Són tiểu ở nữ: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị
Són tiểu ở nữ khiến nhiều người lo lắng bởi tình trạng gây mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống cũng như công việc của các chị em. Bài viết sau đây sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan tới tình trạng này để bạn đọc cùng tham khảo.
Són tiểu ở nữ là gì?
Theo bác sĩ chuyên khoa, són tiểu ở nữ là hiện tượng nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài và không theo ý muốn. Y học gọi tình trạng này là tiểu không tự chủ hoặc tiểu không kiểm soát. Són tiểu xảy ra nếu cơ vòng bàng quang bị tăng áp lực một cách đột ngột và không đủ khỏe mạnh để có thể chèn ép niệu đạo đóng lại. Vì thế, hiện tượng dẫn tới việc nước tiểu bị rò rỉ ra bên ngoài.
Lý giải vì sao tình trạng tiểu són ở nữ giới cao hơn nam giới, chuyên gia cho biết do niệu đạo của nữ ngắn hơn so với nam. Thể trạng sức khỏe và các tác động từ bên ngoài cũng khiến bệnh lý này phổ biến ở nữ hơn.
Són tiểu ở nữ giới khiến nhiều chị em lo lắng
Bên cạnh đó, lượng nước tiểu bị rò rỉ ở từng người sẽ không giống nhau, phụ thuộc vào loại són tiểu mắc phải và cơ địa. Hiện có 4 dạng són tiểu ở nữ phổ biến nhất, bao gồm:
- Són tiểu do tiểu gấp: Đây là tình trạng người nữ không thể giữ nước tiểu đủ lâu để có thể tới nhà vệ sinh. Cảm giác thường là muốn đi tiểu đột ngột và đi tiểu liên tục nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần không nhiều. Chuyên gia cảnh báo đây có thể là một biểu hiện riêng biệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cần được thăm khám.
- Són tiểu dưới áp lực: Là hiện tượng bị rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi, ho, cười, lúc giao hợp,… những hành động có thể gây áp lực lên bàng quang.
- Són tiểu chức năng: Là tình trạng rò rỉ nước tiểu khi đang bị mắc tiểu nhưng do thể trạng sức khỏe nên bệnh nhân không thể kịp tới nhà vệ sinh. Bệnh nhân có thể đang gặp chấn thương, viêm khớp hoặc một số khuyết tật khác.
- Són tiểu do tràn đầy: Đây là tình trạng bị rò rỉ nước tiểu khi lượng nước đã vượt quá khả năng chứa của bàng quang.
Nguyên nhân gây són tiểu ở nữ giới
Nhận biết các nguyên nhân gây ra tình trạng bị són tiểu ở nữ sẽ giúp tìm ra biện pháp can thiệp, điều trị phù hợp. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này để bạn đọc cùng tham khảo.
Chế độ tập luyện và vận động
Khi phải làm các công việc khuân vác nặng nhọc hoặc tập luyện cường độ cao như chạy bộ, đạp xe, nâng tạ,… bàng quang sẽ phải chịu áp lực lớn và làm suy yếu hệ thống nâng đỡ sàn chậu ở đường tiểu dưới. Điều này dẫn tới tình trạng són tiểu
Tính chất công việc khuân vác nặng nhọc, chế độ tập luyện ở cường độ cao như nâng tạ, chạy bộ, đạp xe… có thể khiến bàng quang chịu một áp lực lớn, suy yếu hệ thống nâng đỡ sàn chậu đối với đường tiểu dưới là bàng quang và niệu đạo dẫn đến hiện tượng són tiểu.
Chế độ dinh dưỡng
Són tiểu ở phụ nữ còn có thể do chế độ dinh dưỡng, việc thường xuyên nạp vào cơ thể đồ ngọt, nước uống có gas, bia, rượu, gia vị cay,.. có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng kích thích bàng quang. Từ đó làm tăng lượng nước tiểu, gây quá tải cho hệ thống tiết niệu, dẫn tới hiện tượng tiểu không kiểm soát và tiểu són.
Sử dụng nhiều bia, rượu tăng nguy cơ gây són tiểu
Tác dụng phụ của thuốc
Són tiểu ở nữ còn có thể xảy ra do việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý. Trong đó có thể kể tới thuốc lợi tiểu, giảm đau, nhuận tràng, thuốc an thần. Chị em nên tới gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp.
Ngoài những nguyên nhân nói trên, hiện tượng són tiểu ở nữ còn xảy ra do những thay đổi về thể chất ở bên trong cơ thể chị em như: Do mang thai, sinh con, mãn kinh, thừa cân béo phì, di chứng phẫu thuật tử cung,…
Dấu hiệu phụ nữ bị tiểu són
Bác sĩ chuyên khoa cho biết ở mỗi người, triệu chứng són tiểu sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại, nếu nhận thấy các dấu hiệu sau thì rất có thể bạn đã mắc chứng bệnh này:
- Có hiện tượng rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài khi hắt hơi, ho, chạy nhảy, quan hệ tình dục hoặc phải khuân vác đồ vật nặng.
- Khi có cảm giác mắc tiểu thì đi ngay nhưng vẫn không kịp.
- Nhận thấy hoạt động đi tiểu bất thường, tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại không nhiều, đái dầm, quần ướt cả ngày và có kèm mùi hôi khó chịu,…
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc phải tình trạng són tiểu ở nữ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bác sĩ chuyên khoa cho biết thêm, tình trạng tiểu són ở phụ nữ thường cao gấp 4 lần so với ở nam giới do liên quan tới sinh nở, mang thai và mãn kinh. Thậm chí, chị em sẽ tăng nguy cơ bị són tiểu nếu như mắc thêm các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Phụ nữ mang thai, sinh con nhiều lần có nguy cơ cao bị són tiểu
- Từng sinh con nhiều lần.
- Trọng lượng thai nhi sinh ra lớn.
- Cuộc sinh bị rách cửa mình quá nhiều.
- Phụ nữ có tiền sử mổ cắt tử cung hoặc mổ sa sinh dục.
Các yếu tố khác có thể tác động tới tình trạng bị són tiểu ở phụ nữ bao gồm: Tình trạng thừa cân, béo phì, mắc bệnh lý nền như cao huyết áp hoặc đái tháo đường, bị táo bón, ho kéo dài nhiều ngày, mắc bệnh nhiễm trùng được tiểu, sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,…
Són tiểu ở phụ nữ nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng són tiểu ở nữ nếu không được thăm khám sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả có thể gây ra nhiều biến chứng, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống của người mắc. Những biến chứng nguy hiểm mà hiện tượng này có thể gây ra bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Tình trạng tiểu không kiểm soát có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Vấn đề về da: Tiểu nhiều, són tiểu ở nữ khiến da thường xuyên ẩm ướt, hiện tượng kéo dài có thể làm lở loét, nhiễm trùng, phát ban.
Bên cạnh đó, són tiểu ở nữ còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, cuộc sống của người mắc, tạo ra tâm lý tự ti khi giao tiếp. Do đó, chị em nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời, phù hợp.
Phương pháp chẩn đoán són tiểu
Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng són tiểu ở nữ, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh lý, nhóm các loại thuốc đang sử dụng, số lần đi tiểu trong ngày và lượng nước tiểu kèm theo các triệu chứng gặp phải, cụ thể như sau:
Xét nghiệm nước tiểu được bác sĩ chỉ định với bệnh nhân bị són tiểu
- Làm xét nghiệm nước tiểu: Mục đích là để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có) trong nước tiểu.
- Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ tiến hành khám âm đạo, siêu âm vùng chậu, kiểm tra cơ sàn chậu, đo lượng nước tiểu có trong bàng quang sau khi bệnh nhân đi tiểu.
- Đo niệu động học: Phương pháp được thực hiện nhằm khảo sát quá trình đi tiểu, tồn lưu nước tiểu sau khi đi, đo áp lực bàng quang để phát hiện các bất thường và đưa ra biện pháp điều trị.
Chữa són tiểu ở phụ nữ như thế nào?
Chữa són tiểu ở phụ nữ cần phải căn cứ vào tình trạng, nguyên nhân và loại són tiểu cụ thể. Bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp điều trị tự nhiên, ít xâm lấn và chỉ khi không đạt hiệu quả mới nên cân nhắc các phương pháp khác.
- Tập luyện bàng quang: Bác sĩ căn cứ vào nhật ký bàng quang để điều chỉnh lịch trình đi tiểu của bệnh nhân nhằm kéo dài thời gian giữa các lần và tạo thói quen giữ nước tiểu lâu hơn ở bàng quang.
Chị em có thể luyện tập cơ sàn chậu bằng bài Kegel
- Luyện tập cơ sàn chậu: Người bệnh có thể thực hiện bài tập cơ sàn chậu Kegel để củng cố sức khỏe cũng như biết cách thư giãn, kiểm soát dòng chảy nước tiểu, ngăn chúng không rò rỉ ra ngoài.
- Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc chữa són tiểu ở phụ nữ, nhằm giúp thư giãn cơ bàng quang, ngăn chặn các cơn co thắt, chặn tín hiệu thần kinh làm tăng cảm giác muốn tiểu gấp.
- Dùng thiết bị y tế: Một cách chữa bệnh són tiểu ở phụ nữ khác được chỉ định là dùng các thiết bị y tế. Trong đó có thể kể tới việc đặt vòng nâng trong âm đạo hoặc dùng chất làm đầy quanh niệu đạo.
- Phẫu thuật: Khi các biện pháp nói trên chưa đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, bác sĩ có thể tư vấn bệnh nhân sử dụng biện pháp phẫu thuật để cải thiện tình trạng són tiểu ở nữ.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng són tiểu?
Cùng với các biện pháp điều trị, để chấm dứt hoàn toàn tình trạng són tiểu ở nữ, chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Thăm khám càng sớm càng tốt: Khi phát hiện triệu chứng, chị em nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng, nguyên nhân gặp phải và có phác đồ điều trị phù hợp.
- Thực hiện lối sống lành mạnh: Hạn chế việc uống quá nhiều nước trong ngày, không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu là điều chị em cần ghi nhớ và thực hiện. Ngoài ra, chế độ ăn uống nên bổ sung thêm chất xơ để tránh tình trạng táo bón kéo dài và có cân nặng ổn định.
- Vận động và tập luyện: Chị em nên làm việc nhẹ nhàng, không quá gắng sức để tránh gây áp lực tới bàng quang. Ngoài ra, các bài tập nhẹ nhàng cũng sẽ giúp vùng cơ sàn chậu có được sức khỏe tốt nhất.
Vương Niệu Đan là sản phẩm được nhiều chị em tin dùng để cải thiện tình trạng són tiểu
Bên cạnh những biện pháp nói trên, chị em có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ nhằm cải thiện chứng són tiểu ở nữ. Hiện nay, Vương Niệu Đan là viên uống được nhiều chị em truyền tai nhau về tính hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiết rắt ở cả nam và nữ. Đặc biệt, người lớn tuổi cũng có thể sử dụng sản phẩm này mà không phải lo lắng tới tác dụng phụ bởi viên uống có chứa 100% thảo dược tự nhiên quý hiếm.
Việc sử dụng viên uống cũng rất đơn giản, bệnh nhân có thể dùng hàng ngày để tăng hiệu quả. Khi được kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện và một tinh thần thoải mái, các hiện tượng tiểu són, tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần sẽ thuyên giảm.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan tới tình trạng són tiểu ở nữ để quý bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp các kiến thức hữu ích để bạn có được sức khỏe tốt nhất.