Bàng quang tăng hoạt là bệnh lý phổ biến ở đường tiết niệu, gây nhiều khó chịu và phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh. Thay đổi hành vi, lối sống là liệu pháp được ưu tiên áp dụng bên cạnh các phương pháp can thiệp y tế khác. Vậy, cách chữa bàng quang tăng hoạt an toàn và hiệu quả là gì? Cùng Vương Niệu Đan tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lục1. Triệu chứng khi mắc bàng quang tăng hoạt2. Bàng quang tăng hoạt có chữa khỏi được không?3. Phương pháp chẩn đoán bàng quang tăng hoạt4. Chữa bàng quang tăng hoạt bằng liệu pháp thay đổi hành vi4.1. Tập co thắt cơ sàn chậu4.2. Viết nhật ký đi tiểu4.3. Tập đi tiểu theo giờ, kìm nén và kiểm soát tiểu gấp4.4. Chế độ ăn uống lành mạnh4.5. Kiểm soát lượng nước uống4.6. Duy trì cân nặng hợp lý4.7. Chống táo bón4.8. Bỏ hút thuốc lá5. Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng thuốc6. Biện pháp chữa trị bàng quang tăng hoạt khi kháng thuốc6.1. Tiêm OnabotulinumtoxinA (Botox)6.2. Kích thích thần kinh6.3. Phẫu thuật7. Vương Niệu Đan – hỗ trợ chữa trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả Triệu chứng khi mắc bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ nước tiểu. Tình trạng này xảy ra thường liên quan đến sự tăng co bóp của cơ chóp bàng quang có thể gây ra các triệu chứng sau: Tiểu gấp: người bệnh đột ngột có cảm giác muốn đi tiểu mà không được báo trước, rất khó nhịn tiểu và phải đi tiểu ngay. Đây là triệu chứng điển hình của bàng quang tăng hoạt. Tiểu nhiều lần: người bệnh cần đi tiểu nhiều lần trong ngày (trên 8 lần/ ngày). Tiểu đêm: người bệnh hay phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu (trên 2 lần/đêm). Tiểu không kiểm soát: sau cảm giác tiểu gấp, người bệnh có hiện tượng tiểu không tự chủ, tiểu són, thậm chí là đái dầm ngắt quãng… Khoảng 50% bệnh nhân mắc bàng quang tăng hoạt có dấu hiệu này. Bệnh nhân được chẩn đoán bàng quang tăng hoạt khi có tiểu gấp và ít nhất một trong số các triệu chứng còn lại. Bàng quang tăng hoạt có chữa khỏi được không? Bệnh bàng quang tăng hoạt mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng nặng nề đến công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, họ cảm thấy tự ti, xấu hổ khi thường xuyên phải đi tiểu. Vậy có thể chấm dứt tình trạng này hoàn toàn hay không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bàng quang tăng hoạt có thể được chữa khỏi nhưng tái phát lại cũng rất cao. Đặc biệt, nếu có các yếu tố kèm theo như trầm cảm, nhiễm trùng đường tiết niệu, u tuyến tiền liệt, sử dụng một số thuốc chẹn beta, serotonin… Vì vậy, để chữa khỏi bàng quang tăng hoạt cần điều trị kéo dài với phác đồ phù hợp với từng triệu chứng, mức độ nặng của bệnh. Đồng thời, người bệnh cần kiên trì chữa trị và kết hợp các biện pháp sinh hoạt lành mạnh để tránh tái phát bệnh. Phương pháp chẩn đoán bàng quang tăng hoạt Bên cạnh các biểu hiện lâm sàng như tiểu gấp, không thể nhịn tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp không kiểm soát… bàng quang tăng hoạt có thể được chẩn đoán chính xác hơn nhờ các xét nghiệm sau: Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước tiểu cho các bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ. Việc phân tích mẫu nước tiểu có thể cho biết các bệnh khác về đường tiết niệu. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác cho người bệnh. Đo lượng nước tiểu trong bàng quang: Phương pháp này giúp xác định lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu. Điều này giúp đánh giá tình trạng ứ đọng nước tiểu cùng các rối loạn tiểu tiện do bàng quang. Nội soi bàng quang: Đây là xét nghiệm sử dụng các thiết bị nội soi để xác định các dấu hiệu bất thường có thể khiến bàng quang hoạt động quá mức như sỏi, khối u… Phân tích áp lực bàng quang: Các chuyên gia đo áp lực của bàng quang và các khu vực xung quanh khi làm đầy. Nếu bàng quang cứng, không chịu áp lực lớn và các cơ thắt bàng quang không phối hợp rất có thể là dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt. ☛ Tham khảo thêm tại: Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? Chữa bàng quang tăng hoạt bằng liệu pháp thay đổi hành vi Các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh mắc bàng quang tăng hoạt nên ưu tiên thực hiện các biện pháp điều trị bước đầu tại nhà. Tùy mức độ bệnh mà có các phương án kết hợp điều trị khác nhau. Trong đó, thực hiện liệu pháp thay đổi hành vi, lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh. Tập co thắt cơ sàn chậu Bài tập này có vai trò tăng cường các cơ sàn chậu và cơ thắt niệu đạo giúp giữ nước tiểu ngay cả khi bàng quang và cơ thắt không phối hợp với nhau. Với người bệnh mắc bàng quang tăng hoạt, bài tập này giúp ngăn chặn các cơn co thắt không tự chủ của bàng quang, hỗ trợ kìm nén việc đi tiểu. Từ đó, cải thiện các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần… Người bệnh cần luyện tập ít nhất 3 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt. Đối với nữ, người bệnh có thể tự tập bằng cách co cơ âm đạo rồi thả lỏng, tưởng tượng giống như khi đang đi tiểu mà nhịn tiểu giữa chừng hoặc sử dụng ngón tay đưa vào âm đạo để thắt chặt. Thời gian tập luyện khoảng 10-15 phút, mỗi ngày tập 3 lần là tốt nhất. Bên cạnh đó, các dụng cụ hỗ trợ tập luyện cũng được nhiều người sử dụng. Trước đây, dụng cụ được làm bằng ống nhựa có 1 bong bóng cao su đặt trong âm đạo, nối với 1 cột đo áp lực nước để kiểm tra sức cơ sàn chậu khi tập. Hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã có nhiều dụng cụ mới được chế tạo phỏng theo dụng cụ ban đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn máy tập cơ sàn chậu kết hợp kích thích điện. Điều này sẽ làm co thắt thụ động cơ sàn chậu, vừa giúp tăng sức cơ vừa khiến cho người bệnh cảm nhận được vị trí của cơ thắt. Viết nhật ký đi tiểu Nhật ký đi tiểu giúp người bệnh và bác sĩ theo dõi được thời gian và lượng nước tiểu mỗi lần đi. Từ đó, có thể đánh giá được tình trạng bệnh và hiệu quả điều trị. Người bệnh cần ghi nhật ký đi tiểu theo sự hướng dẫn của bác sĩ hay y tá để đạt hiệu quả cao nhất. Lưu ý: Hãy chuẩn bị một cái bình đo lường cũ trong nhà vệ sinh để đo lượng nước tiểu mỗi lần bạn đi. Tập đi tiểu theo giờ, kìm nén và kiểm soát tiểu gấp Khi bàng quang hoạt động quá mức, theo thời gian, các cơ bàng quang sẽ phản ứng lại để điều chỉnh tình trạng này. Bằng cách luyện tập các cơ này, bạn có thể giữ nước tiểu tốt trong bàng quang. Do đó, bạn hãy học cách kìm nén cảm giác buồn tiểu, trì hoãn việc đi tiểu và lên kế hoạch đi tiểu theo giờ. Việc xây dựng giờ đi tiểu nên linh hoạt, phụ thuộc vào dung tích bàng quang, lượng nước uống mỗi ngày, công việc… của từng người. Ban đầu, người bệnh có thể quy định thời gian mỗi lần đi tiểu cách nhau khoảng 60 phút. Sau đó, tăng dần khoảng cách thêm 15 – 30 phút cho đến khi đạt tới mục tiêu 3 – 4 giờ đi tiểu 1 lần. Hãy cố gắng kiên trì thực hiện theo đúng kế hoạch để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu có cảm giác buồn tiểu, người bệnh không nên chạy đi tiểu ngay mà hãy thực hiện các bài tập để kìm nén dưới đây: Ngồi xuống ở tư thế thoải mái (nếu được) hoặc đứng yên. Hít thở sâu từ từ và thở ra để thư giãn. Giảm chú ý đến cảm giác buồn tiểu: bạn hãy suy nghĩ các vấn đề khác, đếm số hoặc chơi ô chữ… để quên đi cảm giác muốn đi tiểu. ☛ Tham khảo thêm tại: TOP 7 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt hiệu quả Chế độ ăn uống lành mạnh Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày có thể làm giảm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Hãy loại bỏ hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh như: Cà phê, trà, nước ngọt có chứa caffein… Đồ uống có cồn: bia, rượu… Thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo hoặc có tính acid… Kiểm soát lượng nước uống Người bệnh nên kiểm soát lượng nước uống mỗi ngày để tránh làm tăng áp lực cho bàng quang cũng như không để cơ thể bị mất nước. Bởi khi uống quá nhiều nước, cơ thể sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần. Còn uống quá ít nước sẽ khiến nước tiểu bị cô đặc, kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu gấp và dễ dẫn đến nhiễm trùng đường niệu. Mỗi ngày, cơ thể cần lượng nước trung bình khoảng 1500ml hay 30ml/kg cân nặng. Tuy nhiên, cần dựa vào thói quen uống nước thường ngày của người bệnh để điều chỉnh phù hợp. Đối với những người đang uống quá nhiều nước thì cần giảm lượng nước tiêu thụ hàng ngày và ngược lại. Những bệnh nhân có triệu chứng tiểu đêm nên hạn chế uống nước từ 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ. Duy trì cân nặng hợp lý Thừa cân (BMI > 30) làm tăng áp lực trong ổ bụng, chèn ép lên bàng quang và các cơ xung quanh khiến bệnh trầm trọng hơn. Nếu không kiểm soát được, bàng quang sẽ rò rỉ một lượng nhỏ nước tiểu khi người bệnh vận động cơ thể hoặc khi ho, hắt hơi. Do đó, giảm cân là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh. Chống táo bón Táo bón có thể có tác động tiêu cực, làm tăng áp lực lên bàng quang. Bằng cách giữ thói quen đại tiện lành mạnh, bạn có thể tránh táo bón và giúp giảm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Sau đây là một số gợi ý để tránh táo bón: Bổ sung chất xơ bằng các loại thực phẩm như đậu, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên cám, bánh mì nguyên cám, trái cây tươi và rau quả tươi xanh… Tập thể dục thường xuyên để thúc đẩy tiêu hóa và bài tiết. Bỏ hút thuốc lá Thuốc lá có ảnh hưởng xấu tới hầu hết các cơ quan như phổi, tim, gan, bàng quang… Đặc biệt, những người hút thuốc lâu thường bị ho, làm tăng áp lực bụng, kích thích bàng quang. Do đó, hãy từ bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt. ☛ Tham khảo thêm tại: Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì cho tốt? Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng thuốc Nếu các liệu pháp trên không đem lại hiệu quả tốt, bác sĩ có thể sẽ hướng tới biện pháp dùng thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Thuốc chống co thắt cơ trơn (antimuscarinics) là lựa chọn hàng đầu. Cơ chế của nhóm thuốc này là ức chế thụ thể làm giảm hoạt động co bóp của cơ thành bàng quang, do đó giảm cảm giác buồn tiểu. Một số thuốc thường dùng: oxybutynin, tolterodine, propiverine, fesoterodine, trospium… Tuy nhiên, chúng có một số tác dụng không mong muốn như khô miệng, khô mắt, táo bón… nên bệnh nhân có thể không tiếp tục điều trị sau một thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, một số thuốc khác có thể cải thiện triệu chứng của bàng quang tăng hoạt như mirabegron, flavoxate, thuốc chẹn alpha… Biện pháp chữa trị bàng quang tăng hoạt khi kháng thuốc Đối với các trường hợp nặng, điều trị can thiệp theo tiêu chuẩn y tế là điều cần thiết. Tuy nhiên, các phương pháp dưới đây cần được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân, người bệnh không được tự yêu cầu thực hiện: Tiêm OnabotulinumtoxinA (Botox) Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp Botox A vào thành bàng quang nhờ sử dụng 1 camera nhỏ để đảm bảo tiêm chính xác. Mục đích là làm tăng dung tích bàng quang, tăng khả năng giữ nước tiểu và giảm co thắt bất thường của bàng quang. Thời gian tác dụng của tiêm Botox là từ 6-9 tháng và có thể cần phải lặp lại nếu tái phát triệu chứng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây bí tiểu tạm thời hoặc một số tác dụng phụ như khó thở, khó nuốt do độc tố… Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy trao đổi ngay với bác sĩ. Kích thích thần kinh Kích thích thần kinh là phương pháp được thực hiện khi biện pháp dùng thuốc hoặc tiêm Botox A không đạt hiệu quả tốt, gồm 2 loại dưới đây: Kích thích dây thần kinh cùng: Là liệu pháp kích thích các dây thần kinh kiểm soát cơ chóp bàng quang và cơ đáy chậu. Bác sĩ sẽ cấy các dây điện cực vào rễ thần kinh cùng S3, nối với máy tạo nhịp đặt dưới da của vùng mông để kích thích, điều hòa các phản xạ thần kinh nơi đây. Phương pháp này thường được sử dụng trong điều trị hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang hay các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt như tiểu gấp, tiểu gấp không kiểm soát, tiểu nhiều lần… Kích thích dây thần kinh chày: Là thủ thuật ngoại trú, thực hiện châm cứu hoặc dẫn truyền các xung thần kinh nhỏ vào dây thần kinh gần mắt cá chân để kích thích kiểm soát bàng quang. Bệnh nhân thường phải thực hiện châm cứu 1 lần/ tuần và liên tục trong 12 tuần. Đây là phương pháp điều trị ít xâm hại, ít tác dụng phụ và đã được FDA (Mỹ) chấp thuận sử dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt. Phẫu thuật Mở rộng bàng quang: phương pháp này được sử dụng với những trường hợp dung tích bàng quang nhỏ, bàng quang giãn nở kém. Thủ thuật này sử dụng một đoạn ruột nhỏ khâu ghép vào bàng quang để mở rộng bàng quang. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, nhiều bệnh nhân có thể bị ứ đọng nước tiểu do bàng quang mới tái tạo chưa khôi phục lại chức năng bình thường. Để khắc phục điều này, người bệnh được đặt thêm một ống thông tiểu giúp làm rỗng bàng quang. Dẫn nước tiểu ra ngoài: Đây là biện pháp sau cùng được cân nhắc khi các phương pháp điều trị trên đều thất bại hoặc không thích hợp để thực hiện. Người bệnh sẽ được đặt một ống thông từ thận tới bàng quang (qua niệu quản) hoặc đặt trên xương mu qua da để vận chuyển nước tiểu ra bên ngoài. Tác dụng phụ thường gặp của thủ thuật này là gây nhiễm trùng đường niệu. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách chữa bàng quang tăng hoạt an toàn và hiệu quả Vương Niệu Đan – hỗ trợ chữa trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả Hiện nay, nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng thảo dược để cải thiện triệu chứng bệnh nhờ tính chất an toàn, ít gây tác dụng phụ. Trong đó, Vương Niệu Đan là sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Vương Niệu Đan chứa nhiều thảo dược quý như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Nhờ sự kết hợp khéo léo các thành phần thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 TÁC ĐỘNG”, giúp: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Tăng khả năng nâng đỡ bàng quang, giúp bàng quang nằm đúng vị trí, không bị sa. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormon chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng. Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau: Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt, bàng quang kích thích… Người đang có các triệu chứng của những bệnh lý tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu không tự chủ mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém. Chú ý: Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ. Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ12
Bàng quang tăng hoạt
7 nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt và cách phòng ngừa
Bàng quang tăng hoạt hiện nay là một trong những căn bệnh về đường tiết niệu phổ biến, gây ra nhiều phiền toái về sức khỏe và cuộc sống của người mắc phải. Vậy nguyên nhân của bàng quang tăng hoạt là gì? Cách phòng ngừa như thế nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu. Mục lụcBàng quang tăng hoạt là gì?Nguyên nhân mắc bàng quang tăng hoạtTuổi giàThói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnhBệnh béo phìCác bệnh lý bàng quangCác tổn thương thần kinhTáo bón lâu ngàyMang thaiCách xác định nguyên nhân bàng quang tăng hoạt?Bác sĩ khám lâm sàngNiệu động họcXét nghiệm nước tiểuChụp X quang hệ tiết niệuNội soi bàng quangCách phòng ngừa bàng quang tăng hoạtThay đổi thói quen ăn uống thiếu lành mạnhUống lượng nước vừa đủGiảm cânTập Kegel cải thiện cơ sàn chậuVương Niệu Đan – Giải pháp vàng cho bàng quang kích thích Bàng quang tăng hoạt là gì? Bàng quang tăng hoạt làm người bệnh có các cơn tiểu gấp bất thường Bàng quang tăng hoạt (Overactive bladder – OAB) là một hội chứng khiến bàng quang bị kích thích, co bóp thường xuyên mà không có sự kiểm soát của cơ thể, kể cả khi bàng quang có chứa đầy nước tiểu hay không. Khiến người bệnh biểu hiện như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu đêm. Làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc. Tình trạng này thường được biểu hiện bởi các triệu chứng như: Tiểu gấp: cảm giác buồn tiểu đến đột ngột không báo trước, phải giải quyết ngay, khó nhịn được. Tiểu ban ngày: nhiều lần, khoảng trên 8 lần, mỗi lần với lượng nước tiểu rất ít. Tiểu đêm: nhiều hơn 1 lần/đêm., người bệnh phải thức dậy lúc nửa đêm để giải quyết nhu cầu. Tiểu són: thường đi sau cảm giác tiểu gấp, hiện tượng tiểu không tự chủ này thường gặp ở khoảng 50% người bệnh mắc OAB. ☛ Tìm hiểu đầy đủ: Bàng quang tăng hoạt OAB là gì? Nguyên nhân mắc bàng quang tăng hoạt Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt vẫn chưa được hiểu rõ đầy đủ. Hầu hết trường hợp, các cơ chóp bàng quang bị kích thích và co thắt mà không có lý do cụ thể. Nhưng trong một số khác, bàng quang tăng hoạt phát triển như một biến chứng của căn bệnh, do thoái hóa tuổi già hoặc thói quen sinh hoạt. Tuổi già Những người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc bàng quang tăng hoạt. Mặc dù căn bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau. Thế nhưng, đối với người già, đây lại là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, nguyên nhân là do quá trình lão hóa cơ thể đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt cơ sàn chậu bị suy yếu, tính dẻo dai giảm sút, khả năng nâng đỡ bàng quang từ đó cũng không tốt như trước. Đồng thời, các cơ bàng quang cũng bị thoái hóa dần, sức giãn cơ hạn chế, sức chứa nước tiểu cũng giảm theo, bàng quang cũng dễ kích thích hơn. Thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh Một số thói quen trong cuộc sống rất ảnh hưởng xấu đến bàng quang và cơ sàn chậu như thường xuyên nhịn tiểu. Điều này làm cho bàng quang trong tình trạng đầy nước tiểu thời gian dàn, lâu dần làm các cơ thiếu tính co giãn. Người hay căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể mắc bệnh, do ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, đặc biệt là hệ thống kiểm soát tiểu tiện. Trong ăn uống hàng ngày, sử dụng đồ ăn cay nóng, tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh…thời gian dài làm kích thích sự tăng bài tiết nước tiểu. Thói quen sử dụng rượu bia, cafe, trà, các chất kích thích khác cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh bàng quang. Bệnh béo phì Béo phì là một trong những nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt. Trọng lượng mỡ lớn ở người béo phì làm tăng áp lực lên bàng quang, làm giảm khả năng đàn hồi nên không chứa được nhiều nước tiểu. Đồng thời, những người béo phì thường mắc rối loạn tuần hoàn mỡ máu, ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng hoạt động thần kinh bàng quang. Lâu ngày gây nguy cơ mắc bệnh. Các bệnh lý bàng quang Một số bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bàng quang tăng hoạt do làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu. Điển hình như: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi bàng quang, khối u chèn ép, phì đại tuyến tiền liệt… Bệnh bàng quang bé bẩm sinh với khả năng chứa đầy nước tiểu ngắn hạn, dễ dàng bị kích thích hơn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Các tổn thương thần kinh Chấn thương tủy sống làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu. Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, trong một số trường hợp được xem như một biến chứng liên quan đến các tổn thương thần kinh. Các bệnh thường liên quan như: Bệnh Parkinson. Bệnh xơ cứng rải rác. Sau chấn thương tủy sống. Sau đột quỵ. Khối u chèn ép tủy sống. Tổn thương về thần kinh làm ảnh hưởng đến quá trình điều khiển của các cơ trơn bàng quang, cơ vòng niệu đạo trong, từ đó quá trình phản xạ bài niệu bị rối loạn. Táo bón lâu ngày Người bị táo bón lâu ngày có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt do phân tích tụ làm kích thích hệ thần kinh trực tràng. Mà hệ thống thần kinh này có nhiều sợi chi phối một số hoạt động tại bàng quang, từ đó gây kích thích, ảnh hưởng đến quá trình bài niệu. Mang thai Nhiều người mang thai mắc bàng quang tăng hoạt do thai nhi ngày càng phát triển, chèn ép bàng quang, khiến sức chứa nước tiểu không được nhiều như trước. Sản phụ phải vào nhà vệ sinh giải quyết vấn đề thường xuyên. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? Cách xác định nguyên nhân bàng quang tăng hoạt? Để có thể xác định chính xác nguyên nhân mắc bàng quang tăng hoạt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên ngành sớm, thực hiện những xét nghiệm cần thiết, từ đó việc điều trị bệnh sẽ mang lại hiệu quả cao. Tránh sai sót, tốn nhiều công sức. Bác sĩ khám lâm sàng Bác sĩ sẽ hỏi và tiến hành khám cho người bệnh. Việc khám lâm sàng gần như là bắt buộc trong việc tìm hiểu nguyên nhân và xác định người bệnh có thật sự mắc bàng quang tăng hoạt hay không. Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua biểu hiện của các triệu chứng điển hình, thực hiện một số câu hỏi và khai thác bệnh sử như: Các triệu chứng bạn đang mắc phải là gì? Bạn mắc phải tình trạng này lâu chưa? Một ngày bạn đi tiểu bao nhiêu lần? Bạn có đang dùng thuốc để điều trị bệnh gì không? Ngoài ra, một số câu hỏi liên quan đến thói quen ăn uống hay tiền sử gia đình cũng sẽ giúp ích trong quá trình khai thác bệnh sử. Các câu hỏi thường gặp như: Bạn có hay uống rượu bia không? Một tuần bạn uống rượu bia bao nhiêu lần? Có hay uống cà phê hay trà không? Bạn có biết ai trong gia đình cũng mắc các chứng bệnh như bạn chưa? Khi đã hỏi xong các câu hỏi, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng thông qua việc quan sát bằng mắt, sờ nắn bụng. Bạn cần phải hợp tác và cung cấp thông tin cho các bác sĩ thật chính xác để phục vụ cho quá trình xác định và điều trị bệnh. Niệu động học Niệu động học đánh giá chức năng chứa đựng của cả bàng quang và niệu đạo, đánh giá cơ bàng quang và cơ thắt có còn hoạt động tốt hay không. Đây được coi là cơ sở để xác định tình trạng bàng quang tăng hoạt ở người bệnh. Bao gồm các phương pháp như: đo áp lực đồ bàng quang, đo điện cơ đồ, áp lực niệu đạo, niệu dòng đồ. Khi thực hiện, người bệnh cần phải ngưng sử dụng thuốc hoặc thức uống trước khi khảo sát, trong một số phép đo, việc để bàng quang căng đầy nước tiểu trước đó là điều cần thiết. Xét nghiệm nước tiểu Phương pháp này thường dùng để đánh giá một loạt các vấn đề về đường tiết niệu như viêm bàng quang, bệnh thận. Xác định thành phần của nước tiểu có các thay đổi bất thường như vi khuẩn, hàm lượng protein, máu…điều này góp phần kiểm tra bàng quang tăng hoạt có phải là biến chứng của các bệnh tiết niệu hay không. Chụp X quang hệ tiết niệu Người bệnh có thể thông qua chụp X quang để đánh giá hình thái của thận, phát hiện một số bệnh lý như sỏi thận, sỏi bàng quang, chấn thương, bất thường về hình dáng thận… Nội soi bàng quang Bác sĩ thông qua nội soi để quan sát, đánh giá tình trạng bàng quang có các vấn đề như sỏi hay u bàng quang không. Phương pháp này sử dụng một ống kính nội soi đưa vào bàng quang, ngoài tác dụng quan sát, ống nội soi còn có thiết bị nhỏ kèm theo giúp lấy mẫu mô từ niêm mạc để sinh thiết. Ngoài ra, một số phương pháp khác như đo áp lực đồ bàng quang, siêu âm hệ niệu, đo tồn lưu bàng quang…được sử dụng tùy thuộc vào bác sĩ sau khi hỏi và khám lâm sàng. Cách phòng ngừa bàng quang tăng hoạt Trong điều trị bàng quang tăng hoạt, việc loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh, thay đổi lối sống và tích cực rèn luyện kết hợp với sử dụng liệu pháp của bác sĩ, sẽ giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng. Uống nước đúng cách là một trong những cách phòng tránh bàng quang tăng hoạt. Thay đổi thói quen ăn uống thiếu lành mạnh Bia rượu, trà, các loại đồ uống có gas…đặc biệt là cà phê rất kích thích quá trình bài tiết nước tiểu của cơ thể. Đối với người mắc bàng quang tăng hoạt, việc loại bỏ các loại thức uống này trong cuộc sống hàng ngày vô cùng cần thiết để hạn chế các kích thích thần kinh lên bàng quang. Một số thực phẩm tưởng chừng lành mạnh như cam, chanh, ổi…nhưng thực chất khi cơ thể hấp thu quá nhiều vitamin C cũng gây ảnh hưởng đến bàng quang. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại trái cây này cũng cần thiết, vì vậy trong quá trình tiêu thụ, bạn chỉ cần điều chỉnh liều lượng sao cho thích hợp, không dùng quá nhiều. Khi sử dụng thực phẩm, cần hạn chế các loại chứa nhiều muối như gà rán, thịt nướng, các loại nước chấm…để giảm đi cảm giác khát nước, tránh uống nhiều làm kích thích bàng quang. ☛ Đọc thêm: Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì? Uống lượng nước vừa đủ Đối với người bệnh hay kể cả nhóm người bình thường, không có nguy cơ mắc phải. Việc hấp thu một lượng nước quá nhiều so với mức cần thiết trong ngày chỉ khiến thận và bàng quang chịu áp lực lớn. Lâu dần gây mất tính đàn hồi, chính vì vậy, kể cả khi uống nước, chúng ta vẫn cần uống sao cho đúng cách: Uống thành từng ngụm nước nhỏ. Uống một ít nước giữa bữa ăn. Không uống nhiều nước một lúc, nên chia đều lượng nước uống trong ngày. Trước khi ngủ ít nhất 3h không nên uống nước. Hấp thu nước từ những nguồn thực phẩm khác như rau củ, trái cây… Nên uống nước lọc, hạn chế các loại nước ngọt, cà phê, bia rượu… Giảm cân Đối với bàng quang tăng hoạt do béo phì, giảm cân là phương pháp cải thiện hiệu quả nhất. Bởi nó giúp các cơ ở hệ tiết niệu không còn bị chèn ép nhiều. Một lối sống lành mạnh và luyện tập thể thao giúp nâng cao sức khỏe không chỉ ở người đang mắc bàng quang tăng hoạt mà cả những ai quan tâm đến sức khỏe của mình. Tập Kegel cải thiện cơ sàn chậu Tập kegel giúp cải thiện cơ sàn chậu ở cả nam và nữ. Cơ sàn chậu là một trong những yếu tố giúp quá trình bài tiết nước tiểu được diễn ra thuận lợi. Bài tập này cải thiện sức khỏe các cơ sàn chậu với các bước đơn giản, dễ dàng và không tốn nhiều thời gian. Quy trình tập Kegel được thực hiện cơ bản như sau: Bước 1: Xác định vùng đáy sàn chậu bằng cách ngồi thẳng, chân để vuông góc với sàn. Bước 2: Co chặt cơ sàn chậu và giữ trong 3 giây, sau đó thả lỏng trong 3 giây tiếp theo. Bước 3: Thực hiện các bước trên 10 lần. ☛ Xem chi tiết: TOP 7 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt hiệu quả Vương Niệu Đan – Giải pháp vàng cho bàng quang kích thích Sử dụng phương pháp thảo dược nhằm cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt hiện nay không còn là điều hiếm thấy, nhất là khi các phương pháp Tây y không phải lúc nào cũng đáp ứng được mọi đối tượng người bệnh. Hiểu được điều đó, Công ty Dược phẩm Thái Minh đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm TPBVSK Vương Niệu Đan, được điều chế từ các thảo dược quý như: chiết xuất cây Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Hạt bí và Cao nữ lang. Vương Niệu Đan an toàn, phù hợp với hầu hết người tiêu dùng. Với các thành phần chủ yếu được chiết xuất từ thảo dược, Vương Niệu Đan có tác dụng làm giảm co thắt cơ bàng quang, giảm kích thích, nâng cao sức khỏe của cơ sàn chậu, giúp cơ này nằm đúng vị trí. Từ đó, các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt như tiểu són, tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu không tự chủ…dần được cải thiện. Bên cạnh đó, Vương Niệu Đan có thể sử dụng ở cả những người mắc cao huyết áp, bị tiểu đường, các bệnh lý về tim mạch. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Để có thể biết chính xác bản thân mắc bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân nào, người bệnh hãy đến cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và tư vấn tốt nhất, giúp quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn. Chia sẻ9