Viêm bàng quang: tìm hiểu cách giảm triệu chứng

Viêm bàng quang bệnh ngày càng phổ biến do vi khuẩn gây nên, tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị. Vậy làm sao để nhận biết bệnh? Bệnh có nguy hiểm không? Để hiểu hơn hãy cùng Vương Niệu Đan đi tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh viêm bàng quang 

Tổng quan về bệnh viêm bàng quang 

Bệnh viêm bàng quang là gì? 

Viêm nhiễm bàng quang là tình trạng bàng quang bị nhiễm trùng do gây khuẩn gây bệnh tấn công thông qua niệu đạo. Ở người khỏe mạnh hệ tiết niệu có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn, đồng thời đặc tính kháng khuẩn của nước tiểu sẽ ức chế sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn. Tuy nhiên khi sức đề kháng suy yếu, niệu đạo đang bị tổn thương sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh. 

Hiện nay bệnh khá phổ biến, theo thống kê nó chiếm 50% trong tổng số ca mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời bệnh sẽ tái phát trong thời gian dài, không những vậy bệnh còn gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm bể thận, suy thận. 

Bệnh hay gặp ở đối tượng nào? 

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp phổ biến nhất ở phụ nữ. Theo thống kê của hội tiết niệu thận học có 50% nữ giới mắc bệnh ít nhất 1 lần trong đời và khi đã mắc bệnh khả năng tái bệnh rất cao. Sở dĩ phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn ở nam giới bởi cấu tạo của niệu đạo ngắn hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. 

Bên cạnh đó, bệnh gặp ở các chị em còn do: 

  • Việc sử dụng thuốc tránh thai cũng là tác nhân hàng đầu gây bệnh bởi ngoài chức năng chính giúp phòng ngừa thai hiệu quả thuốc còn gây ra tác dụng phụ ức chế hoạt động của hệ bài tiết làm hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục bị thay đổi. 
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách, ít vệ sinh âm đạo trong ngày đèn đỏ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nhiễm. 

Bệnh thường gặp nhiều ở nữ giới bởi cấu tạo niệu đạo ngắn 

Bệnh thường gặp nhiều ở nữ giới bởi cấu tạo niệu đạo ngắn 

Ngoài những yếu tố nguy cơ trên, nhóm đối tượng sau đây cũng có khả năng mắc bệnh cao:

  • Tuổi tác: tỉ lệ bệnh tăng dần theo độ tuổi 
  • Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn 
  • Thời kỳ tiền mãn kinh 
  • Sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang 
  • Phì đại tuyến tiền liệt 
  • Bệnh ung thư 
  • Người bị nhiễm HIV
  • Người bệnh đang điều trị đái tháo đường 
  • Lạm dụng ống thông tiểu trong thời gian quá dài 
  • Nằm bất động lâu ngày….

Nguyên nhân viêm bàng quang

Có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động gây bệnh nhưng phổ biến nhất nhất phải kể tới: nhiễm trùng đường tiết niệu, tiếp xúc gần với bức xạ, tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh, kích ứng với sản phẩm vệ sinh, sử dụng ống thông tiểu. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân bệnh được chia thành 2 thể: 

  • Viêm cấp tính: là trường hợp bàng quang bị nhiễm khuẩn cấp tính 
  • Viêm bàng quang kẽ: đa số bệnh thường do bàng quang viêm nhiễm mãn tính gây ra và chúng còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới lớp mô bàng quang nếu bệnh tiếp diễn trong nhiều ngày. 

Cụ thể: 

Bệnh do vi khuẩn: Phần nhiều trường hợp mắc bệnh về bàng quang đều do vi khuẩn gây nên. Trong đó Escherichia coli (E. coli) chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 95%, bên cạnh đó bệnh còn do tác động của nhiều vi khuẩn khác như vi khuẩn tụ cầu vàng, P. aeruginosa, neisseria gonorhoeae, mycoplasma, chlamydia, proteus, enterococcus faecalis, klebsiella pneumoniae. 

Hóa học: dùng sản phẩm hóa học không phù hợp như dung dịch vệ sinh kém chất lượng, xà bông tắm, thuốc xịt côn trùng. 

Bệnh do yếu tố bên ngoài: chủ yếu do bệnh nhân sử dụng ống thông tiểu quá nhiều trong thời gian dài. 

Bệnh do thuốc: Thuốc nguyên nhân gây bệnh không thể bỏ qua đặc biệt là thuốc cyclophosphamide, ifosfamide hoặc thuốc hóa trị. 

Bức xạ: quá trình xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư và khối u khiến cho các mô tế bào khỏe mạnh cũng bị phá vỡ từ đó làm bàng quang bị viêm. 

Ngoài các nguyên nhân trên biến chứng của sỏi thận, đái tháo đường, viêm vùng xương chậu, ung thư phụ khoa….. cũng là yếu tố gây bệnh gây bệnh hàng đầu hiện nay. 

Bàng quang viêm nhiễm trường do vi khuẩn gây nên 

Bàng quang viêm nhiễm trường do vi khuẩn gây nên 

Triệu chứng viêm bàng quang

Bệnh không chỉ làm gián đoạn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn để lại nhiều triệu chứng khó chịu, điển hình: 

  • Nước tiểu có mùi hôi, thay đổi màu sắc thậm chí tiểu ra máu 
  • Đau hoặc nóng rát niệu đạo khi đi tiểu 
  • Tăng tần suất tiểu tiện trong ngày nhưng lượng nước trong mỗi lần tiểu khá ít. 
  • Buồn tiểu gấp 
  • Đau bụng dưới 
  • Đau ở lưng hoặc đau 2 bên sườn 
  • Có thể kèm theo sốt nhẹ. 
  • Với trẻ em sẽ xuất hiện tình trạng tiểu dầm cả ngày và đêm

Nếu không điều trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến hiểm họa khó lường gây ra những tổn thương thận vĩnh viễn. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi bởi dấu hiệu viêm bàng quang dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh 

Bệnh về bàng quang tưởng chừng vô hại nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có thể kể tới: 

  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Bệnh về bàng quang thường gây xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của người bệnh đặc biệt là đời sống tình dục bởi bệnh tác động dẫn tới ảnh hưởng về thận (thận yếu, thận hư), từ đó nguy cơ cao dẫn tới vô sinh, hiếm muộn. 
  • Tiểu ra máu: bệnh về bàng quang khi không được điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn. Khi này bệnh sẽ kèm theo dấu hiệu tiểu ra máu do bàng quang bị nhiễm khuẩn và khi chảy máu quá nhiều sẽ gây thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân. 
  • Nhiễm trùng thận, viêm thận: bệnh về thận cũng là biến chứng thường gặp khi mắc bệnh về bàng quang. Bởi khi vi khuẩn ở bàng quang đi ngược vào thận khiến thận bị tổn thương, tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến hư thận, suy thận thậm chí người bệnh sẽ phải chạy thận nhân tạo để kéo dài sự sống.
  • Bàng quang tăng hoạt: bàng quang viêm nhiễm kéo dài nhiều ngày hoặc tái lại nhiều lần sẽ tác động trực tiếp đến cơ bàng quang gây bàng quang tăng hoạt. Đây là nguyên nhân khiến sức chứa bàng quang giảm dẫn đến số lần đi tiểu tăng. 

Bàng quang tăng hoạt nguyên nhân gây bệnh phổ biến 

Bàng quang tăng hoạt nguyên nhân gây bệnh phổ biến 

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm sau: 

  • Nội soi bàng quang: đưa ống nội soi vào bàng quang thông qua niệu đạo, qua đó giúp đánh giá và quan sát vùng bàng quang đang bị tổn thương. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu để đem đi xét nghiệm sinh thiết trong phòng thí nghiệm. 
  • Xét nghiệm nước tiểu: nếu nghi ngờ bàng quang bị nhiễm khuẩn bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân lấy mẫu nhằm kiểm tra tế bào máu, tế bào bạch cầu. 
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: bác sĩ có thể phát hiện dấu hiệu bất thường trong đường tiết niệu của bệnh nhân (phì đại tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo…) bằng cách siêu âm hoặc chụp X - quang. 

Cách điều trị bệnh

Tùy vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân sẽ có cách điều trị bệnh khác nhau. Cũng có trường hợp bệnh có thể tự giới hạn ở nữ giới, khi này cơ thể chống lại vi khuẩn mà không cần can thiệp bất cứ phương pháp điều trị bên ngoài nào. Tuy nhiên, hầu hết ca bệnh đều được chia thành 2 nhóm điều trị sau: 

Điều trị bệnh do vi khuẩn 

Viêm bàng quang uống thuốc gì? Kháng sinh là nhóm thuốc không thể thiếu trong bất cứ quá trình điều trị bệnh nào trong đó bao gồm cả bệnh về bàng quang. Với nhóm người lần đầu đầu tiên bị bệnh do nhiễm vi khuẩn thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một trong các loại kháng sinh sau: ciprofloxacin, amoxicillin, sulfamethoxazole, nitrofurantoin, trimethoprim. 

  • Người bị bệnh lần đầu: thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn trong vòng 3 ngày tới 1 tuần, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục uống thuốc ngay cả khi triệu chứng được cải thiện sau 1 ngày dùng thuốc. 
  • Bệnh nhiễm trùng tái phát: thuốc kháng sinh liều cao được chỉ định trong thời gian dài hơn từ 15 - 20 ngày. 
  • Mắc bệnh trong thời gian ở bệnh viện: vi khuẩn ở bệnh viện đa số sẽ kháng thuốc chữa bệnh vì thế trường hợp này khó để điều trị kéo theo thời gian điều trị dài. 
  • Với chị em phụ nữ khi qua tuổi mãn kinh sẽ được kê thêm estrogen dạng kem. 

Phẫu thuật 

Nếu thuốc trị viêm bàng quang không mang lại hiệu quả thì có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nhất là với ca bệnh bị viêm mãn tính kéo dài như bị dị tật bộ phận sinh dục, phì đại tuyến tiền liệt…. 

Điều trị bệnh do nguyên nhân khác 

Ở nguyên nhân này, bệnh nhân cần được kiểm tra, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân sau đó mới có phác đồ điều trị phù hợp: 

  • Bệnh do xạ trị hoặc tác dụng phụ của thuốc: triệu chứng có thể sẽ dần cải thiện khi bệnh nhân uống nhiều nước mỗi ngày, khi này quá trình đào thảo chất gây kích ứng bàng quang ra bên ngoài sẽ thuận tiện hơn. 
  • Bệnh do biến chứng của bệnh khác: bệnh nhân nên tập trung điều trị bệnh nền nhằm tăng sức đề kháng và chống lại các yếu tố gây bệnh. 
  • Bệnh do hóa chất: để chữa viêm bàng quang trong trường hợp này người bệnh nên hạn chế dùng hóa chất gây kích ứng bàng quang để giảm bớt cảm giác khó chịu của bệnh.

>>> 7+ bài thuốc chữa viêm bàng quang bằng đông y hiệu quả

Cách cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả tại nhà 

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả ngay từ bây giờ mỗi người hãy tự xây dựng cho mình thói quen sống khoa học, lành mạnh bởi nó không chỉ tốt cho sức khỏe bản thân mà nó còn ngăn chặn khả năng hình thành bệnh viêm, cụ thể: 

Chế độ ăn uống 

Điều trị bằng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ thôi chưa đủ, để bệnh sớm cải thiện bệnh nhân cần được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhằm tăng hiệu quả chữa trị hạn chế ăn đồ ăn gây kích ứng bàng quang khiến bệnh thêm nặng hơn, cụ thể: 

  • Tránh ăn trái cây chứa nhiều axit như chanh, ổi, dứa, cam….
  • Không uống đồ uống lợi tiểu không tốt cho sức khỏe bàng quang như cafe, trà, rượu, bia và kiêng ăn đồ ăn nhiều gia vị đặc biệt là đồ ăn cay, nóng như tiêu, ớt, mù tạt. 
  • Hạn chế ăn đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn chứa nhiều thành phần tyramine như phô mai hoặc đồ ăn có vị ngọt nhân tạo. 
  • Hàng ngày bổ sung vào cơ thể chất xơ từ rau củ quả tự nhiên. 

Hạn chế đồ ăn đóng hộp là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cũng như sớm cải thiện bệnh

Hạn chế đồ ăn đóng hộp là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cũng như sớm cải thiện bệnh

Viêm bàng quang uống nước gì

Chế độ sinh hoạt 

  • Luôn tuân thủ theo đúng hướng dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ trong suốt thời gian điều trị bệnh. 
  • Để đầu óc thư giãn, suy nghĩ lạc quan, luôn vui vẻ để đẩy lùi bệnh. 
  • Khi dùng thuốc thấy có dấu hiệu bất thường xảy ra nên dừng lại ngay và thông báo tới bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết phù hợp. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng/lần vừa để theo dõi tình trạng sức khỏe lại vừa kiểm soát diễn biến bệnh một cách nhanh chóng và kịp thời nhất. 
  • Có thể giảm bớt cơn đau khó chịu của bệnh gây ra bệnh nhân có thể tự chườm túi ấm tại nhà, uống nhiều nước để vi khuẩn trong bàng quang được đào thải ra bên ngoài dễ dàng hơn. 
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu, tiểu ngay khi buồn tiểu. Tốt nhất nên lên thời gian tiểu tiện trong ngày, tiểu đúng giờ ngay cả khi không buồn tiểu. 
  • Tránh dùng sản phẩm có thành phần gây kích ứng bàng quang cũng như niệu đạo như xịt khử mùi bộ phận sinh dục. 
  • Để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn tấn công vào âm đạo, niệu đạo sau mỗi lần đi vệ sinh bạn nên lau từ trước ra sau. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tắm bằng vòi hoa sen và hạn chế thói quen tắm ngâm mình hoặc tắm ở hồ bơi, sông……
  • Làm rỗng bàng quang trước khi quan hệ tình dục. 
  • Khuyến khích sử dụng dung dịch vệ sinh nhưng nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 
  • Tập thể dục thường xuyên để thúc đẩy hoạt động bài tiết đồng thời giúp dòng tiểu lưu thông dễ dàng hơn. Nên duy trì thói quen tập bài tập vận động nhẹ hàng ngày để tăng sức dẻo dai vùng xương chậu và đẩy lùi bệnh về bàng quang. 

Ngoài những lưu ý trên để tăng cường sức khỏe bàng quang đồng thời sớm đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên các thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng là gợi ý hoàn hảo dành cho bệnh nhân đang đối diện với bệnh về bàng quang. Vương Niệu Đan sản phẩm được bào chế từ dược liệu tự nhiên như dầu cọ lùn, hạt bí đỏ, cỏ đuôi ngựa, cao nữ lang, ô dược. Từ đó đem lại hiệu quả mạnh mẽ trong việc cải thiện tiểu đêm tiểu rắt, giảm co thắt và kích hoạt bàng quang……Hơn nữa nhờ vào thành phần từ tự nhiên mang đến độ an toàn, lành tính hầu như không gây bất cứ tác dụng phụ nào ảnh hưởng tới gan, thận. Và để hiểu hơn về Vương Niệu Đan và công dụng của sản phẩm hãy liên hệ ngay tới tổng đài 1800 1297 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí. 

Hy vọng thông tin cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm bàng quang cũng như nguyên nhân, triệu chứng thường gặp. Là bệnh về tiết niệu phổ biến, tuy nhiên rất dễ để chúng ta lầm tưởng triệu chứng của bệnh sang bệnh khác. Vì thế ngay khi thấy cơ thể có biểu hiện khác thường nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra thăm khám kịp thời vừa để kiểm soát, đẩy nhanh tốc độ chữa trị và cũng vừa ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra. 

Cập nhật lúc: 30/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...