30 phút, 1 tiếng đi tiểu một lần có bất thường không?
Trả lời
Chào chị Mai! Cảm ơn chị đã gửi thắc mắc về chuyên mục sức khỏe, với câu hỏi 30 phút 1 tiếng đi tiểu một lần có bất thường không? của chị chuyên gia sức khỏe sẽ giải đáp qua những thông tin dưới đây:Thế nào là đi tiểu nhiều lần?
Tuy không có con số quy định chính xác số lần đi tiểu nhưng hầu hết mọi người sẽ đi tiểu với tần suất dao động từ 6 - 8 lần trong một ngày. Tần suất này bị ảnh hưởng, thay đổi tùy theo một số yếu tố như: tuổi tác, lượng nước uống hàng ngày, dùng thuốc, hiện diện của bệnh lý trong cơ thể... Những trường hợp đi tiểu quá 10 lần trong ngày được gọi là đi tiểu nhiều. Nếu bạn dung nạp lượng nước vào cơ thể nhiều thì có thể xem đây là biểu hiện bình thường. Nhưng nếu cung cấp nước ít cho cơ thể, không dùng các thuốc lợi tiểu, ăn uống bình thường nhưng vẫn đi tiểu liên tục thì cần chú ý bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý trong cơ thể như hội chứng bàng quang tăng hoạt, nhiễm trùng tiểu, tiểu đường, u bướu đường tiết niệu, dị tật bẩm sinh hệ niệu, suy thận mạn tính...30 phút 1 tiếng đi tiểu một lần có bất thường không?
Đi tiểu là quá trình cơ thể đào thải chất lỏng ra bên ngoài. Trong nước tiểu có chứa nước, axit uric, ure, các chất độc và chất thải được lọc từ bên trong cơ thể. Nước tiểu lưu lại trong bàng quang cho đến khi bàng quang đầy và có cảm giác muốn đi tiểu. Lúc này, nước tiểu được tống ra ngoài cơ thể. Theo các chuyên gia, đi tiểu 30 phút một lần là bình thường trong các trường hợp:- Tiêu thụ nhiều chất lỏng hơn bình thường: Uống nhiều nước có thể làm gia tăng lượng nước tiểu, đặc biệt là các đồ uống có tác dụng lợi tiểu. Một số người không có bệnh lý cơ bản có thể đi tiểu thường xuyên hơn trong ngày sau khi uống các loại đồ uống có cồn hoặc chứa caffein.
- Tuổi tác: Nhiều người đi tiểu thường xuyên hơn, thậm chí 30 phút một lần khi họ già đi. Tuy nhiên, hầu hết những người trên 60 tuổi không đi tiểu nhiều hơn 2 lần mỗi đêm. Nếu phải thức dậy đi tiểu nhiều hơn tần suất trên là điều bất thường, cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Thời kỳ sinh nở: Giai đoạn mang thai và những tuần đầu sau sinh cũng có thể gây ảnh hưởng tới tần suất đi tiểu. Khi mang thai, thai phụ sẽ đi tiểu nhiều hơn do sự thay đổi chất lỏng và áp lực bàng quang khi thai nhi lớn dần lên. Sau sinh, cơ thể phụ nữ cũng có lượng nước tiểu tăng lên do lượng chất lỏng bổ sung mà cơ thể nhận trong quá trình chuyển dạ và phản ứng tự nhiên của cơ thể để huy động và loại bỏ chất lỏng sau sinh.
- Tác dụng thuốc: Một số loại thuốc dùng cho những người có vấn đề về tim, huyết áp cao hoặc chức năng thận kém có tính lợi tiểu. Các loại thuốc nào kéo thêm chất lỏng ra khỏi máu và di chuyển vào thận khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Bàng quang tăng hoạt: Là chứng bệnh phổ biến gây ra các triệu chứng về tiểu tiện như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm. Theo thống kê cho thấy, ở nước ta có khoảng hơn 10 triệu người đang có các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, chiếm khoảng 11% dân số.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Điều này có thể khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn, tiểu gấp, có cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, đau lưng. Nhiễm trùng rất phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới.
- Viêm bàng quang kẽ: Mặc dù không liên quan tới nhiễm trùng nhưng bệnh gây ra các triệu chứng tương tự nhiễm trùng tiểu khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu gấp, đau bụng dưới hoặc hố chậu.
- Bệnh tiểu đường: Những người bị đái tháo đường rất dễ đi tiểu nhiều lần do lượng đường dư thừa tăng đào thải qua nước tiểu nên mới xảy ra tình trạng 30 phút đi tiểu một lần.
- Bệnh lý tuyến tiền liệt: U xơ tuyến tiền liệt gây chèn ép niệu đạo, kích thích bàng quang ngay cả khi ít nước tiểu khiến người bệnh phải đi tiểu ngay.
- Hạ canxi huyết hoặc tăng canxi huyết : Mức canxi cao hoặc mức canxi thấp gây ảnh hưởng tới chức năng của thận và có thể ảnh hưởng tới lượng nước tiểu.
- Yếu cơ sàn chậu: Khi các cơ vùng chậu bị mất sức, một người có thể đi tiểu thường xuyên hơn. Thường thì đây là kết quả của việc sinh nở.
30 phút, 1 tiếng đi tiểu một lần kéo dài có gây nguy hiểm không?
Đi tiểu thường xuyên gây ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh, từ sinh hoạt hàng ngày, công việc, các mối quan hệ. Không chỉ vậy, tình trạng này còn cảnh báo những nguy cơ bệnh lý về sức khỏe. Những ảnh hưởng phải kể đến như: Giảm chất lượng cuộc sống Hiện tượng 30 phút đi tiểu một lần khiến người bệnh phải "làm bạn" với nhà vệ sinh cả ngày. Bạn sẽ không tập trung cho công việc vì thường xuyên phải vào nhà vệ sinh. Đặc biệt, đi tiểu vào ban đêm còn gây gián đoạn giấc ngủ. Khi giấc ngủ bị ảnh hưởng, các vấn đề về tâm, sinh lý cũng chịu tác động tiêu cực. Ngoài ra, 30 phút đi tiểu một lần còn khiến người bệnh mặc cảm, tự ti khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Nhiều người thậm chí còn nhịn uống nước vì sợ phải đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm bởi uống ít nước có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu khiến các triệu chứng trầm trọng hơn. Gây mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện Hiện tượng cứ 30 phút lại đi tiểu một lần lặp đi lặp lại nhiều lần có thể khiến người bệnh mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện và gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện như són tiểu, tiểu gấp, tiểu không tự chủ... Nguy cơ mắc bệnh lý khác Tình trạng đi tiểu nhiều liên tục 30 phút, 1 tiếng một lần nếu do nguyên nhân từ bệnh lý mà không được khắc phục sớm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh thận, huyết áp hoặc tim mạch... và nguy hiểm cho người bệnh.Cần làm gì để kiểm soát tình trạng hay bị mắc tiểu?
Có thể thấy rằng việc đối mặt với chứng 30 phút đi tiểu một lần quả thực không hề dễ dàng. Thực tế, nó còn là triệu chứng cho thấy các vấn đề liên quan tới hệ tiết niệu. Để hạn chế đi tiểu quá nhiều lần chị Mai có thể áp dụng một số mẹo sau đây:Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Ngay cả khi đang được điều trị nguyên nhân gây 30 phút đi tiểu một lần, chị cẫn nên có những điều chỉnh về dinh dưỡng, lối sống nhằm kiểm soát việc đi tiểu tốt hơn. Cụ thể:- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm táo bón, gián tiếp cải thiện lưu lượng nước tiểu.
- Hạn chế đồ ăn thức uống có tính kích thích bàng quang như cam, chanh, rượu bia, cà phê, soda, đồ uống có ga...
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày.
- Bổ sung thực phẩm giàu probiotic giúp hỗ trợ sức khỏe cơ thể.
- Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế áp lực lên cơ vùng chậu và bàng quang.
- Hạn chế căng thẳng, mất ngủ, stress... bởi đây là nguyên nhân gây kích thích bàng quang dẫn tới tình trạng 30 phút đi tiểu một lần.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu, cơ bàng quang.
Huấn luyện cho bàng quang
Một số bài tập sau đây giúp huấn luyện bàng quang, kiểm soát hoạt động tiểu tiện tốt hơn:- Bài tập Kegel : Bài tập giúp tăng cường các cơ của xương chậu và niệu đạo đồng thời hỗ trợ bàng quang hoạt động hiệu quả hơn. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn hãy thực hiện các bài tập kegel từ 10 - 20 lần mỗi hiệp, 3 lần mỗi ngày, trong ít nhất từ 4 - 8 tuần.
- Phản hồi sinh học: Được sử dụng cùng với bài tập kegel, liệu pháp phản hồi sinh học cho phép người bệnh nhận thức rõ hơn về cách hoạt động của cơ thể họ. Việc nâng cao nhận thức này có thể giúp người bệnh cải thiện khả năng kiểm soát các cơ vùng chậu của họ một cách hiệu quả.
- Huấn luyện bàng quang : Điều này liên quan tới việc huấn luyện bàng quang giữ nước tiểu trong thời gian lâu hơn. Quá trình đào tạo này thường kéo dài từ 2 - 3 tháng.
Cách điều trị được bác sĩ đề xuất
Điều trị chứng 30 phút, 1 tiếng đi tiểu một lần tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra. Trước tiên, bác sĩ sẽ điều trị bất kỳ bệnh chính gây đi tiểu thường xuyên. Nếu do nhiễm trùng, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng. Can thiệp tiểu phẫu nếu tiểu nhiều lần do u tuyến tiền liệt...Dùng Vương Niệu Đan cải thiện chứng tiểu nhiều lần
Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:- Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
- Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
- Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân uống thuốc tây đi tiểu nhiều lần? Làm sao để khắc phục
- Cọ lùn – “thần dược” hỗ trợ tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ
- Trung bình 1 ngày đi tiểu mấy lần? Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe
- Bệnh viêm đường tiết niệu và những thông tin cần lưu ý
- Cây nữ lang: Công dụng, thành phần và lưu ý khi dùng
Câu hỏi liên quan
- Nguyên nhân uống thuốc tây đi tiểu nhiều lần? Làm sao để khắc phục
- Cọ lùn – “thần dược” hỗ trợ tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ
- Trung bình 1 ngày đi tiểu mấy lần? Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe
- Bệnh viêm đường tiết niệu và những thông tin cần lưu ý
- Cây nữ lang: Công dụng, thành phần và lưu ý khi dùng