốt hay xấu, có nguy hiểm hay không,… nhiều người bệnh thường tỏ ra băn khoăn trong vấn đề cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh.
Trên thực tế, việc điều trị đi tiểu nhiều phụ thuộc vào nguyên nhân hình thành nên tình trạng này. Dưới đây là một số cách phổ biến giúp cải thiện, giảm tần suất tiểu nhiều lần trong ngày.
Điều chỉnh lối sống & chế độ ăn uống khoa học
Theo 2 nghiên cứu Nurses’ Health Study và Health Professionals Follow-up Study do nhóm tác giả Dr. Walter Willett, Dr. Frank Hu và Dr. Meir Stampfer – nhóm tác giả đến từ Trường Y tế Công cộng Harvard và Bệnh viện Brigham and Women’s cho thấy, việc duy trì lối sống lành mạnh có mối liên hệ mật thiết với việc nâng cao sức khỏe. Do đó, nếu bị chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày, bạn có thể áp dụng một vài thay đổi tích cực sau:
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như cồn, cafein,…
- Uống đủ nước và thường xuyên trong ngày
- Tránh các thực phẩm lợi tiểu như dưa hấu, cà chua, dưa chuột,cà tím, atiso,…
- Hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc nhiều hương liệu
- Rèn thói quen đi tiểu vào những khung giờ nhất định trong ngày
Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng đi tiểu nhiều của bạn quá nặng, bác sĩ có thể kê thuốc giúp giảm tần suất đi tiểu. Có 2 loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này, đó là thuốc giảm tiểu tiết và thuốc ức chế cơ bàng quang.
Lưu ý: việc sử dụng thuốc chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Người bệnh tuyệt đối không được phép mua hoặc tự ý sử dụng nếu không muốn gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Rèn luyện cơ bàng quang
Một số bài tập giúp cơ bàng quang hoạt động tốt hơn (kiểm soát việc đi tiểu và kéo dài thời gian trữ nước tiểu) mà bạn có thể thử bao gồm:
- Kegel: Co và nới lỏng cơ bàng quang, giữ nguyên tư thế từ 30 giây – 1 phút rồi thả lỏng. Lặp lại các thao tác này từ 10 – 15 lần, mỗi ngày tập từ 2 – 3 lần tập.
- Yoga: Một số tư thế yoga giúp tăng cường cơ bàng quang và khả năng kiểm soát việc đi tiểu hiệu quả bao gồm: Malasana (tư thế ngồi xổm), và Utkatasana (tư thế ghế ngồi), Baddha Konasana (tư thế cánh bướm),…
- Pilates: Đầu tiên, hãy nằm ngửa trên sàn nhà hoặc thảm yoga với 2 chân uốn lên và đầu gối gập! Sau đó, bạn nâng một chân lên đồng thời giữ đầu gối bằng cả 2 tay. Kế tiếp, kéo chân còn lại gần ngực và di chuyển chân như động tác chạy trên không. Lưu ý, giữ chắc cơ bụng, hít khi kéo chân vào và thở khi đưa chân ra.
- Kéo dài thời gian đi tiểu: Đối với bài tập này, người bệnh chỉ nên đi tiểu khi cảm thấy cần, hạn chế việc đi tiểu quá thường xuyên. Ngay khi có cảm giác buồn đi tiểu, bạn hãy ngừng lại khoảng 10 giây trước khi đi tiểu. Lặp lại quá trình này khoảng 2 – 3 lần mỗi khi đi tiểu và dần kéo dài khoảng thời gian dừng giữa các lần đi tiểu.
- Aerobic: Những bài tập thể dục chất lượng có thể giúp cơ bàng quang hoạt động tốt hơn. Một vài bài tập mà bạn có thể áp dụng đó là đi bộ, chạy bộ, đạp xe và bơi.
Chú ý: Trong quá trình tập luyện, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia thể dục thể thao nhằm đảm bảo rằng bạn đang thực hiện đúng tư thế!
Điều trị tâm lý
Điều trị tâm lý hay trị liệu tâm lý là hệ thống các học thuyết được áp dụng nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, các về đề về cảm xúc và hành vi của cá nhân. Theo đó, khi tâm lý được thoải mái, bàng quang ít bị tác động, giúp giảm tần suất đi tiểu trong ngày.
Một số bài tập/kỹ thuật giảm căng thẳng hiệu quả mà bạn có thể thử đó là: thiền, yoga, đi bộ, bơi lội… Những bài tập có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tinh thần và tình trạng tiểu tiện của người bệnh.
Dùng sản phẩm bổ trợ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp y khoa, để tăng cao hiệu quả điều trị, người đi tiểu nhiều lần cần chú ý kết hợp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm phòng ngừa, cải thiện bệnh tại nhà. Trong đó, một trong những sản phẩm hỗ trợ bàng quang, cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều lần được nhiều người tín nhiệm nhất hiện nay phải kể đến Vương Niệu Đan.
Qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm, Công ty Cổ phần Công Nghệ Cao Thái Minh đã sản xuất thành công sản phẩm Vương Niệu Đan với các nguyên liệu tự nhiên được công nhận có tác dụng tích cực trong việc cải thiện bàng quang, hỗ trợ giảm tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần như: Cao nữ lang, Cọ lùn, Hạt bí đỏ,… Đặc biệt, nhờ được chiết xuất bằng công nghệ cao nên sản phẩm còn có 3 tác dụng chuyên biệt, bao gồm:
- Giảm co thắt, kích thích bàng quang (do bàng quang tăng hoạt)
- Tăng sức khỏe cơ sàn chậu
- Cải thiện giấc ngủ
Từ đó, số lần đi tiểu ở cả 2 giới điều được kiểm soát, cải thiện rõ rệt chỉ sau 2 – 3 tháng sử dụng sản phẩm.
Nhìn chung, tình trạng đi tiểu nhiều thận tốt hay xấu còn phụ thuộc vào từng trường hợp – nguyên nhân hình thành bệnh. Do đó, trước khi tự ý áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào tại nhà, người bệnh cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng, từ đó tìm ra được phương pháp phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, quý bạn đọc có thể lưu lại hoặc gọi tới số hotline 1800 1297 để liên hệ mỗi khi có những thắc mắc về vấn đề tiểu tiện nói chung hoặc sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan nói riêng!