Tin sức khoẻ

Nhịn tiểu khi mang thai và những tác hại khó lường cần biết

Phụ nữ khi mang thai thường phải đi tiểu nhiều, đặc biệt là tiểu đêm. Điều này khiến cho nhiều mẹ bầu có xu hướng nhịn tiểu hoặc không muốn đi tiểu. Tuy nhiên, tác hại nhịn tiểu khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.  Nhịn tiểu khi mang thai có ảnh hưởng không? Tại sao bà bầu thường đi tiểu nhiều? Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lẫn thói quen sinh hoạt trong hàng ngày, trong đó tiêu biểu là tình trạng đi tiểu nhiều. Dưới đây là một số lý do chính khiến bà bầu đi tiểu nhiều trong thời gian này: Thai nhi chèn ép bàng quang Bàng quang ở người bình thường có thể chứa từ 400 – 500 ml nước tiểu. Tuy nhiên, khi mang thai tử cung sẽ lớn dần theo sự phát triển của thai nhi và gây chèn ép bàng quang, dẫn tới tình trạng bàng quang chứa được ít lượng nước tiểu hơn.  Hệ quả là số lần đi tiểu ở mẹ bầu cũng sẽ tăng lên. Nếu bà bầu nhịn tiểu bị đau bụng là do bàng quang chứa nhiều nước sẽ bị căng tức và gây đau bụng. Hormone nội tiết tố thay đổi Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi rõ rệt về nội tiết tố. Trong đó, nồng độ hcG hoạt động nhiều, và là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên đi tiểu. Bởi hcG có tác dụng tăng lưu lượng về phía tử cung và vùng chậu, khiến bàng quang bị chèn ép và nhu cầu đi tiểu tăng lên.  4 lý do chính khiến bà bầu đi tiểu nhiều Thận tăng đào thải Trong giai đoạn thai kỳ, lượng máu ở mẹ bầu tăng lên khoảng 50% so với giai đoạn chưa mang thai. Do vậy, sự hoạt động của thận cũng tăng lên, dẫn tới sự đào thải qua thận và lần đi tiểu ở mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể.  Tiểu đường thai kỳ Bệnh lý tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần trong ngày. Bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đôi lúc, tình trạng đi tiểu nhiều lần khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Cho nên, khi không muốn đi tiểu quá nhiều thì mẹ sẽ nhịn đi tiểu. Tuy nhiên, việc nhịn tiểu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và thai nhi:  Nhịn tiểu lâu khi mang thai có tác hại rất lớn với cả mẹ và bé Gây nhiễm trùng đường tiết niệu Theo nghiên cứu đã chứng minh của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ, trong thai kỳ nếu mẹ bầu nhịn tiểu thường xuyên sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu rất lớn. Bởi nước tiểu đóng vai trò loại bỏ vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Trong trường hợp mẹ bầu nhịn tiểu, vi khuẩn bên ngoài âm đạo và hậu môn sẽ xâm nhập thông qua niệu đạo vào quang quang, gây nhiễm trùng tiết niệu.  Gây sinh non Khi mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang mà không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới nhiễm trùng đài bể thận, kích thích cổ tử cung. Từ đó, gây nên các cơn co thắt ở mẹ bầu gây chuyển dạ, tăng nguy cơ sinh non. Gây suy thai Mẹ bầu nhịn tiểu khiến bàng quang phình to ra do dung tích nước tiểu tăng. Từ đó, gây chèn ép lại tử cung và làm ảnh hưởng đến những vấn đề về hô hấp, suy dinh dưỡng và phát triển chậm của thai nhi.  Biến chứng khác Nhịn tiểu có thể làm cho nước tiểu bị lưu trữ trong bàng quang trong thời gian dài và nó có thể dẫn tới bệnh lý sỏi đường tiết niệu. Ngoài ra, phản xạ tự nhiên khi đi tiểu cũng bị mất đi nếu mẹ bầu thường xuyên nhịn tiểu và điều này khiến mẹ bầu dễ mắc các triệu chứng khó tiểu như tiểu són, tiểu rát, sỏi thận…  Biện pháp phòng ngừa tác hại nhịn tiểu khi mang thai Hiểu rõ tác hại của việc có thai nhịn tiểu sẽ giúp mẹ bầu tránh mắc phải sai lầm. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tác hại nhịn tiểu khi mang thai:  Biện pháp phòng ngừa tác hại nhịn tiểu khi mang thai Tuyệt đối không được nhịn tiểu và nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu; Hạn chế uống nhiều nước trước khi ngủ: Dù tiểu nhiều có thể gây ra nhiều bất tiện với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó, các mẹ có thể uống nhiều nước vào ban ngày, hạn chế uống nhiều nước trước khi đi tiểu để tránh tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm. Hạn chế dùng đồ uống có tính chất lợi tiểu: Những loại đồ uống như cà phê, soda, coca,… đều có tính chất lợi tiểu. Do vậy, mẹ bầu cần hạn chế sử dụng để tránh tình trạng đi tiểu nhiều lần; Đi tiểu trước khi đi ngủ: Điều này hạn chế được tình trạng đi tiểu đêm, tránh mất ngủ; Khoảng cách từ giường tới nhà vệ sinh cần đảm bảo an toàn, không có vật cản và vị trí công tắc đèn được bố trí thuận lợi nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình đi tiểu. Tóm lại, việc nhịn tiểu khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi có nhu cầu thì mẹ bầu cần đi tiểu ngay, đồng thời cần hạn chế dùng các loại đồ uống có tính chất lợi tiểu. Trường hợp đi tiểu nhiều kèm tiểu ra máu, ngứa ngáy và rát buốt thì đó có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu, cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Chia sẻ0

Rùng mình với 9 bệnh lý nguy hiểm khi nhịn tiểu bị đau bụng dưới

Nhịn tiểu bị đau bụng dưới thường gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người bệnh. Không chỉ thế, đây là còn dấu hiệu cảnh báo về một số bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh không thể ngó lơ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến tác hại, biến chứng của việc nhịn tiểu lâu và cách khắc phục. Nhịn tiểu bị đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì? Theo các chuyên gia, khi tình trạng nhịn tiểu bị đau bụng dưới diễn ra liên tục, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: Dạ dày Khi giữ lại nước quá lâu trong cơ thể, chúng không chỉ gây đau đớn mà còn gia tăng nguy cơ phát triển bệnh dạ dày. Nguyên nhân là bởi, các mầm bệnh có trong nước tiểu không được đào thải ra ngoài sẽ hấp thụ ngược lại cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng dạ dày. Vì thế, người thường xuyên nhịn tiểu xong bị đau bụng dưới có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày. Người nhịn tiểu thường xuyên có nguy cơ bị bệnh dạ dày Suy thận Suy thận (tổn thương thận) là tình trạng thận không thể lọc các độc tố ra khỏi máu, khiến thể trạng giảm sút. Trong trường hợp nghiêm trọng, suy thận có thể gây tử vong nên cần phải tiến hành chạy thận hoặc phẫu thuật khi cần thiết. Suy thận có thể hình thành từ thói quen nhịn tiểu. Khi các chất thải, chất độc trong cơ thể không được đẩy ra ngoài, ứ đọng bên trong bàng quang, chúng sẽ gây áp lực lên thận. Từ đó, bàng quang trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể, tiêu biểu nhất là thận.  Chính vì thế, có thể nói suy thận chính là biến chứng gián tiếp của thói quen nhịn tiểu hay nhịn tiểu quá lâu. Tiểu không kiểm soát Nhịn tiểu lâu trong thời gian dài không chỉ gây đau bụng dưới, mà chúng còn khiến cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ, gây tổn thương cơ thắt niệu đạo (cơ sàn chậu) – nhóm cơ có vai trò ngăn nước tiểu chảy ra ngoài. Từ đó, người thường xuyên nhịn tiểu dễ có nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát (tiểu són, tiểu dắt). Nhịn tiểu quá lâu có thể dẫn đến tiểu không kiểm soát Mặc dù tiểu són, tiểu dắt không nguy hiểm tới tính mạng và có nhiều phương pháp chữa trị nhưng chưa thực sự triệt để; gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Viêm bàng quang Viêm bàng quang là bệnh lý được gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài thông qua đường niệu đạo. Trong đó, vi khuẩn Ecoli được coi là “thủ phạm chính”. Vì thế, khi xuất hiện biểu hiện bị đau bụng dưới do nhịn tiểu quá lâu, bạn hoàn toàn có khả năng mắc phải bệnh lý này. Nhịn tiểu đau bàng quang là triệu chứng của bệnh lý viêm bàng quang Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) là bệnh nhiễm trùng. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn trong nước tiểu bị tích tụ tại bàng quang, lây lan đến thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.  Phụ nữ (nhất là người mang thai) là đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn. Tuy nhiên, bệnh lý này thường nghiêm trọng hơn nếu xảy ra ở nam giới. Đối với trẻ nhỏ, UTI có thể gây biến chứng thành sẹo thận hoặc trở thành tiền thân của bệnh tăng huyết áp.  Sỏi thận Sỏi thận (nephrolithiasis) là những tinh thể rắn được hình thành trong thận. Những viên sỏi này có thể phát triển với kích cỡ, hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn sỏi thận đều được hình thành từ sự bất cân bằng của muối, nước, chất khoáng và nhiều chất khác trong nước tiểu. Nhịn tiểu bị đau bụng dưới là triệu chứng của bệnh sỏi thận Do đó, nhịn tiểu quá lâu bị đau bụng dưới bên trái cũng là nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận do các chất thải, cặn canxi không được đào thải hết ra ngoài, cô đặc và kết tinh lại thành sỏi. Thông thường, chúng ta đều không biết mình bị mắc sỏi cho đến khi có cảm giác đau đớn, buồn nôn hay chảy máu khi đi tiểu.  Giảm ham muốn tình dục Nhịn tiểu lâu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng đến khả năng “yêu” của nam, nữ nói riêng. Bởi khi nhịn tiểu, bàng quang sẽ căng đầy, từ đó gây sức ép lên tử cung và các cơ quan sinh dục khác; gây cảm giác đau khi giao hợp. Còn với nam giới, nhịn tiểu lâu ngày có thể gây nên nhiều hậu quả nặng nề như: rối loạn chức năng sinh dục, xuất tinh sớm, xuất tinh đau, đau tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật, từ đó làm giảm ham muốn tình dục.  Nhịn tiểu lâu bị đau tinh hoàn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cương cứng của dương vật Ung thư bàng quang Như nhiều căn bệnh ung thư khác, ung thư bàng quang thường diễn ra một cách âm thầm, khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Theo các chuyên gia, nhịn tiểu bị đau lưng hay đau bụng dưới đều là những triệu chứng cảnh báo đầu tiên của bệnh lý này.  Khi nước trong cơ thể được đưa xuống bàng quang và tích tụ một thời gian mà không được thải ra ngoài, bàng quang của bạn sẽ bị sưng. Lâu dần, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tình sẽ biến chuyển trở thành ung thư bàng quang. Vô sinh Nhịn tiểu tương đồng với quá trình phình to của bàng quang, khi tích trữ quá nhiều nước, bàng quang sẽ khiến tử cung đổ về sau. Nếu không được điều trị sớm, tử cung rất khó để trở lại vị trí cũ. Từ đó tăng sức ép lên dây thần kinh trước xương, khiến phần xương trở nên đau nhức, gia tăng nguy cơ vô sinh ở nữ. Cách khắc phục tình trạng nhịn tiểu bị đau bụng dưới Để khắc phục các tình trạng đau bụng dưới (bên trái, bên phải), đau tinh hoàn, đau bàng quang, đau lưng do nhịn tiểu,… người bệnh nên thay đổi thói quen đi tiểu bằng cách: Cố gắng đi tiểu đúng lúc Thường xuyên luyện tập các bài tập nâng cao độ dẻo dai của cơ sàn chậu Mặc quần áo rộng rãi Giữ tư thế thoải mái khi đi tiểu để giúp làm rỗng bàng quang dễ dàng hơn Đi vệ sinh trước khi đi đường dài hoặc tham gia những sự kiện quan trọng Hạn chế hấp thụ các thực phẩm lợi tiểu trước khi đi ngủ Hạn chế tối đa nhịn tiểu Nhịn tiểu bị đau bụng dưới và cách cải thiện Tóm lại, nhịn tiểu không phải là một thói quen tốt cho cơ thể nói riêng và hệ tiết niệu nói chung. Do đó, trong bất kể trường hợp nào, chúng ta đều nên hạn chế tối đa việc nhịn tiểu. Đồng thời, khi đã có những dấu hiệu ban đầu liên quan tới hệ tiết niệu, chúng ta cần chủ động thăm khám nhằm chẩn đoán, điều trị sớm nhất có thể. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp vấn đề nhịn tiểu đau bụng dưới do mắc tiểu quá nhiều lần trong ngày, hãy tham khảo ngay Vương Niệu Đan – sản phẩm cải thiện chứng tiểu nhiều được nhiều chuyên gia khuyên dùng bằng cách truy cập website https://vuongnieudan-ditieunhieu.com/  hoặc liên hệ đến hotline 1800 1297. Chia sẻ0

Cây cọ lùn: Thành phần và những tác dụng tuyệt vời trong điều trị tiểu không tự chủ

Cây cọ lùn được nhiều người biết đến trong bài thuốc chữa bệnh tiểu són, tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Thảo dược là lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Vậy thành phần, công dụng của loại cây này ra sao, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin làm rõ.  Tổng quan về cây cọ lùn Chiết xuất cọ lùn thực tế đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc, tuy nhiên loài cây này có những đặc trưng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những thông tin chung nhất về các đặc điểm của cây, phân bổ và dấu hiệu đặc trưng liên quan.  Mô tả thực vật Cây cọ lùn có tên gọi khoa học là là Serenoa repens, đây là loài thực vật được xếp vào họ Arecaceae, chúng có nguồn gốc ở vùng đông nam Hoa Kỳ. Theo nhiều chuyên gia, đây là loại cây bụi thường mọc ở các vị trí gần bờ biển và có chiều cao khoảng 3m.  Phần lá của chúng thường phát triển từ thân cây lớn ở dưới lòng đất. Vì có những đặc điểm tương đồng với loại cọ nên tên gọi của chúng được bắt nguồn từ sự giống nhau này. Hoa của loài cọ lùn thường có màu trắng, mọc thành chùm, nở rộ vào mùa xuân.  Cây cọ lùn có nguồn gốc từ vùng Đông Nam của Hoa Kỳ Quả của cây cọ lùn có màu sắc khác nhau phụ thuộc vào thời kỳ trưởng thành của chúng. Ở khoảng tháng 5 và tháng 6, quả thường có màu xanh lục, khi sang tháng 8 chúng sẽ có màu vàng, chuyển màu xanh lam hoặc đen vào tháng 9. Cây cọ lùn bắc mỹ có tuổi thọ dài, thống kê cho thấy có cây đã đạt tới tuổi đời 700 năm. Phân bố Cọ lùn chủ yếu xuất hiện ở vùng đông nam nước Mỹ như tại các bang Mississippi, Florida, Georgia, South Carolina và một số nơi khác. Bộ phận làm thuốc Chiết xuất cây cọ lùn hay thuốc từ cây cọ lùn là những cụm từ được nhắc tới rất nhiều thời gian gần đây. Theo chuyên gia, bộ phận được nghiên cứu và sử dụng để làm thuốc là quả của loài cây này.  Thành phần hóa học Sau khi phân tích quả khô của loài cây, người ta đã nhận thấy hàm lượng các chất sau xuất hiện: glycerid, các axit béo tự do, các phytosterol như: β-caroten, β-sitosterol, polysaccharid, dẫn xuất vitamin E, các axit hữu cơ, flavonoid, tinh dầu. Tỷ lệ chính xác của các thành phần nói trên sẽ thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và thời gian thu hoạch quả.  Bộ phận được sử dụng trong làm thuốc của cọ lùn là quả Tác dụng của cây cọ lùn Tinh dầu cây cọ lùn được sử dụng trong nhiều loại thuốc khác nhau. Đây là loài cây có những công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan tới tiết niệu. Hỗ trợ hệ thống tiết niệu Cây cọ lùn đông y và dầu cọ lùn được nhiều người nhắc tới bởi chúng có tác dụng hỗ trợ tuyệt vời cho hệ thống tiết niệu, đặc biệt với các quý ông bị tăng sản tuyến tiền liệt. Sở dĩ có được công dụng này là nhờ những thành phần đặc biệt loài cây sở hữu như đã nói ở trên.  Các quý ông bị tăng sản tuyến tiền liệt thường do sự tương tác giữa các thụ thể ở đường tiết niệu dưới, gây ra rối loạn chức năng tiết niệu, khiến bàng quang phải hoạt động quá mức. Vì thế, có nhiều người hay nhắc tới loài cây này với cái tên là cây cọ lùn tuyến tiền liệt.  Bên cạnh đó, cọ lùn cũng được khuyên nên sử dụng trong chữa suy yếu cơ quan tiết niệu ở người lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Sở dĩ có điều này là do các thành phần của cây có thể làm khỏe cơ quan tiết niệu, thậm chí, chúng được khuyến cáo nên dùng giống như phương thuốc tự nhiên cho bệnh sỏi thận.  Chữa bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính  Một trong những vấn đề hay gặp phải ở tuyến tiền liệt đó là việc tăng sản lành tính. Bộ phận có thể bị viêm hoặc mở rộng khi nam giới già đi, sau đó chèn ép vào niệu đạo. Tình trạng có thể dẫn tới khó đi tiểu hoặc gây nhiễm trùng bàng quang, thậm chí cả sỏi bàng quang.  Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất cây cọ lùn có thể giúp ức chế testosterone liên kết, đồng thời kích thích tế bào tuyến tiền liệt. Nhờ đó, chúng có thể làm giảm quá trình nhân lên của các tế bào tuyến tiền liệt và mở rộng tuyến tiền liệt.  Giảm thiểu nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt Bổ sung tinh chất từ cây cọ lùn là một trong 5 liệu pháp thay thế nên sử dụng với các trường hợp bị ung thư tuyến tiền liệt. Cọ lùn sẽ giúp bổ sung một số thành phần như chất ức chế 5-alpha reductase,… Điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ làm chậm tiến trình chuyển đổi testosterone thành DHT nhờ ngăn chặn enzyme.  Cây cọ lùn giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt Nghiên cứu cho rằng DHT sẽ chịu trách nhiệm việc mở rộng tuyến tiền liệt, yếu tố này cũng có thể là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt.  Điều trị chứng rụng tóc Chiết xuất từ cây cọ lùn cùng với các chất bổ sung sẽ là biện pháp khắc phục chứng rụng tóc do chúng giúp giữ mức độ testosterone cân bằng. Thường sau khi tóc rụng thì sẽ có một sợi tóc khác mọc ra kèm theo một nang tóc, tuy nhiên, nếu như lương DHT cao thì lượng tóc sẽ giảm đi. Cọ lùn sẽ cung cấp sức mạnh để ngăn chặn việc chuyển đổi testosterone thành DHT, nhờ đó, tăng sự phát triển cho tóc.  Tác dụng duy trì mức độ testosterone Như đã nói ở trên, cây cọ lùn có thể ức chế sự chuyển đổi testosterone trở thành DHT. Vì thế, khi sử dụng sẽ giúp cơ thể giữ được lượng testosterone ở mức bình thường. Nhờ điều này thì các triệu chứng rụng tóc và suy giảm ham muốn tình dục sẽ được cải thiện.  Liều lượng và cách dùng Hiện nay, chiết xuất từ cây cọ lùn được bào chế thành các dạng viên nang thực phẩm chức năng và có trong thành phần của một số loại thuốc. Tùy thuộc vào nhà sản xuất và sản phẩm cụ thể mà liều lượng sẽ có sự thay đổi khác nhau. Tuy vậy, liều dùng phổ biến nhất là khoảng 320 mg/lần/ngày hoặc 160mg/2 lần/ngày.  Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng Để sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần chiết xuất cây cọ lùn hiệu quả, bạn cần biết các thông tin liên quan tới tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng sản phẩm có thành phần chiết xuất cọ lùn.  Tác dụng phụ Những tác dụng phụ phổ biến nhất của cọ lùn là gây buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng và giảm ham muốn. Các chuyên gia cảnh báo sản phẩm có chiết xuất cây cọ lùn không phù hợp để sử dụng với phụ nữ có thai hoặc chị em đang cho con bú.  Tác dụng phụ của sản phẩm chiết xuất từ cọ lùn là chóng mặt, buồn nôn Vì thế, những đối tượng này nên tham khảo kỹ càng tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định sử dụng những sản phẩm có thành phần từ cây cọ lùn. Hiện nay, một số loại thuốc tránh thai có chứa thành phần estrogen, khi sử dụng chung với nhóm sản phẩm có chứa thành phần chiết xuất từ cọ lùn có thể làm giảm hiệu quả tránh thai. Ngoài ra, loại cây này cũng có thể làm giảm đi nồng độ estrogen, vì thế nếu sử dụng chung với những loại thuốc có estrogen sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, đồng thời gây ảnh hưởng tới cân bằng nội tiết tố.  Thành phần chiết xuất cây cọ lùn cũng có thể làm chậm quá trình đông máu, vì thế sử dụng chúng cùng với các thuốc làm chậm quá trình đông máu có nguy cơ làm tăng chảy máu. Một số thuốc phổ biến của nhóm này là aspirin, diclofenac, clopidogrel (plavix), ibuprofen (advil, motrin,..), Lưu ý khi dùng sản phẩm chiết xuất từ cây cọ lùn Cây cọ lùn đã có những báo cáo về tác dụng ức chế enzym cyclooxygenase, gia tăng chảy máu nếu như được sử dụng đồng thời warfarin. Vì những tác dụng tới hormone giới tính nên chuyên gia khuyến cáo không sử dụng sản phẩm có chứa thành phần từ cọ lùn với phụ nữ có thai, người đang nuôi con bằng sữa mẹ và trẻ em.  Để đảm bảo an toàn tối đa, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng bất cứ sản phẩm nào có chiết xuất từ loài cây này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham vấn bác sĩ khi sử dụng sản phẩm chiết xuất từ cọ lùn với các loại thuốc khác để có được những lưu ý cần thiết nhất. Viên uống Vương Niệu Đan sử dụng thành phần chiết xuất từ cọ lùn Một trong những sản phẩm có chiết xuất cây cọ lùn được quan tâm nhất hiện nay là viên uống Vương Niệu Đan. Sản phẩm có thành phần thảo dược thiên nhiên quý hiếm, đặc biệt, tinh chất từ cây cọ lùn đã được ứng dụng từ công nghệ bào chế tiên tiến, mang lại một hàm lượng hoạt chất cao và nổi trội.  VispoTM, một trong những thành phần chủ đạo có trong viên uống, có chiết xuất Cọ lùn 45% acid béo cùng với 1-1,2% beta sitosterol. Nhờ đó, chúng sẽ  có tác dụng ức chế các thụ thể muscarinic cơ chóp bàng quang, giúp làm giảm co thắt bàng quang.  Thêm nữa, VISPO cũng giúp làm tăng lượng testosterone, nhờ đó làm tăng sức khỏe của cơ sàn chậu và tăng sự nâng đỡ của cơ này.  Trên đây là những thông tin chi tiết có liên quan tới cây cọ lùn. Chiết xuất từ loài cây hiện được sử dụng trong nhiều sản phẩm viên uống trên thị trường, bạn nên tham khảo kỹ lưỡng trước khi sử dụng.  Chia sẻ0

Cây thuốc Ô dược và những tác dụng và những lưu ý khi dùng

Ô dược là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc từ Đông y tới các sản phẩm hỗ trợ. Vị thuốc có vị đắng, cay, tính ôn, Đông y quy vào kinh phế, vị, tỳ và bàng quang nên rất hiệu quả trong chữa chứng thống kinh, rối loạn tiêu hóa, đau bụng dưới, các bệnh liên quan tới thận tiết niệu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ liên quan tới vị thuốc này.  Thông tin bạn cần biết về cây ô dược Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc vậy ô dược là gì bởi đây không phải là một loài quen thuộc. Chúng thường chỉ mọc hoang ở một số địa phương và địa điểm nhất định, chỉ ưa sống bìa rừng. Tuy nhiên, trong Đông y, đây là vị thuốc dân gian cực kỳ quý hiếm và rất khó tìm.  Tổng quan Như đã nói ở trên Ô dược là dược liệu đã được ghi danh trong nhiều sách về y học cổ truyền. Thực tế vị thuốc này cũng đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều bài thuốc Đông y. Những thông tin cơ bản nhất về loài cây này như sau: Tên: Cây Ô dược. Tên gọi dân gian: Dầu đắng hoặc Ô dược nam. Tên gọi kèm theo khác: Có rất nhiều tên như Bàng kỳ, Nuy cước chướng, Đài ma, Bàng tỵ, Tức ngư khương, Bạch diệp sài,.. Tên khoa học: Lindera Myrrha (Lour) Merr Thuộc họ: Long não – Lauraceae Đặc điểm thực vật  Để giúp bạn đọc có thể nắm bắt các thông tin tổng quát về cây thuốc, phần sau cung cấp đặc điểm nhận biết về loài cây đặc biệt này.  Ô dược là loài cây thân gỗ Đây là loài thân gỗ, thường cao từ 1 tới 15 m, có nhiều cành gầy với màu đen hơi nhạt. Khi lại gần, toàn thân cây thường tỏa ra một mùi thơm đặc trưng và dễ chịu.  Phần rễ của cây thường có hình thoi, hơi cong và nhọn ở 2 đầu. Phần giữa của rễ thường phình to, có chiều dài khoảng từ 10 tới 13 cm. Vỏ ngoài của rễ màu nâu nhạt vàng, kèm theo các nếp nhăn dọc cùng với các vết nứt ngang thân dễ. Nhiều người cho biết phần rễ của cây khá cứng và khó có thể bẻ gãy. Đây cũng là bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc do có chứa nhiều dược tính nhất.  Lá cây mọc so le với phần cuống gầy, chiều dài thường từ 7 tới 10mm. Lá thường  có hình bầu dục với phần tán rộng khoảng 2cm, độ dài 6cm, bao gồm 1 gân chính cùng với 2 gân phụ. Mặt phía trên của lá bóng, lõm xuống, mặt dưới có phủ lông nhưng lại lồi lên, khi cây lớn thì phần lông sẽ nhẵn dần.  Hoa của cây mọc hợp thành các chùm nhỏ với đường kính khoảng từ 4 tới 4 mm, màu trắng hồng hơi nhạt.  Quả nang hình trứng, màu đen, lúc chính có màu đỏ, bên trong quả có duy nhất 1 hạt.  Phân bố của cây ô dược Đây là cây thuốc mọc hoang, có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được phát hiện tại nước ta từ rất lâu. Hiện loài cây này được phát hiện tại một số tỉnh thành phía bắc và miền trung như Hòa Bình, Hà Tây, Hà tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An,… Bộ phận làm thuốc Ô dược dược liệu được rất nhiều người nhắc tới nhờ công dụng trong chữa bệnh. Vì thế bộ phận nào của loài cây này được sử dụng để làm thuốc là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Loài cây sinh trưởng mạnh mẽ, tươi tốt quanh năm, tuy nhiên chúng thường được thu hoạch vào thời điểm đông – xuân để làm thuốc.  Rễ cây là bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc Bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc của loài cây là rễ cây, thông thường việc thu hoạch sẽ được diễn ra như sau: Chọn phần rễ cây khô, hơi thơm, vỏ màu nâu, chắc, bề mặt trơn và nhẵn, phần thịt phía trong có màu vàng nhạt, giữ màu đậm, vân tròn hoặc vân hình hoa cúc để thu hoạch. Không nên thu hoạch và dùng các rễ cây quá cung do chúng đã già, không thể sử dụng để làm thuốc.  Sau khi đào rễ cây ô dược cần đem về cắt bỏ các rễ con, đem rửa sạch sẽ và bào chế với nhiều phương pháp khác nhau.  Thông thường, họ sẽ bóc bỏ sạch vỏ rễ, sử dụng phần lõi để mài mỏng hoặc sao vàng. Sau đó, phần rễ cây khô được đem ngâm với nước 1 ngày 1 đêm, tiếp đến đem ủ tới khi mềm hẳn, thái thành lát mỏng, tiếp tục phơi khô. Một số nơi thì đem tán rễ cây thành bột mịn để dùng dần.  Những tác dụng của ô dược Từ lâu, ô dược đã được Đông y sử dụng nhiều trong điều trị các chứng bệnh. Ngoài ra, hiện cũng đã có một số nghiên cứu khoa học về tác dụng của cây thuốc này. Dưới đây là thông tin chi tiết để bạn đọc cùng tham khảo. Theo Đông y Đã có nhiều sách cổ ghi chép lại nghiên cứu về vị thuốc ô dược. Theo đó, Y học cổ truyền cho rằng đây là dược liệu có tính ấm, vị đắng, không độc. Công dụng chính: khai uất, kiện vị tiêu thực, hành khí chỉ thống, thuận khí, ôn thận tán hàn, khứ hàn.  Chủ trị: Dùng trong điều trị chứng đi tiểu nhiều bởi bàng quang hư hàn, nhiễm khí lạnh, đầy bụng, đau bụng, ăn không tiêu, ăn vào nôn mửa, đau bụng kinh, đau bụng dưới do lạnh bàng quang. Ngoài ra, đây còn là bị thuốc giúp điều trị chứng đái són, đái đêm nhiều, đái dầm rất hiệu quả.  Trong đông y dược liệu được sử dụng để điều trị đau bụng dưới do lạnh bàng quang Tóm lại, tác dụng ô dược trong đông y được rất nhiều thầy thuốc đánh giá cao và áp dụng trong điều trị.  Khoa học hiện đại Nghiên cứu của y học hiện đại đã phát hiện ra ở rễ cây ô dược có chứa các thành phần chính là ancaloit và tinh dầu. Cụ thể sẽ bao gồm các thành phần như: Lindera Acid, Linderatrenolide, Bomeol, Linden One, Laurolitsine, Isolinderoxide,  Chamazulene, Neolindera Lactone,… Nhờ những thành phần tuyệt vời nói trên, ô dược được xác định sở hữu các tác dụng chính như sau: Tăng chuyển hóa: Nghiên cứu sau khi cho chuột ăn cây ô dược một thời gian dài cho thấy mức độ tăng trọng đã cao hơn so với bình thường.  Nhuận tràng: Thí nghiệm ở trên chó phát hiện ra dược liệu cùng với mộc hương có thể kích thích tăng nhu động ruột và chữa chứng đầy hơi khó tiêu hiệu quả.  Ngoài ra, ô dược còn cho thấy tác dụng đối lập ở trên ruột thừa và cơ trơn dạ dày. Chúng vừa làm tăng tiết dịch tiêu hóa, vừa tăng nhu động, hiệu quả bài khí tốt hơn nhưng đồng thời cũng làm giảm trương lực cơ.  Bột dược liệu ở dạng khô giúp rút ngắn thời gian tái canxi hóa huyết tương, rút ngắn thời gian đông máu, vì thế có thể cầm máu nhanh chóng.  Đối tượng nên sử dụng ô dược Nhờ những hiệu quả đặc biệt như trên, dược liệu được sử dụng trong điều trị cho các đối tượng mắc chứng bệnh sau đây: Đầy bụng, ăn khó tiêu, đau chướng bụng. Sau khi ăn bị nôn mửa. Người bị đau vùng bụng dưới bởi bàng quang bị lạnh. Tình trạng đau bụng kinh.  Chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són, đái dầm, chứng sung huyết. Một số bài thuốc Đông y điều trị bệnh nhờ Ô dược  Như đã nói ở trên, Ô dược từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, các bài thuốc sẽ được gia giảm với định lượng khác nhau. Bài thuốc chữa đau bụng dưới do hàn sán gây ra Dược liệu: Sử dụng nhóm dược liệu chính bao gồm ô dược, hồi hương, cao lương khương mỗi loại 6g, 8g thanh bì. Cách thực hiện: Toàn bộ dược liệu nói trên đem rửa sạch rồi cho vào sắc chung với nước, nước thuốc thu được chia nhiều bữa, uống trong ngày.  Thuốc Đông y trị bệnh an toàn  Bài thuốc chữa đau bụng kinh Dược liệu: Chuẩn bị khoảng 10g đảng sâm, 10g ô dược, cam thảo, sinh khương mỗi thứ 6g, 2g trầm hương. Cách thực hiện: Dược liệu nói trên cần đem sắc với nước để uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang cho tới khi khỏi bệnh.  Bài thuốc dùng dược liệu chữa rối loạn tiêu hóa Dược liệu: Bên cạnh dược liệu chính, bạn cần chuẩn bị thêm hương phụ với lượng bằng nhau. Cách thực hiện: Dược liệu chuẩn bị đem tán để thành dạng bột mịn, bảo quản và sử dụng dẫn. Mỗi lần, bệnh nhân nên dùng khoảng 2 – 8g pha cùng với nước gừng sắc, mỗi ngày dùng 2 lần để đạt hiệu quả cao nhất.  Bài thuốc chữa chứng thận dương, bàng quang hư hàn Dược liệu: Bạn cần chuẩn bị ích trí và sơn dược, mỗi vị khoảng 16g, thêm 10g ô dược.  Cách thực hiện: Các dược liệu đã chuẩn bị đem sắc với nước để thu được nước thuốc uống mỗi ngày.  Bài thuốc trị đau bụng kinh bởi khí huyết ngưng trệ Dược liệu: Ngoài dược liệu chính 10g, bạn cần có thêm hương phụ và mộc hương mỗi loại 8g, 12g đương quy.  Cách thực hiện: Nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi sắc chung với nước, nước thuốc nên uống trong ngày.  Bài thuốc chữa sốt và tiêu chảy Dược liệu: Chuẩn bị dược liệu đã đem sao vàng với định lượng vừa đủ.  Cách thực hiện: Sau khi tán dược liệu thành dạng bột mịn, người bệnh nên dùng mỗi lần khoảng 3 – 5g, mỗi ngày từ 2 tới 3 lần, có thể uống với nước cơm để đạt hiệu quả cao nhất. Bài thuốc dùng ô dược trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ Dược liệu: Cần chuẩn bị các dược liệu chính bao gồm ô dược, bạch truật, hòa sơn, màng mề gà sao cám, ý dĩ. Cách thực hiện: Nguyên liệu chuẩn bị cần đem tán thành dạng bột, mỗi lần sử dụng từ 5 – 9g đem hòa uống chung với nước, mỗi ngày dùng  Một số lưu ý khi sử dụng ô dược Theo những thông tin được ghi chép lại tại các tài liệu đông y, ô dược là một dược liệu quý hiếm, không gây độc hại. Tuy nhiên, khi sử dụng, để đảm bảo hiệu quả và an toàn thì nên tuân thủ các lưu ý sau đây: Những đối tượng không nên sử dụng dược liệu này là người bị khí huyết hư hoặc nội nhiệt.  Người đang có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ nếu muốn sử dụng các sản phẩm có chứa chiết xuất từ cây ô dược nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.  Khi sử dụng dược liệu theo phương pháp Đông y thì chỉ nên dùng tối đa khoảng 10g/mỗi bài thuốc và không lạm dụng.  Bạn cần biết cách phân biệt dược liệu với những thảo dược khác để đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng.  Ô dược là thành phần quan trọng trong viên uống Vương Niệu Đan Hiện nay, ô dược không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc Đông y mà còn là thành phần để bào chế ra các viên uống hỗ trợ, đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện sức khỏe. Trong đó, viên uống Vương Niệu Đan được rất nhiều khách hàng đánh giá cao nhờ thành phần sử dụng dược liệu quý hiếm như Uvarox, được chiết xuất Varuna, cỏ đuôi ngựa và ô dược, chiết xuất hạt bí đỏ, cọ lùn, cao nữ lang. Nhờ những thành phần dược liệu tự nhiên và quý hiếm nói trên, viên uống được tin tưởng nhờ những tác dụng chính: Giúp làm giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm ở những người bị mắc các bệnh lý về bàng quang.  Làm giảm co thắt và tăng độ co giãn bàng quang, giúp bộ phận có khả năng chứa nước tiểu đủ lớn để có thể tạo ra phản xạ kích thích đi tiểu.  Tăng sức khỏe cho cơ sàn chậu, tăng khả năng nhịn tiểu đồng thời giảm tình trạng tiểu són hoặc tiểu không tự chủ. Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan tới dược liệu ô dược và những vấn đề bạn cần nắm bắt. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích để giúp bạn sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ dược liệu một cách an toàn và hiệu quả nhất. Chia sẻ0

Bật mí 9 cây thuốc chữa đi tiểu đêm an toàn, hiệu quả, ít ai biết

Tiểu đêm là triệu chứng rối loạn đường tiểu phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và tâm sinh lý của người bệnh. Việc sử dụng các cây thuốc chữa đi tiểu đêm là giải pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện/chấm dứt tình trạng trên. Dưới đây là 9 gợi ý về cây thuốc chữa đi tiểu đêm an toàn, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà khi bắt đầu có triệu chứng. Nguyên nhân gây nên tiểu đêm Thông thường, nhiều người sẽ nghĩ nguyên nhân gây nên tiểu đêm chủ yếu đến từ việc uống nhiều nước trong ngày hoặc ăn/uống thực phẩm lợi tiểu trước khi đi ngủ. Điều này đúng nhưng chưa đủ, tiểu đêm còn có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày.  Nguyên nhân khiến một người đi tiểu nhiều hơn 1 lần vào ban đêm Ở những trường hợp khỏe mạnh, tiểu đêm thường do những nguyên nhân sinh lý sau: Thức đêm Uống nhiều nước vào ban đêm Uống trà, cafe hoặc những chất kích thích thước khi ngủ Sử dụng các thực phẩm có tính lợi tiểu trước khi đi ngủ Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra tiểu đêm do bệnh lý bao gồm: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Viêm/phì đại tuyến tiền liệt Sỏi thận, viêm bể thận hoặc suy thận mãn tính Béo phì Các bệnh lý ở hệ thần kinh Rối loạn bàng quang (Theo Hội Niệu học quốc tế, nguyên nhân này chiếm tới hơn 70%) Ưu, nhược điểm khi chữa tiểu đêm bằng thảo dược Theo “Effects of Medicinal Plants on Nocturia” – Bài viết trên tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm Quốc tế, do bác sĩ Mahnaz Yawangi và các cộng sự viết, đưa ra các thông tin cần thiết về vấn đề dùng cây thuốc chữa đi tiểu đêm: việc chữa tiểu đêm bằng các thảo dược tự nhiên có thể mang lại những ưu, nhược điểm sau: Ưu điểm Nhược điểm An toàn Hiệu quả Không gây tác dụng phụ Dễ tìm kiếm Hạn chế tái phát Cây thuốc chữa đi tiểu đêm chỉ hiệu quả đối với các trường hợp nhẹ: tiểu đêm với tần suất thấp, không đi kèm các biểu hiện bất thường,… Người dùng cần kiên trì sử dụng trong một thời gian nhất định (thường từ 3 – 6 tháng) để thấy được các dấu hiệu tích cực của bệnh Lưu ý, bất kỳ phương pháp điều trị/hỗ trợ điều trị nào cũng cần tuân theo chỉ định và đúng liều lượng của chuyên gia. Vì thế trong quá trình sử dụng cây thuốc chữa đi tiểu đêm, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau: Đảm bảo nguồn gốc, vệ sinh của các cây thuốc và nguyên liệu sử dụng Không tự ý kết hợp các bài thuốc với nhau khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn Đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín ngay khi có những triệu chứng bất thường sau khi sử dụng các cây thuốc chữa đi tiểu đêm Nên hình thành thói quen sống lành mạnh để hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đêm (tăng cường tập thể dục, hình thành thực đơn đủ dinh dưỡng, đảm bảo giấc ngủ) Các đối tượng nhạy cảm như: trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi áp dụng. Không nên mặc đồ bó sát cơ thể Top 9 cây thuốc chữa đi tiểu đêm an toàn, lành tính Ô dược Khi nhắc đến những cây thuốc chữa đi tiểu đêm hiệu quả, không thể không nhắc đến cây ô dược. Ô dược là một loại dược liệu phổ biến ở miền Trung bộ nước ta. Từ lâu, loại cây này đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc Đông Y; hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đau bụng kinh, chứng sung huyết, tiểu són, đầy bụng,… Để chữa đi tiểu đêm bằng cây ô dược, người bệnh cần chuẩn bị 10g ô dược, 16g sơn dược, 16g ích trí nhân. Sau đó, người bệnh cần sắc tất cả nguyên liệu cùng 1 lít nước, uống mỗi ngày (sau ăn). Cây ô dược là dược liệu phổ biến trong nhiều bài thuốc cải thiện bàng quang Phá cố chỉ Phá cố chỉ là loại dược liệu có tác dụng tích cực trong bổ thận dương. Thậm chí, những bài thuốc từ phá cố chỉ còn được Đông Y khuyến khích dùng cho nữ giới, bởi thành phần của chúng có chứa Bavanchi – hoạt chất tương tự Estrogen nội sinh.  Để chữa tiểu đêm bằng loại thảo dược này, người bệnh cần dùng một lượng (vừa đủ)  phá cổ chỉ và tiểu hồi tương đương nhau. Sau đó, tẩm hỗn hợp với rượu và sao đến khi vàng, thơm mùi dược liệu thì tán nhỏ, pha 40g với nước ấm. Dùng đều đặn mỗi tối, sau ăn. Lưu ý, bài thuốc trên chỉ phát huy tác dụng với trường hợp tiểu đêm do thận dương suy.  Kim tiền thảo Trong Y học cổ truyền, kim tiền thảo là cây thuốc chữa đi tiểu đêm hiệu quả, không mang lại tác dụng phụ. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng hỗ trợ nâng cao chức năng bàng quang, hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu,… Do đó, nếu là người thường xuyên đi tiểu đêm, chắc chắn bạn không thể bỏ qua loại thảo dược này. Đầu tiên, người bệnh cần đun sôi 1 lít nước với 30g râu ngô, 30g kim tiền thảo trong 20 phút. Sau đó để nguội, lọc bã lấy nước và uống thay nước lọc/trà trong khoảng 2 tuần. Lưu ý, bài thuốc trên chỉ phát huy tác dụng với những đối tượng tiểu đêm do sỏi. Trinh nữ hoàng cung Trinh nữ hoàng cung cũng là một trong những cây thuốc chữa đi tiểu đêm được nhiều người sử dụng. Cây thuốc này không chỉ đem lại tác dụng điều hòa quá trình thải độc ở thận, giảm lượng nước tích tụ trong bàng quang mà còn hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt và tiểu đêm hiệu quả. Hơn nữa, nhờ sở hữu hàm lượng Alkaloids cực cao trong bảng thành phần nên cây trinh nữ hoàng cung có có khả năng kháng u, kháng viêm hiệu quả. Bài thuốc chữa đi tiểu đêm với trinh nữ hoàng cung được áp dụng như sau: Rửa sạch, đun sôi 20g trinh nữ hoàng cung cùng 1 lít nước và 12g rễ ngưu tất nam, 10g ba kích, 6g hương tư tử và 20g huyết giác trong 50 phút. Tiếp theo, người bệnh cần lọc lấy nước thuốc và uống sau ăn 30 phút. Cẩu kỷ tử Trong cẩu kỷ tử rất giàu protein, sắt, canxi và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Vì thế, loại thảo dược này thường được sử dụng để bồi bổ cho cơ thể, nhất là đối với nam giới bị yếu sinh lý, suy kiệt thể chất. Cẩu kỷ tử – Cây thuốc chữa đi tiểu đêm nổi tiếng Bên cạnh đó, bài thuốc từ cẩu kỷ tử còn có tác dụng giúp hạn chế tiểu đêm do béo phì, phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần sắc 15g quả cẩu kỷ tử khô lấy nước uống, mỗi ngày dùng 2 lần, liên tục trong 1 – 3 tháng để thấy kết quả. Ích trí nhân Trong Đông Y, ích trí nhân (ích trí tử) có tác dụng bồi bổ tạng tỳ và tạng thận, đặc tinh và giúp kiểm soát số lần đi tiểu. Vì thế, cây thuốc/dược liệu này thường được xuất hiện trong các bài thuốc đi tiểu đêm, tiểu nhiều hoặc chống di tinh.  Bài thuốc chữa tiểu đêm với ích trí nhân cần có những nguyên liệu sau: 15g ích trí nhân, 30g hoài sơn, 30g tang phiêu tiêu và từ 1 – 2 lít nước. Đun sôi các nguyên liệu lại với nhau, để nguội và uống trong ngày thay nước lọc.  Bạch tật lê Bạch tật lê là vị thuốc nam, có vị đắng và hơi cay. Nhờ thành phần chứa nhiều Alkaloid nên bạch tật lê có tác dụng lợi tiểu, tăng sự kiểm soát các cơ ở bàng quang và vùng chậu.  Ngoài ra, trong bạch tật lê cũng có nhiều thành phần khác bảo vệ đường tiết niệu, kiểm soát lượng nước tiểu ở mức phù hợp. Do đó, loại thảo dược này thường được sử dụng rộng rãi trong dân gian để chữa chứng đi tiểu đêm.  Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần pha từ 10 – 20g bạch tệt lê với nước đun sôi và uống trước bữa ăn. Kiên trì sử dụng trong từ 2 – 4 tháng sẽ thấy được kết quả rõ rệt. Cỏ đuôi ngựa Cỏ đuôi ngựa là một loại thảo mộc họ Equisetaceae, được sử dụng từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trước kia, cỏ đuôi ngựa được dùng như một loại dược thảo để điều trị loãng xương, lao và một số vấn đề về thận. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng đã trở nên nổi tiếng như một phương thuốc hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm. Hàng ngày, người mắc chứng tiểu đêm nên sử dụng từ 1 – 2 ấm trà cỏ đuôi ngựa, mỗi ấm có thể pha theo tỉ lệ 6g cỏ đuôi ngựa khô, 300ml nước. Uống liên tục từ 2 – 3 tháng để cảm nhận được kết quả. Nên sử dụng trà cỏ đuôi ngựa liên tục từ 2 – 3 tháng để cải thiện chứng đi tiểu đêm Cọ lùn Cọ lùn là một cây thuốc chữa đi tiểu đêm an toàn, hiệu quả, thường có mặt trong phần lớn các bài thuốc chữa tiểu đêm nổi tiếng. Chưa hết, chiết xuất Vispo ™ trong cọ lùn còn có tác dụng ức chế thụ thể muscarinic của cơ chóp bàng quang, giảm co thắt bàng quang và tăng sức khỏe cơ sàn chậu. Thông thường, cọ lùn sẽ được chế biến dưới dạng trà bột hoặc sấy khô. Người dùng có thể sử dụng với liều lượng dưới 320mg cọ lùn mỗi ngày.  Vương Niệu Đan – Sản phẩm cải thiện tiểu đêm từ nhiều cây thuốc quý Ngoài việc sử dụng các bài thuốc chữa đi tiểu đêm theo dân gian, người bệnh có thể sử dụng một vài sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa những thành phần từ thảo dược trên; hỗ trợ quá trình cải thiện chứng tiểu đêm nhanh chóng, hiệu quả. Một trong những sản phẩm nổi tiếng, được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó là Vương Niệu Đan. Vương Niệu Đan là sản phẩm cải thiện tiểu đêm thuộc Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh, được chiết xuất từ nhiều loại thảo dược quý trong y học phương Tây, đặc biệt là cọ lùn, ô dược, cỏ đuôi ngựa, nữ lang,… Do đó, chỉ sau 2 tuần sử dụng Vương Niệu Đan, người dùng có thể cảm nhận rõ rệt các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu nhiều lần được thuyên giảm nhanh chóng. Trong từ 2 – 4 tuần đầu, người bệnh nên uống 6 viên/2 lần/ngày, sau ăn. Khi tần suất đi tiểu đêm đã cải thiện, người bệnh có thể giảm liều xuống 4 viên/2 lần/ngày, sau ăn. Ngoài ra, để Vương Niệu Đan đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên duy trì sử dụng từ 2 – 3 tháng, kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, tăng cường các bài tập thể dục tốt cho cơ sàn chậu và hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Vương Niệu Đan – Sản phẩm cải thiện tiểu đêm từ cọ lùn, ô dược, cỏ đuôi ngựa,… Chú ý, viên uống Vương Niệu Đan là sản phẩm hỗ trợ dành cho cả nam và nữ. Đặc biệt, những người bị tiểu đường, huyết áp cao hoặc các bệnh lý về tim mạch đều có thể sử dụng được. Mọi thắc mắc về sản phẩm vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ với tổng đài 1800 1297 (miễn cước) để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết! Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến những cây thuốc chữa đi tiểu đêm tại nhà, an toàn, hiệu quả. Để cải thiện hoặc chấm dứt tình trạng phiền toái trên, bạn cần áp dụng ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Loading...