[TÌM HIỂU] 5 nhóm thuốc điều trị tiểu không tự chủ phổ biến
Tiểu không tự chủ là triệu chứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy mà cũng sẽ có những thuốc điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây nên bệnh. Bài đọc dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về chứng tiểu không tự chủ và các thuốc điều trị để mọi người có cái nhìn tổng quan về tình trạng bệnh này.
Mục lục
Tổng quan về chứng tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ là tình trạng người mắc mất kiểm soát trong việc bài tiết nước tiểu, có thể gặp ở cả hai giới và ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, theo thống kê, tình trạng này chủ yếu gặp ở người cao tuổi, 30% ở nữ giới và 15% ở nam giới.
Bình thường, khi nước tiểu trong bàng quang khoảng 400ml sẽ kích thích bộ phận nhận cảm áp suất, gây ra phản xạ tiểu tiện. Các xung cảm giác kích thích trung tâm phó giao cảm chi phối bàng quang làm co cơ thành bàng quang và giãn cơ trơn. Co cơ thành bàng quang làm áp suất bàng quang tăng, kích thích sợi cảm giác về vỏ não gây cảm giác mót đi tiểu. Dưới sự chỉ đạo của vỏ não, cơ trơn giãn ra gây động tác tiểu tiện.
☛ Tìm hiểu đầy đủ: Tiểu không tự chủ là gì?
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ
Hiện tượng tiểu không tự chủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên lâm sàng, tiểu không tự chủ được phân làm 5 loại chính dưới đây:
- Tiểu gấp không tự chủ: là sự rò rỉ nước tiểu (với thể tích từ trung bình tới lớn) ngay khi người bệnh có nhu cầu đi tiểu, chưa kịp đến nhà vệ sinh. Tiểu gấp không tự chủ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là về ban đêm vì khiến người bệnh phải dậy nhiều lần để đi tiểu. Tình trạng này hay gặp ở người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ bị viêm teo âm đạo do tuổi già.
- Tiểu không tự chủ dưới áp lực: do áp lực ổ bụng tăng đột ngột gây áp lực đè lên bàng quang (ho, hắt hơi, cười…) khiến người bệnh tiểu không tự chủ. Bệnh hay gặp ở phụ nữ sau sinh, nam giới sau khi tiến hành một số thủ thuật (cắt tuyến tiền liệt), người béo phì.
- Tiểu không tự chủ do bàng quang đầy: tình trạng này xảy ra do bàng quang đầy quá mức trong khi cơ bàng quang yếu khiến người bệnh không thể tự chủ được việc tiểu tiện.
- Tiểu không tự chủ chức năng: là sự thoát nước tiểu do người bệnh suy yếu về thể chất hoặc giảm nhận thức khiến người bệnh không thể đi vệ sinh kịp.
- Tiểu không tự chủ phối hợp: là sự kết hợp bất kỳ của các loại trên.
Theo đó cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu không tự chủ ở người bệnh, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Bàng quang bị kích thích, tăng lượng nước tiểu do sử dụng rượu bia, cà phê, soda và đồ uống có ga…
- Bệnh lý gây tình trạng tiểu không tự chủ: sỏi bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, u tuyến tiền liệt…
- Sau khi sinh con: sinh con tự nhiên có thể làm sa sàn cơ sàn chậu do tổn thương thần kinh bàng quang, khiến các cơ quan nằm trong vùng chậu bị lệch khỏi vị trí bình thường dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.
- Phụ nữ trong thai kỳ: trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ có thay đổi rất lớn cộng với sự thay đổi về kích thước thai nhi trong vùng chậu có thể gây nên tình trạng tiểu không tự chủ.
- Tuổi tác: Cơ sàn chậu bị suy yếu, cơ bàng quang bị lão hóa làm cho lượng nước tiểu tích được càng ít, các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên hơn, khiến người cao tuổi muốn đi tiểu nhiều hơn.
- Tổn thương não gây mất phản xạ tiểu tiện dẫn đến tiểu không tự chủ như: bệnh alzheimer, đột quỵ, bệnh Parkinson…
☛ Tham khảo thêm: Tiểu không tự chủ vào ban đêm có nguy hiểm không?
Các loại thuốc điều trị tiểu không tự chủ
Thuốc điều trị chứng tiểu không tự chủ có nhiều loại, phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc chính được sử dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt.
Thuốc kháng sinh
Một số thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam, quinolon… được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do viêm nhiễm đường tiết niệu.
Thuốc kháng cholinergic
Thuốc kháng cholinergic là thuốc có tác dụng ức chế chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Một số thuốc kháng cholinergic bao gồm: Darifenacin, Solifenacin, Fesoterodine, Imipramine…
Nhóm thuốc kháng cholinergic làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động và giãn các cơ trơn hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu. Vì vậy, trong điều trị tiểu không tự chủ, thuốc giúp làm giảm áp lực của bàng quang, được sử dụng để điều trị tình trạng tiểu gấp không tự chủ.
Tác dụng không mong muốn bao gồm: táo bón, miệng khô, mờ mắt, mặt đỏ…
Lưu ý: Thuốc có tác dụng kháng cholinergic mạnh nên cần thận trọng khi sử dụng ở người cao tuổi.
Thuốc chẹn alpha
Thuốc chẹn alpha là thuốc ức chế giải phóng noradrenalin làm giãn cả động mạch và tĩnh mạch, từ đó gây giảm sức cản ngoại vi. Một số thuốc có thể kể đến là: Alfuzosin, Doxazosin, Prazosin, Silodosin, Tamsulosin, Terazosin…
Trong điều trị tiểu không tự chủ,nhóm thuốc chẹn alpha giúp làm giảm áp lực cổ bàng quang và các cơ tuyến tiền liệt nam giới, giảm thể tích nước tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu, tăng tốc độ dòng chảy, hỗ trợ làm trống bàng quang nhanh hơn.
Tác dụng không mong muốn: suy nhược, hạ huyết áp tư thế đứng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa.
Thuốc Mirabegron
Mirabegron có bản chất là chất chủ vận mạnh, có tác dụng chọn lọc trên beta-3 adrenergic. Thuốc gắn vào thụ thể của beta-3 adrenergic giúp thư giãn cơ bàng quang, tăng lượng nước tiểu được thải ra trong một lần đi tiểu, làm trống bàng quang hoàn toàn. Mirabegron được sử dụng để điều trị tiểu gấp có hoặc không tự chủ, tiểu nhiều lần.
Tác dụng không mong muốn: tăng huyết áp, đau đầu, táo bón, tiêu chảy.
Thuốc bổ sung estrogen
Thiếu hụt estrogen trong thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh là một trong những nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở nữ giới. Thuốc bổ sung estrogen cho nữ giới để điều trị tình trạng này chủ yếu là estrogen liều thấp, tại chỗ dưới dạng kem bôi, miếng dán, thuốc đặt âm đạo.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc bổ sung estrogen có thể gây: ung thư vú, tăng huyết áp…
Một số phương pháp giúp làm giảm tiểu không tự chủ
Ngoài việc sử dụng thuốc như đã nêu ở trên, người bệnh có thể kết hợp cùng với các phương pháp dưới đây để việc điều trị chứng tiểu không tự chủ có hiệu quả cao hơn.
Tập luyện bàng quang
Tập luyện bàng quang là tập đi tiểu chu kỳ, thường mỗi lần đi tiểu cách nhau 2-3 giờ. Người bệnh sẽ được nhắc mỗi khi đến giờ đi tiểu (dù có hoặc không có cảm giác buồn tiểu). Ban đầu khi mới luyện tập, khoảng cách giữa các lần đi tiểu là 2-3 giờ, sau đó có thể tăng lên 3-4 giờ khi thức.
Bài tập Kegel
Bài tập Kegel là bài tập tác dụng lên cơ của sàn chậu. Cơ của sàn chậu là các cơ giúp nâng đỡ các cơ quan nằm trong vùng chậu như: bàng quang, niệu đạo, ruột… Bài tập này giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ vùng chậu, kiểm soát được tình trạng tiểu không tự chủ, duy trì chức năng tình dục.
Bài tập Kegel được chia ra làm 2 loại riêng dành cho nam giới và nữ giới:
- Với nữ giới có 4 bài tập phổ biến, dễ thực hiện, hiệu quả cao, có thể thực hiện tại nhà gồm: bài tập co cơ nhanh, bài tập co cơ chậm, bài tập Kegel nằm, bài tập Kegel đứng.
- Với nam giới thì các bài tập Kegel tư thế nằm được ưu tiên.
Điểm giống nhau của các bài tập này là người bệnh cần thực hiện co các cơ vùng chậu từ 5-10 giây, sau đó thả lỏng 10 giây, thực hiện 10 – 15 lần mỗi ngày, mỗi ngày ít nhất 1 lần.
☛ Tham khảo: TOP 7 bài tập tăng cơ sàn chậu
Kích thích điện
Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng dòng điện để co các cơ chậu vùng chậu từ đó giúp nâng cơ sàn chậu.
Phương pháp kích thích điện thường được sử dụng phối hợp cùng các phương pháp trên để điều trị tiểu không tự chủ chức năng.
Vương Niệu Đan – Giải pháp cho bệnh nhân tiểu không tự chủ
Người gặp tình trạng tiểu không tự chủ thường xấu hổ, tự ti, căng thẳng, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm. Hiểu được nỗi lo đó của người bệnh, Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh đã cho ra đời sản phẩm bảo vệ sức khỏe mang tên Vương Niệu Đan giúp hỗ trợ điều trị tiểu không tự chủ.
Vương Niệu Đan ra đời dựa trên ứng dụng nghiên cứu hiệu quả tác dụng của dược liệu trên hệ tiết niệu. Sản phẩm có thành phần gồm: dịch chiết Cọ lùn, Hạt bí đỏ, cao chiết Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Nữ lang.
Sản phẩm tác động lên tiết niệu dựa trên 3 cơ chế:
- Giảm co thắt, tăng độ dãn bàng quang: nhờ tác động từ Uvarox (hỗn hợp gồm chiết xuất Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược)
- Tăng sức khỏe cơ sàn chậu: từ công dụng của Vispo ™ (chiết xuất Cọ lùn).
- Cải thiện giấc ngủ: từ tác dụng của Hạt bí đỏ và Nữ lang lên thần kinh.
Theo đó, đối với người mắc chứng tiểu không tự chủ, Vương Niệu Đan giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là ở người già, phụ nữ sau sinh, thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh…
Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY
HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà