[Cảnh giác] Tiểu đêm và các triệu chứng đi kèm
Tiểu đêm đã trở thành nỗi ám ảnh không dứt của rất nhiều người. Thường xuyên phải tỉnh giấc giữa đêm để đi tiểu khiến giấc ngủ bị gián đoạn, cơ thể cũng vì thế mà luôn trong trạng thái mệt mỏi, không tỉnh táo. Thực tế, trong rất nhiều trường hợp tiểu đêm xuất hiện kèm theo các dấu hiệu khác và là “hồi chuông” cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Cùng tìm hiểu tiểu đêm là gì và các triệu chứng đi kèm tiểu đêm nhé.
Mục lục
Tiểu đêm là gì?
Theo các chuyên gia sức khỏe, một người bình thường có thể ngủ từ 6 – 8 giờ mà không cần phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu. Tuy nhiên, nếu bạn phải thức dậy nhiều hơn 1 lần để đi tiểu tiện, lượng nước tiểu xấp xỉ hoặc vượt quá 1/4 lượng nước tiểu trong ngày, tình trạng này diễn ra liên tục trong nhiều ngày thì bạn đã bị chứng tiểu đêm. Đây là cũng dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý có liên quan đến đường tiết niệu, thận, bàng quang…
Tình trạng phải thức dậy giữa đêm nhiều lần để đi tiểu kéo dài có thể làm người bệnh uể oải, thậm chí suy nhược cơ thể. Sau khi đã điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học rồi mà vẫn không cải thiện tình trạng cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân. Nếu nguyên nhân từ bệnh lý (viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, bệnh thận, đái tháo đường…) cần được chữa trị, nếu không bạn có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm từ bệnh.
Các triệu chứng đi kèm với tiểu đêm?
Nhiều người nhầm lẫn giữa tiểu đêm với đi tiểu thông thường và cho rằng, do cơ thể dung nạp nhiều nước trước khi đi ngủ mới gây tiểu đêm. Tuy nhiên, thực tế tiểu đêm kéo dài thực sự nguy hiểm cho sức khỏe. Bên cạnh triệu chứng đi tiểu nhiều vào ban đêm, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện bất thường khác kèm theo. Phải kể đến như:
Tiểu buốt, tiểu rắt: Kèm với hiện tượng đi tiểu đêm, người bệnh đi tiểu bị đau buốt, nóng rát. Mỗi lần đi tiểu chỉ rặn được ít nước tiểu. Lượng nước tiểu mỗi lần đi thường khá ít, kèm theo cảm giác đau nhói buốt rất khó chịu. Cơn buốt thường xuất hiện ở cuối bãi nước tiểu. Tuy nhiên, có trường hợp bị đái buốt ngay đầu bãi hoặc kéo dài từ đầu bãi tới cuối bãi nước tiểu.
Són tiểu: Là tình trạng đi tiểu mất kiểm soát khiến nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài. Mức độ són tiểu khác nhau từ việc són ra một ít nước tiểu (khi ho, hắt hơi, chạy nhảy hay mang vác vật nặng…) cho tới một lượng nước tiểu lớn không kiểm soát được. Són tiểu gây ra vô số phiền toái, khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti, xấu hổ, khiến người bệnh cảm thấy mất vệ sinh và gây ra mùi khó chịu trên cơ thể.
Thường xuyên buồn tiểu và căng tức bàng quang: Người bệnh luôn có cảm giác mót tiểu, buồn đi tiểu liên tục nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ ra với lượng nhỏ giọt, thậm chí không ra giọt nào.
Tiểu nhiều lần: Các triệu chứng buồn tiểu xuất hiện vào ban đêm, sau đó tăng dần mật độ vào ban ngày. Thậm chí, ngày đi tiểu > 10 lần gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Bởi họ liên tục phải “ghé thăm” nhà vệ sinh ngay khi cảm giác buồn tiểu đột ngột ập tới.
Nước tiểu nổi bọt: Bề mặt nước tiểu có một tầng bọt nổi lên, không tan ra điều này có thể là biểu hiện của bệnh viêm thận thời kỳ đầu hoặc bệnh viêm tuyến tiền liệt. Hãy cẩn trọng khi gặp phải tiểu đêm kèm theo dấu hiệu này nhé.
Tiểu ra mủ, ra máu: Trong một số trường hợp, người bệnh không chỉ phải thức giấc giữa đêm để đi tiểu mà nước tiểu còn có sự xuất hiện của mủ, máu. Đây là dấu hiệu báo động sức khỏe đang gặp vấn đề như viêm nhiễm, bệnh về thận, ung thư… cần được thăm khám gấp.
Chán ăn, cơ thể mệt mỏi: Tiểu đêm khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Mất tập trung trong học tập và làm việc khiến năng suất bị suy giảm không ít. Không những vậy, tiểu đêm còn làm thay đổi tính nết, sinh cáu gắt, khó chịu, da dẻ xanh xao.
Những tác hại của chứng tiểu đêm
Ngủ đủ giấc, không phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng, làm việc và học tập cũng sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên phải thức dậy trong đêm để đi tiểu nhiều gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cuộc sống. Dưới đây là một số tác hại của chứng tiểu đêm:
Gây gián đoạn giấc ngủ
Đây là ảnh hưởng rõ ràng nhất khi bạn thường xuyên phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu. Ít thì 1 – 2 lần, nhiều thậm chí lên tới 5 – 6 lần. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian ngủ của bạn bị giảm đi, giấc ngủ rời rạc, chất lượng giấc ngủ thấp. Nhiều người bệnh thậm chí còn rất khó ngủ lại sau khi đi tiểu tiện, điều này kéo dài có thể dẫn tới mất ngủ kinh niên.
Nguy cơ mắc tai biến cao
Tiểu nhiều lần vào ban đêm làm tăng nguy cơ rủi ro với sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi. Khi cơ thể đang ở trong trạng thái tĩnh, tỉnh đột ngột làm huyết áp phải tăng lên để đáp ứng cho mọi hoạt động của cơ thể. Chưa nói đến một số trường hợp phải tỉnh dậy nhiều để đi tiểu. Lúc này cơ thể rất dễ trúng gió, tiềm tàng nguyên nhân gây ra tai biến, đột tử.
Suy giảm sinh lý
Tiểu đêm nhiều lần, chức năng thận suy giảm gây thận hư, thận yếu, giảm ham muốn trong chuyện ấy. Suy giảm sinh lý làm ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt, giảm ham muốn gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục và mối quan hệ vợ chồng.
Nguy cơ mắc bệnh lý
Tiểu nhiều vào ban đêm không chỉ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn là “hồi chuông” cảnh báo cơ thể đang gặp phải bệnh lý nào đó. Lúc này, bạn cần chú ý tới những dấu hiệu bất thường khác xuất hiện để kịp thời thăm khám bác sĩ nhằm chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng tiểu đêm
Để cải thiện tiểu đêm hiệu quả, người bệnh cần thăm khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, mới có biện pháp trị tiểu đêm hiệu quả nhất. Khi đi thăm khám, bạn cần đưa đầy đủ các thông tin cho bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu trả lời một số câu hỏi sau đây:
- Tiểu đêm xảy ra từ khi nào?
- Bạn phải thức dậy bao nhiêu lần để đi tiểu?
- Có dấu hiệu bất thường nào khác không?
- Cơ thể có tạo ra ít nước tiểu hơn trước không?
- Có đang sử dụng loại thuốc nào không?
- Tiền sử mắc các bệnh về bàng quang hay tiểu đường không?
Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm khác như:
- Đo đường huyết để kiểm tra xem có mắc tiểu đường hay không.
- Xét nghiệm ure máu.
- Cấy nước tiểu.
- Nghiệm pháp cho nhịn uống nước.
- Kiểm tra bằng hình ảnh như siêu âm, chụp CT.
- Nội soi bàng quang…
Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu…
Làm gì để khắc phục chứng tiểu đêm?
Tiểu đêm có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn như đái tháo đường hay nhiễm trùng tiểu… Trường hợp tiểu đêm do bệnh lý thường sẽ hết khi bệnh lý đó được điều trị thành công. Do đó, để khắc phục tiểu đêm nhiều lần thì việc tìm ra nguyên nhân rất quan trọng và đóng vai trò quyết định trong điều trị.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu đêm, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, có một số biện pháp giúp hạn chế tiểu đêm mà người bệnh có thể tham khảo:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt có thể giúp bạn kiểm soát triệu chứng tiểu đêm tốt hơn:
- Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để hạn chế đi tiểu vào ban đêm.
- Tránh tiêu thụ một số đồ uống hay thức ăn có tính lợi tiểu như caffein, rượu bia, chocolate, thức ăn cay nóng và chất làm ngọt nhân tạo.
- Hạn chế đồ ăn chiên xào rán, đồ ăn nhanh…
- Thực hiện các bài tập kegel có tác dụng tăng cường cơ bắp vùng chậu, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.
- Lên lịch trình đi tiểu hàng ngày, ghi lại số lần đi tiểu, thời gian đi tiểu, thời điểm đi tiểu… để làm căn cứ theo dõi tình trạng bệnh của mình.
- Người thừa cân, béo phì cần giảm cân về cân nặng ở mức khỏe mạnh.
- Hạn chế lo nghĩ, căng thẳng, stress…
Tránh dùng các loại đồ uống có tính lợi tiểu như cà phê.
Điều trị bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc sử dụng được điều chế dưới dạng viên, gel bôi hay miếng dán. Chẳng hạn như Mirabegron (Myrbetriq), Tolterodine, Solifenacin (Vesicare), Oxybutynin (Ditropan XL), Trospium (Sanctura)…
Sử dụng nhóm thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, khô miệng, đau nhức mỏi tay chân… Do đó, người bệnh nên bổ sung thêm chất xơ để làm mềm phân kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Mẹo dân gian cải thiện tiểu đêm
Giá đỗ:
Được biết đến là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giá đỗ có tác dụng hiệu quả trong cải thiện tiểu đêm. Nhờ vị ngọt, tính mát, giá đỗ được dùng trong các bài thuốc kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc. Đông y cũng công nhận khả năng cải thiện tiểu đêm của giá đỗ. Cách dùng như sau:
- Giá đỗ nửa kg đem rửa sạch, để ráo nước.
- Luộc cùng 1 lít nước và 500g đường trắng.
- Lấy nước luộc uống trong ngày, dùng 2 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng cải thiện.
Mề gà và đậu đỏ:
Sự kết hợp giữa đậu đỏ và mề gà tạo thành “bài thuốc tự nhiên” giúp hỗ trợ tiểu đêm, tiểu bí, tiểu rắt. Cách thực hiện như sau:
- Đậu đỏ 200g rửa sạch, để ráo nước; mề gà (2 – 3 cái) làm sạch, thái nhỏ.
- Cho đậu đỏ và mề gà vào nồi ninh cho tới khi đậu chín bở thì tắt bếp.
- Ăn hàng ngày hoặc tuần ăn 3 lần giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Quả bưởi:
Không chỉ là trái cây được nhiều người yêu thích, bưởi còn là loại quả detox cực tốt cho cơ thể. Không chỉ chống oxy hóa tốt, bưởi còn cải thiện tuần hoàn, ổn định chức năng hệ bài tiết, hạn chế tiểu đêm nhiều lần. Bạn có thể ăn bưởi trực tiếp hoặc ép lấy nước uống hàng ngày
Râu ngô và kim tiền thảo:
Râu ngô và kim tiền thảo có tác dụng đặc biệt trong điều trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, nâng cao chức năng bàng quang. Người bị tiểu đêm, tiểu nhiều lần, rối loạn chức năng bài tiết nên dùng 2 loại thảo dược này trong bài thuốc.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 30g râu ngô và 30g kim tiền thảo, cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước trong khoảng 20 phút.
- Uống hàng ngày thay trà trong khoảng 2 tuần.
TPBVSK Vương Niệu Đan – Cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều
Vương Niệu Đan là sản phẩm được sản xuất từ thảo dược tự nhiên, được nhiều người sử dụng và đánh giá cao trong việc hỗ trợ làm giảm chứng đi tiểu đêm gây mất ngủ. Vương Niệu Đan dùng được cho cả nam và nữ có chức năng bàng quang kém gây đi tiểu đêm mất ngủ, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp và tiểu không tự chủ.
Vương Niệu Đan giúp giảm tình trạng đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp, tiểu không tự chủ
Bởi sự kết hợp hoàn hảo của Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang, Vương Niệu Đan mang đến “3 cơ chế tác động”:
- Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình thư giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
- Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Có tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu và cải thiện tốt các chứng rối loạn tiểu tiện.
- Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ, lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên sản xuất ra ít hơn, làm lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Vì vậy cải thiện giấc ngủ được ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm.
Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhấtTẠI ĐÂY
HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà