Bị tiểu đêm nhiều uống thuốc gì hiệu quả?

Bị tiểu đêm nhiều uống thuốc gì hiệu quả?
Bị tiểu đêm nhiều uống thuốc gì hiệu quả?

Tiểu đêm gây ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, sức khỏe, tâm lý và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.  Do đó cần phải có biện pháp giúp điều trị tình trạng tiểu đêm hiệu quả và một trong những cách được sử dụng phổ biến là uống thuốc. Vậy Tiểu đêm nhiều uống thuốc gì?

Tình trạng tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải thức dậy đi tiểu nhiều vào ban đêm. Mỗi đêm cần phải dậy đi tiểu nhiều hơn 2 lần. Bình thường, cơ thể sẽ tiết ra hoocmon chống bài niệu giúp cô đặc nước tiểu giúp cơ thể có thể ngủ liên tục 6-8 tiếng mà không cần thức dậy để đi tiểu.

Tình trạng tiểu đêm tuy không phải là bệnh lý nhưng đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó hoặc đơn giản chỉ do vấn đề về chế độ ăn uống không hợp lý. Tình trạng tiểu đêm khiến cho người bệnh thường xuyên phải thức dậy để đi tiểu khiến cho giấc ngủ bị xáo trộn, lâu dần khiến cho cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải thức dậy đi tiểu nhiều vào ban đêm
Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải thức dậy đi tiểu nhiều vào ban đêm

Do đó người bệnh cần tìm ra nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị sớm. Sau đây là nguyên nhân cũng như một số loại thuốc trị tiểu đêm hiệu quả.

Nguyên nhân gây tiểu đêm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tình trạng tiểu đêm. Dưới đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng tiểu đêm.

Uống nhiều nước

Đây là nguyên nhân hay gặp cũng như khá phổ biến gây nên tình trạng tiểu đêm.  Khi mà bạn uống quá nhiều nước, đặc biệt là trước khi đi ngủ lúc này lượng nước được cung cấp nhiều gây dư thừa khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn nhằm loại bỏ lượng nước thừa này. Điều này khiến cho bàng quang sẽ nhanh đầy dẫn đến tình trạng buồn tiểu nhiều từ đó gây nên tình trạng tiểu đêm.

Đang trong giai đoạn mang thai

Đang trong giai đoạn mang thai người chị em thường xuyên phải thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm đặc biệt vào những tháng cuối của thai kỳ, đây là hiện tượng rất bình thường mà nhiều chị em gặp phải. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi gây chèn ép lên bàng quang khiến cho bằng quang chứa được ít nước tiểu hơn, điều này làm chị em bị đi tiểu nhiều kể cả vào ban đêm.

Tiểu đêm trong giai đoạn mang thai
Tiểu đêm trong giai đoạn mang thai

Vấn đề tuổi tác

Khi tuổi càng cao các khiến các cơ quan trong cơ thể làm việc kém hiệu quả, đặc biệt là bàng quang. Khi chức năng của bàng quang bị suy yếu dẫn đến tình trạng tiểu đêm xuất hiện, chính vì vậy mà tình trạng tiểu đêm rất thường hay gặp ở người lớn tuổi.

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc có thể gây nên tác dụng phụ gây nên tình trạng tiểu đêm có thể xảy ra. Một trong những loại thuốc gây tác dụng phụ lợi tiểu có thể kể đến như điều trị bệnh tăng huyết áp, điều trị phù ngoại biên cụ thể như Furosemide (Lasix); demeclocycline; lithium; methoxyflurane; phenytoin; propoxyphene….

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức mà không có sự kiểm soát của cơ thể và gây ra cảm giác buồn tiểu đột ngột cần đi tiểu ngay. Điều này gây nên tình trạng người bệnh gặp phải chứng rồi loạn tiểu tiện từ đó dẫn đến việc xuất hiện tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu không tự chủ,…

Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh khá thường gặp ở nam giới ở độ tuổi trung niên. Bệnh này xuất hiện là do tuyến tiền liệt ở nam giới gia tăng về kích thước gây chèn ép lên bàng quang cũng như niệu đạo. Điều này khiến cho người bệnh thường gặp các dấu hiệu phổ biến như tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu són hay tiểu buốt.

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu được hình thành ở thận, bàng quang, niệu quản hay niệu đạo, sỏi xuất hiện là do những muối khoáng hòa tan như canxi, urat,.. có trong nước tiểu đọng lại gây nên tình trạng sỏi. Nếu để lâu sỏi gia tăng về kích thước vây kích thích bàng quang hay gây cản trở dòng nước tiểu, điều này khiến cho người bệnh thường gặp phải những triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, dòng nước tiểu buốt,…

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh xuất hiện do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo. Bệnh nếu để lâu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ khiến vi khuẩn phát triển lên bàng quang và thận. Khi bị nhiễm trường đường tiết niệu người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như tiểu đêm, tiểu buốt, đi tiểu ra máu, nước tiểu đục, bị căng tức vùng bụng dưới,….

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh xuất hiện do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh xuất hiện do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo

Tiểu đường

Tiểu đường là bệnh nguyên nhân do rối loạn việc chuyển hóa glucose trong máu do insulin bị thiếu hoặc có tác dụng kém. Điều này khiến cho lượng đường trong máu bị dư thừa khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để đài thải lượng đường này ra ngoài thông qua đường tiểu. Do đó đây chính là nguyên nhân khiến cho người bị tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần.

Khi nào nên sử dụng thuốc trị tiểu đêm?

Tình trạng đi tiểu đêm gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sinh hoạt, khiến người bệnh luôn có cảm giác lo lắng. Tình trạng này không những gây ảnh hưởng đến mình mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh khi đang ngủ ngưới bên cạnh phải dậy đi tiểu nhiều. Đối với một số người khó ngủ lại được thì tiểu đêm là cả một nỗi lo lớn.

Do đó khi thấy tình trạng này đầu tiên bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt điểu độ và theo dõi xem tình trạng tiểu đêm có thuyên giảm hay không. Nếu không giảm mà dấu hiệu tiểu đêm còn tăng lên thì lúc này bạn cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc và bạn cần tuân theo đúng sự chỉ định thì tình trạng tiểu đêm của bạn sẽ dần thuyên giảm. Dưới đay là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị tình trạng tiểu đêm, bạn có thể tham khảo.

Những thuốc trị tiểu đêm hiệu quả

Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Cụ thể như sau:

Nhóm thuốc Desmopressin

Nhóm thuốc Desmopressin hoạt động như loại hormone chống bài niệu ADH đây là loại hormone giúp hạn chế lượng nước tiểu từ đó giảm tình trạng tiểu đêm. Nhóm thuốc này có rất nhiều dạng từ dung dịch tiêm, dạng xịt hay dạng uống.

Nhóm thuốc Desmopressin
Nhóm thuốc Desmopressin

Sử dụng nhóm thuốc Desmopressin có thể gây nên những tác dụng phụ như sau:

  • Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy
  • Nôn mửa, chán ăn, bồn chồn, cáu kỉnh, xuất hiện ảo giác
  • Đau cơ, yếu cơ
  • Sưng phù, mắt mờ, tai ù
  • Đau thắt ngực, khó thở, tim đập nhanh
  • Co giật, động kinh

Nhóm thuốc kháng Cholinergic

Nhóm thuốc này có tác dụng làm giãn cơ trên và gây tê tại chỗ, ngăn sự hoạt động của hormone acetylcholine. Điều này giúp ngăn ngùa các cơ co thắt ở bàng quang nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đêm. Thuốc này thường được dùng để trị tiểu đêm nguyên nhân do bàng quang hoạt động quá mức

Một số loại thuốc hay được bác sĩ chỉ định sử dụng có thể kể đến như:

  • Oxybutynin (Thuốc Oxytrol và thuốc Ditropan XL).
  • Tolterodine (Thuốc Detrol và thuốc Detrol LA).
  • Darifenacin (Enablex).
  • Trospium (Sanctura).
  • Fesoterodine (Toviaz).
  • Solifenacin (Vesicare).

Trong quá trình sử dụng nhóm thuốc này thường gây ra những tác dụng phụ mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Gây mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược cơ thể
  • Buồn nôn, khô miệng, mắt mờ, táo bón
  • Mặt đỏ bừng, tim đập nhanh, đau bụng
  • Ảnh hưởng chức năng gan thận
  • Tăng/ giảm huyết áp bất thường

Thuốc lợi tiểu Furosemide

Thuốc lợi tiểu Furosemide cũng là loại thuốc thường được các bác sĩ sử dụng. Thuốc này có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu vào ban ngày và làm giảm lượng nước tiểu vào ban đêm.

Thuốc lợi tiểu Furosemide
Thuốc lợi tiểu Furosemide

Khi sử dụng thuốc này có thể gây nên những tác dụng phụ như:

  • Ù tai, giảm thính lực
  • Ngứa ngáy, chán ăn, vàng da, vàng mắt
  • Đau dạ dày lan sang vùng lưng, nôn
  • Sút cân, cơ thể đau nhức
  • Khó thở, đau tức ngực, ho kèm sốt
  • Choáng váng, người tím tái, khó đứng vững
  • Dị ứng da, phát ban, đau họng, nổi mụn rộp ở lưỡi

Nhóm thuốc chẹn Alpha-1

Nhóm thuốc chẹn Alpha-1 có tác dụng tặng lực cơ ở bàng quang, từ đó giúp bàng quang mở ra dễ dàng hơn từ đó giúp cải thiện tình trạng đi tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu không hết. Nhóm thuốc ngày thường được chỉ định sử dụng đối với nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.

Một số loại thuốc thuốc nhóm chẹn Alpha-1 thường được bác sĩ chỉ định như:

  • Alfuzosin (Uroxatral)
  • Terazosin (Hytrin)
  • Tamsasmin (Flomax)
  • Doxazosin (Cardura)
  • Silodosin (Rapaflo)

Sử dụng nhóm thuốc này bạn có thể gặp một vài tác dụng phụ như:

  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng váng
  • Người mệt mỏi
  • Hạ huyết áp đột ngột

>>> Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới

Nhóm thuốc kháng Androgen

Nhóm thuốc kháng Androgen hay còn được gọi là kháng 5-Alpha, nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào tuyến tiền liệt. Việc này giúp ngăn chặn tuyến tiền liệt bị phì đại gây chèn ép bàng quang và niệu đạo. Điều này sẽ giúp người bệnh đi tiểu dễ đàng hơn từ đó giảm số lần đi tiểu cả ngày và đêm.

Một số thuốc thuốc nhóm kháng Androgen:

  • Finasterid (Proscar)
  • Dutasteride (Avodart)
Nhóm thuốc kháng Androgen
Nhóm thuốc kháng Androgen

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Giảm ham muốn, giảm khả năng cương cứng của dương vật
  • Rối loạn xuất tinh, xuất tinh ngược
  • Người mệt mỏi, đau nhức đầu

Nhóm thuốc kháng muscarinic

Nhóm thuốc kháng muscarinic có tác dụng giúp ngăn chặn sự truyền phát tín hiệu từ thụ thể acetylcholine tới bàng quang, điều này giúp cho bàng quang nghỉ ngơi tránh việc làm việc quá sức. Nhóm thuốc này được sử dụng rất hiệu quả làm giảm tình trạng tiểu đêm nguyên nhân do bàng quang tăng hoạt.

Trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ như:

  • Khô miệng
  • Táo bón
  • Mờ mắt
  • Giảm trí nhớ

Thuốc an thần

Việc phải thức dậy quá nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu dẫn đến tình trạng mất ngủ, mất ngủ lại khiến đi tiểu nhiều. Đây là vong lặp không những gây mất ngủ mà còn làm cho tình trạng tiểu đêm trơ nên ngày một tồi tệ hơn. Khi mà tình trạng này kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, làm gia tăng hoặc trầm trọng thêm các bệnh lý khác (như tim mạch, thần kinh, huyết áp…). Do đó nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc an thần để giúp người bệnh ngủ ngon hơn từ đó ít phải thức dậy từ đó giảm được tình trạng tiểu đêm.

Một số loại thuốc an thần thường được bác sĩ chỉ định:

  • Clopromazin
  • Haloperidol
  • Diazepam
  • Rotunda
  • Phenobarbital
  • Diazepam

TPBVSK Vương Niệu Đan – Cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều

Vương Niệu Đan là sản phẩm được sản xuất từ thảo dược tự nhiên, được nhiều người sử dụng và đánh giá cao trong việc hỗ trợ làm giảm chứng đi tiểu đêm gây mất ngủ. Vương Niệu Đan dùng được cho cả nam và nữ có chức năng bàng quang kém gây đi tiểu đêm mất ngủ, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp và tiểu không tự chủ.

Vương Niệu Đan - Cải thiện tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần ở nam giới 1
TPBVSK Vương Niệu Đan – Cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều

Bởi sự kết hợp hoàn hảo của Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang, Vương Niệu Đan mang đến “3 cơ chế tác động”:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình thư giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Có tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu và cải thiện tốt các chứng rối loạn tiểu tiện.
  3. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ, lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên sản xuất ra ít hơn, làm lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Vì vậy cải thiện giấc ngủ được ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị tiểu đêm

Sử dụng thuốc trị tiểu đêm là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi bởi tính tiện dụng và giúp giảm nhanh tình trạng tiểu đêm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc lại gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó để sử dụng thuốc trị tiểu đêm hiệu quả các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Mối nhóm thuốc trên mỗi nhóm sẽ điều trị cho mỗi bệnh lý nhất đinh, do đó để sử dụng bạn cần đi khám bác sĩ có chuyên môn và thực hiện theo chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng.
  • Trong quá trình điều trị bạn cần chú ý đến liều lượng thời gian uống thuốc đúng theo đơn mà bác sĩ đã kê.
  • Không tự ý sử dụng kết hợp các loại thuốc với nhau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
  • Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kính thích khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Tập thói quen ngủ nghỉ hợp lý, đồng thời giữ tinh thần luôn thoải mái.
  • Ngứng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc.

Trên đây là những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tiểu đêm, nếu có bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo tổng đài 1800.1297 để được chuyên gia giải đáp thêm. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...