Tiểu không tự chủ vào ban đêm - Cảnh báo rối loạn sinh lý cơ thể
Tiểu không tự chủ vào ban đêm là một dạng bệnh hay gặp xảy ra do rối loạn chức năng hệ tiết niệu của cơ thể. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi, không kể giới tính với nhiều ảnh hưởng khó chịu. Tiểu không kiểm soát kéo dài còn cảnh báo các rối loạn tiết niệu – sinh dục khác cần chú ý.
Mục lục
Tìm hiểu về tiểu không tự chủ vào ban đêm
Hệ tiết niệu đảm nhận chức năng đào thải chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Hệ cấu tạo gồm thận và ống dẫn niệu (niệu quản, bàng quang, niệu đạo).
Ngoài thực hiện tạo và thải nước tiểu, hệ tiết niệu cũng tham gia vào ổn định các chức năng của cơ thể bao gồm: điều hoà huyết áp, đường huyết, pH máu… Nhất là đối với nam giới, niệu đạo quan trọng hơn do vừa là đường dẫn tiểu vừa là đường dẫn tinh.
Ở người khỏe mạnh bình thường, ý thức góp phần điều khiển hoạt động đi tiểu qua hệ thống thần kinh. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân khiến hoạt động thần kinh bị ức chế khiến tiểu mất kiểm soát, không tự chủ được.
Tiểu không tự chủ (còn được gọi là tiểu són) là tình trạng mất kiểm soát, mất tự chủ hoạt động của việc tiểu tiện. Tiểu són xảy ra ở mọi độ tuổi song xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi. Theo khảo sát cho thấy khoảng 30% nữ giới và 15% nam giới gặp phải tình trạng này.
Tiểu không tự chủ gồm các loại:
- Tiểu gấp không tự chủ.
- Tiểu không tự chủ dưới áp lực.
- Tiểu không tự chủ do bàng quang đầy.
- Tiểu không tự chủ chức năng.
- Tiểu không tự chủ thể phối hợp.
Tiểu không tự chủ thường xuất hiện bất ngờ hoặc do một tác động, kích thích nào đó lên hệ tiết niệu. Khi xuất hiện vào ban đêm, bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ người bệnh.
Người bệnh thường xuyên bị tỉnh giấc bất chợt, giấc ngủ chập chờn do số lần đi tiểu nhiều và buồn tiểu khó kiểm soát. Theo đó, thần kinh dễ bị căng thẳng ức chế gây ra mệt mỏi, stress, mất ngủ.
Tiểu không tự chủ vào ban đêm làm giảm chất lượng sống. Đối với người thiếu ngủ, người có bệnh khó đi lại… thì đây là trở ngại lớn. Do đó, bệnh cần được phát hiện và khắc phục kịp thời.
☛ Tham khảo thêm: Tiểu không tự chủ ở người già – Mối lo ngại phổ biến
Biểu hiện đi kèm của tiểu không tự chủ vào ban đêm
Tiểu mất kiểm soát vào ban đêm có thể do các rối loạn khác nhau của cơ thể song khi mắc phải, người bệnh thường gặp các triệu chứng như:
Buồn tiểu khó kiềm chế
Khi mắc bệnh, bàng quang dù có đầy hay không đầy cũng xuất hiện các kích thích khiến cơ thể rất muốn đi tiểu.
Theo đó, người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu với nhu cầu cấp bách, phải đi tiểu ngay. Bệnh nhân không kiểm soát hay nhịn được cơn buồn tiểu đi kèm cảm nhận căng tức bụng dưới.
Tần suất đi tiểu lớn
Bình thường, số lần đi tiểu của người trưởng thành từ 6 – 8 lần/24h. Trong trường hợp bệnh lý, tần suất đi tiểu lớn hơn (trên 8 lần).
Tuy nhiên, lượng nước tiểu mỗi lần đi ít hơn bình thường, đôi khi tiểu nhỏ giọt. Nguyên nhân là do người bệnh thường có các cơn buồn tiểu kể cả khi bàng quang không đầy, thường xuất hiện sau tăng áp lực vùng chậu.
Đau rát khi tiểu
Triệu chứng xuất hiện khi nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát vào ban đêm là do nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm bàng quang hoặc có sỏi tiết niệu.
Các yếu tố này làm tổn thương đường dẫn niệu gây viêm kèm theo sưng, nóng, đỏ, đau. Khi người bệnh cố đi tiểu, các vị trí tổn thương bị tác động mạnh mẽ hơn do đó gây ra cảm giác đau rõ rệt.
Ngoài đau rát, người bệnh còn có xu hướng tiểu không hết, đái máu đại thể hoặc đái máu vi thể…
Rò rỉ nước tiểu khi ngủ
Động tác đi tiểu được điều khiển bởi kích thích khi bàng quang đầy và ý thức của con người. Khi có tổn thương, tín hiệu thần kinh chi phối hoạt động này bị đứt đoạn.
Kết quả là có sự mất kiểm soát của cơ thể khi đi tiểu. Do đó, chỉ cần bàng quang đầy hoặc có áp lực vùng chậu sẽ khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài.
Triệu chứng xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm do cơ thể, hệ thần kinh đang nghỉ ngơi, không cảm nhận rõ rệt các cơn buồn tiểu.
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ vào ban đêm
Ở các nhóm tuổi khác nhau, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là khác nhau song đều có cơ chế gây bệnh là ảnh hưởng lên bàng quang và đường dẫn niệu.
Theo nghiên cứu, tiểu không tự chủ vào ban đêm gây ra bởi các nguyên nhân dưới đây:
Tắc nghẽn đường dẫn tiểu
Đường dẫn tiểu có vai trò dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Các yếu tố làm tắc nghẽn đường dẫn tiểu khiến nước tiểu bị ứ lại ở bàng quang gây hoạt động quá mức.
Lâu dần, bàng quang co thắt không theo ý muốn, khả năng nhịn tiểu giảm gây tiểu không kiểm soát.
Ung thư tuyến tiền liệt
Bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Đây là dạng bệnh ung thư duy nhất tồn tại ở hai thể: thể ẩn và thể có biểu hiện lâm sàng.
Các khối u ở tiền liệt tuyến xuất hiện do sự tăng sinh ác tính của các tế bào gây chèn ép làm hẹp đường dẫn tiểu. Ngoài ra, các tế bào ác tính này cũng không thực hiện được chức năng bình thường của cơ thể do đó gây ra các biểu hiện:
- Rối loạn tiểu tiện.
- Đái khó, tia nhỏ.
- Tràn tiểu, không kiểm soát cơn buồn tiểu.
- Tiểu nhiều lần.
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu là dạng bệnh phức tạp mà nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn gây bệnh tiết niệu. Bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi với tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới.
Các triệu chứng của bệnh có thể có hoặc không như:
- Tiểu nhiều lần.
- Tiểu gấp, tiểu buốt.
- Tiểu ra máu, có thể có sốt.
Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo là sự sẹo hoá gây nhỏ hẹp đường niệu đạo trước. Tình trạng này có thể bẩm sinh hoặc mắc phải do chấn thương, bệnh lây truyền đường tình dục hoặc sau phẫu thuật niệu quản.
Khi lòng niệu đạo bị hẹp đáng kể có thể gây ra các triệu chứng:
- Dòng nước tiểu đôi.
- Tiểu ngập ngừng, tiểu không hết.
Cơ trơn bàng quang tăng hoạt
Bàng quang co bóp nhiều, liên tục và không đúng thời điểm gây ra tình trạng bàng quang tăng hoạt. Kết quả là người bệnh hay có cảm giác đột ngột buồn tiểu, gấp gáp phải đi tiểu ngay.
Cơ trơn bàng quang tăng hoạt xuất hiện có thể do:
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là dạng bệnh cấp tính thường xác định do vi khuẩn gây bệnh bàng quang gây nên. Bệnh là trường hợp phổ biến nhất của nhiễm khuẩn tiết niệu.
Bàng quang bị viêm làm suy giảm chức năng của một số tế bào tại bàng quang. Các tế bào còn lại tăng cường hoạt động bù đắp lại sự thiếu hụt dẫn tới sự tăng co bóp cơ trơn bàng quang từ đó gây tiểu không kiểm soát.
Tổn thương tuỷ sống
Tuỷ sống là một phần quan trọng của hệ thần kinh, đảm nhận chức năng chi phối và dẫn truyền cảm giác, vận động của cơ thể. Tổn thương tuỷ sống làm các tín hiệu này bị rối loạn.
Theo đó, cơ trơn bàng quang bị kích thích liên tục gây tăng co bóp.
Cơ trơn bàng quang giảm hoạt
Cơ trơn bàng quang giảm hoạt là tình trạng bàng quang giảm co bóp, mất nhạy cảm kể cả khi bàng quang bị đầy hoặc không. Kết quả là người bệnh không hoặc ít cảm giác được các cơn buồn tiểu, nước tiểu rò rỉ bất chợt.
Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
Thoát vị đĩa đệm chèn ép đám rối thần kinh
Đám rối thần kinh tham gia điều hoà hoạt động co bóp của cơ trơn bàng quang. Đĩa đệm thoát vị làm chèn ép vào đám rối này làm các tín hiệu thần kinh bị đứt đoạn, bàng quang không được chỉ định hoạt động làm giảm co bóp.
Hậu quả là bàng quang bị đầy nhưng giảm khả năng tống nước tiểu. Tình trạng kéo dài gây tiểu không kiểm soát.
Tổn thương do phẫu thuật
Ngoài ra, phẫu thuật cũng là yếu tố khiến cơ trơn bàng quang giảm hoạt do dễ xuất hiện biến chứng hậu phẫu. Các can thiệp ngoại khoa tại có thể vô tình làm tổn thương bàng quang khiến suy giảm chức năng từ đó gây ra bệnh lý.
Nguyên nhân khác
Dùng thuốc lợi tiểu mạnh
Thuốc lợi tiểu làm tăng tống nước tiểu ra ngoài, thường được chỉ định cho người bị phù do suy thận, tăng huyết áp… Dùng thường xuyên thuốc lợi tiểu mạnh làm tổn thương thận, đồng thời tạo lượng nước tiểu lớn xuống bàng quang.
Theo đó, bàng quang tăng hoạt động để thải nước tiểu ra ngoài. Lâu dần, sự tăng hoạt động đó làm giảm khả năng nhịn tiểu, dẫn tới tiểu không tự chủ.
Tiểu không tự chủ vào ban đêm có nguy hiểm không?
Tiểu không tự chủ vào ban đêm không có nhiều nguy hiểm đe dọạ tính mạng người bệnh. Tuy nhiên bệnh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh, cụ thể như:
- Làm chất lượng giấc ngủ của người bệnh giảm sút. Tiểu đêm nhiều lần khiến giấc ngủ đứt đoạn, ngủ không ngon và sâu giấc.
- Gây stress, căng thẳng do thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm. Thần kinh theo đó cũng không được nghỉ ngơi ổn định nên dễ bị kích thích.
- Gây xấu hổ, tự ti vì tiểu són. Đối với nhiều người nhạy cảm, bệnh có thể gây trầm cảm.
- Ảnh hưởng tới người thân: Đối với những người có bệnh khó hoặc không di chuyển được, tiểu không tự chủ tạo gánh nặng cho người chăm sóc.
Có thể thấy, tiểu mất kiểm soát vào ban đêm có nhiều ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống người bệnh.
Điều trị tiểu không tự chủ vào ban đêm
Tiểu không tự chủ vào ban đêm không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra những tiêu cực nhất định tới người bệnh do đó cần được khắc phục. Một số biện pháp dưới đây sẽ mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng này:
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc để điều trị tiểu không kiểm soát vào ban đêm được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Chúng giúp cân bằng lại các hoạt động của hệ tiết niệu, từ đó kiểm soát các cơn buồn tiểu không tự chủ.
Thuốc kháng muscarinic và thuốc kháng cholinergic là hai loại thuốc chỉ định sử dụng cho tình trạng bệnh này.
☛ Đọc bài viết: 5 nhóm thuốc điều trị tiểu không tự chủ
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Duy trì thói quen tốt, khoa học không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, thoải mái mà còn hạn chế tiểu mất tự chủ.
Theo các chuyên gia, bệnh nhân nên thực hiện nếp sống, sinh hoạt như sau:
- Ăn giảm muối, hạn chế ăn mặn. Chế độ ăn nhiều muối có hại cho hệ tiết niệu, nhất là thận.
- Không dùng đồ uống có chất kích thích như cafein, bia, rượu… vì dễ gây kích thích thần kinh.
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, xây dựng chế độ ăn khoa học.
- Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Không cố nhịn tiểu.
- Tập luyện thể thao thường xuyên.
☛ Xem thêm: Món ăn cho người hay tiểu đêm?
Tăng sức khỏe cơ vùng chậu
Bài tập tăng sức khỏe vùng cơ chậu là một trong những bài tập hữu ích cho tình trạng tiểu đêm không tự chủ. Bài tập này giúp thắt chặt các cơ từ đó cải thiện hoạt động của bàng quang.
Ngoài các bài tập tăng sức khỏe cơ vùng chậu, liệu pháp phản hồi sinh học và kích thích điện cũng mang lại nhiều tích cực trong hỗ trợ kiểm soát bàng quang.
☛ Thông tin thêm: TOP 7 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt hiệu quả
Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Thiết bị hỗ trợ ở đây được gọi là vòng nâng pessary, dùng trong hỗ trợ điều trị tiểu són do gắng sức.
Các vòng nâng này giúp nâng bàng quang và niệu đạo lên do đó có tác dụng giảm triệu chứng tiểu són. Vòng nâng này không đòi hỏi can thiệp quá nhiều nên rất được ưa chuộng.
Vương Niệu Đan – Cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ vào ban đêm
Ngoài các biện pháp kể trên, sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cũng là giải pháp hữu ích. Vương Niệu Đan là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ vào ban đêm phổ biến hiện nay.
Vương Niệu Đan được sản xuất bởi Thái Minh HiTech, một trong những nhà sản xuất sản phẩm dược liệu lớn của cả nước. Sản phẩm có thành phần kết hợp từ nhiều thảo dược quý bao gồm Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Cọ lùn, Hạt bí đỏ và Cao nữ lang. Trong đó:
- Uvarox (từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược) làm tăng khả năng chứa đựng của bàng quang, tăng tuần hoàn máu tới thận và bàng quang.
- Vispo TM (chiết xuất Cọ lùn) ức chế thụ thể M3 làm giảm sự nhạy cảm quá mức của bàng quang.
- Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang giúp cải thiện giấc ngủ, giảm mệt mỏi căng thẳng.
Nhờ sự kết hợp hợp lý các thành phần, Vương Niệu Đan mang lại công dụng:
- Hạn chế co thắt, kích thích bàng quang do bàng quang nhạy cảm quá mức.
- Hỗ trợ làm giãn bàng quang để tăng sức chứa nhờ bổ sung Nitric oxide.
- Tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu, đẩy mạnh khả năng nâng đỡ bàng quang.
- Duy trì cơ thể thư giãn thoải mái nhờ cải thiện giấc ngủ, tránh thức giấc giữa đêm.
Sản phẩm an toàn, lành tính cho người sử dụng. Nhờ những tính năng ưu việt kể trên, Vương Niệu Đan giúp ích rất nhiều trong điều trị tiểu đêm không kiểm soát, là biện pháp hiệu quả cho nhiều người bệnh.