Tin sức khoẻ

BAY KHINH KHÍ CẦU CÙNG THÁI MINH

Ngày 8/12/2024 tới đây, tại công viên Hồ Thiên Nga - Ecopark, Dược phẩm Thái Minh sẽ mang đến một trải nghiệm độc đáo chưa từng có: bay khinh khí cầu miễn phí trong khuôn khổ sự kiện “Trạm Sức Khỏe - Chạm Tương Lai”.  Sự kiện không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược định vị thương hiệu của Thái Minh mà còn hứa hẹn mang lại những khoảnh khắc đáng nhớ cho hàng ngàn gia đình tham dự.

GIÀU CỦA TÔI LÀ GIA ĐÌNH KHỎE MẠNH

Dược phẩm Thái Minh phối hợp cùng Báo Sức khoẻ và Đời sống tổ chức cuộc thi sáng tạo nội dung “Giàu của tôi là gia đình khỏe mạnh”. Cuộc thi là cơ hội để mỗi người nhìn lại và chia sẻ những câu chuyện, cảm nhận và trải nghiệm cá nhân về hành trình chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình.

HƯỚNG DẪN BÀI TẬP KEGEL TẠI NHÀ CHO NGƯỜI MẮC BÀNG QUANG TĂNG HOẠT

Bài tập Kegel không giúp bạn duy trì vóc dáng như khi tập luyện những môn thể thao khác. Thế nhưng, chúng đem lại hiệu quả trong việc tăng cường sự dẻo dai và sức bền các cơ sàn chậu, ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ khá thường gặp ở cả hai giới. Hãy bắt đầu với những bài Kegel đơn giản và cố gắng tập luyện đều đặn mỗi ngày!

Bệnh viêm đường tiết niệu và những thông tin cần lưu ý

Bệnh viêm đường tiết niệu đang ngày càng phổ biến với tỷ lệ ca mắc bệnh ngày càng cao. Nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu không điều trị nó sẽ dẫn đến nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh thậm chí gây tử vong. Vậy nguyên nhân gây bệnh do đâu? Cách điều trị ra sao? Tổng quát chung về bệnh Viêm đường tiết niệu là gì? Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là viêm đường tiểu bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào nước tiểu khiến bộ phận trong hệ tiết niệu bị viêm nhiễm.  Hiện nay bệnh được phân loại dựa theo 3 cách:  Phân loại bệnh dựa vào vị trí: nhiễm trùng hệ tiết niệu trên (viêm bể thận, viêm thận, áp xe thận, thận hư mủ, viêm thận ngược chiều), nhiễm trùng hệ niệu dưới (viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn…).  Phân loại dựa vào mức độ tái phát bệnh: gồm có nhiễm khuẩn hệ tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu tái diễn, nhiễm khuẩn niệu tái phát.  Phân loại bệnh dựa trên diễn biến: nhiễm trùng biến chứng và nhiễm trùng không biến chứng. Trong đó, nhiễm trùng biến chứng là trường hợp bệnh tái diễn lại nhiều lần thường gặp nhiều ở trường hợp người bệnh có vấn đề về hệ tiết niệu như rối loạn thần kinh….. Yếu tố nguy cơ   Trẻ em dưới 5 tuổi: trẻ trong độ tuổi này ít khi mắc bệnh về tiết niệu, nếu có bệnh sẽ xuất hiện nhiều ở bé nam bởi những nguyên nhân như dị tật đường tiết niệu khiến nước tiểu ứ đọng tạo môi trường thuận tiện cho vi khuẩn phát triển và cư trú.  Trẻ trong độ tuổi đi học: đa số trường hợp mắc bệnh trong nhóm tuổi này thường do vấn đề về vệ sinh.  Nhóm người trưởng thành cho tới 65 tuổi: số lượng ca mắc bệnh ở nữ giới chiếm đa số cấu tạo niệu đạo ở nữ ngắn hơn so với nam giới từ do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Còn ở nam giới, tỷ lệ ca bệnh rất ít bệnh chỉ gặp nhiều ở những bệnh nhân bị bệnh về tuyến tiền liệt, bệnh sỏi tiết niệu hoặc trước đó từng can thiệp biện pháp y tế vào hệ tiết niệu như đặt catheter.   Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ với triệu chứng đau bụng dưới hoặc đau quanh xương chậu  Nguyên nhân viêm đường tiết niệu Viêm nhiễm đường tiết niệu thường xảy ra khi đường tiết niệu bị tấn công bởi vi khuẩn, chúng đi vào cơ thể thông qua đường niệu đạo lâu ngày sẽ lây lan sang bàng quang. 95% nguyên nhân gây bệnh hiện nay là do vi khuẩn gây nên trong đó vi khuẩn E.coli (Escherichia coli) chiếm tới 80%. Loại vi khuẩn này thường khu trú trong đường ruột, chúng thường khu trú nhiều tại vùng da trên hậu môn và có thể xâm nhập vào đường tiết niệu nếu người bệnh vệ sinh sai cách hoặc vệ sinh không đúng cách. Đặc biệt, nguy cơ viêm nhiễm ở nữ giới cao hơn nam bởi niệu đạo ở nữ có cấu tạo ngắn và gần hậu môn hơn làm vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.  Bệnh ở nam giới  Hầu hết trường hợp bệnh đều do vi khuẩn E.coli gây nên  Viêm bao quy đầu, vệ sinh hàng ngày không đúng cách  Do quan hệ tình dục thô bạo gây chấn thương dương vật dẫn tới nguy cơ cao bị viêm niệu đạo.  Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh khác có thể kể tới như sỏi thận, sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt.  Bệnh ở nữ giới  Nhịn tiểu quá lâu, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh tại niệu đạo.  Quan hệ tình dục không đúng cách, không vệ sinh âm đạo trước và sau khi quan hệ.  Do dùng băng vệ sinh kém chất lượng. Một vài yếu tố gây bệnh khác có thể kể tới như sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, bệnh về bàng quang hoặc do mang thai.  Lưu ý: Bệnh về đường tiết niệu khi mang thai đang ngày càng phổ biến và cũng là bệnh gặp nhiều nhất ở thai phụ. Bệnh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé như sinh non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh….. Vi khuẩn E.coli nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu Triệu chứng viêm đường tiết niệu Triệu chứng chung của bệnh  Triệu chứng của bệnh sẽ tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Ở giai đoạn nhẹ bệnh hầu như không có bất cứ triệu chứng khác thường nào nhưng khi bệnh phát triển nặng hơn thì biểu hiện bệnh càng rõ ràng hơn:  Luôn buồn tiểu hoặc cảm thấy nóng rát khi đi tiểu  Tiểu nhiều lần trong ngày nhưng nước tiểu ít trong mỗi lần đi  Có bọt trong nước tiểu  Nước tiểu đổi màu có thể chuyển sang hồng, nâu hoặc màu giống coca (đây là khi có máu xuất hiện trong nước tiểu) Nước tiểu có mùi khó chịu  Với phụ nữ còn còn xuất hiện thêm tình trạng đau ở vùng xương chậu hoặc xung quanh vùng xương mu.  Triệu chứng cụ thể  Nhiễm trùng ở thận  Sốt cao  Ớn lạnh  Cơ thể run rẩy  Buồn nôn hoặc nôn  Đau lưng, đau xương hông  Nhiễm trùng ở bàng quang  Nước tiểu có xuất hiện máu  Tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt  Khó chịu ở bụng dưới  Nhiễm trùng ở niệu đạo  Nóng rát khi đi tiểu  Tiểu ngắt quãng, đau khi đi tiểu….  Màu sắc nước tiểu thay đổi là dấu hiệu viêm đường tiết niệu thường gặp  Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?  Bệnh kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân mà còn để lại nhiều biến chứng gây khó khăn cho quá trình điều trị, cụ thể:  Nhiễm trùng thận  Nhiễm trùng thận là biến chứng bệnh nguy hiểm nhất. Vì khi này vi khuẩn gây bệnh khu trú tại bàng quang sau đó chúng đi ngược lên thận không những làm ảnh hưởng tới hoạt động của thận mà còn gây sưng, viêm, phù nề thận.  Ngoài ra, các độc tố và chất cặn bã ứ đọng trong thận sẽ dẫn đến những tổn thương và xơ hóa thận. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ để lại hệ quả không nhỏ điển hình như suy thận, bệnh về huyết áp….  Nhiễm trùng tái phát  Bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần khi không tìm được phương pháp chữa trị phù hợp. Để nhận biết bệnh có phải nhiễm trùng tái phát hay không bệnh nhân có thể dựa trên 1 trong 2 dấu hiệu sau:  Viêm nhiễm lặp lại từ 2 - 3 lần kéo dài từ 4 - 6 tháng.  Viêm nhiễm nhiều hơn 4 lần trong vòng 1 năm.  Nhiễm trùng huyết  Khi bệnh không được chữa trị đúng cách hoặc chữa trị không dứt điểm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu nhất là trong thời gian viêm nhiễm bùng phát. Tình trạng này tiếp diễn lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm trùng toàn thân kèm với đó là triệu chứng ớn lạnh, sốt cao, nhịp tim không ổn định, chóng mặt, hoa mắt….Và nếu nhiễm trùng lan sang thận có thể sẽ gây tử vong.  Ảnh hưởng thai kỳ (đối với phụ nữ đang mang thai)  Viêm đường tiết niệu là bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Bệnh sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng thai, nhiễm trùng nước ối thậm chí dọa sinh non, bé sinh ra thiếu cân…..  Viêm nhiễm đường tiết niệu bệnh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ bầu  Ảnh hưởng đến đời sống tình dục  Ở nam giới, khi xuất hiện bệnh sẽ gây đau khi xuất tinh hoặc có máu trong tinh dịch. Ngược lại, với nữ giới biểu hiện rõ nhất của bệnh là tình trạng đau âm đạo, đau bụng dưới. Tất cả triệu chứng này đều để lại nỗi sợ khi quan hệ, từ đó khiến đời sống tình dục giảm sút.  Bên cạnh đó, bệnh còn có khả năng lây lan sang các bộ phận khác:  Với nam giới: viêm nhiễm lây lan sang ống dẫn tinh, tinh hoàn.  Với các chị em: viêm nhiễm sẽ lây sang buồng trứng và tử cung.  Cách chữa viêm đường tiết niệu Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể:  Nhiễm trùng hệ niệu dưới - viêm bàng quang Bệnh do vi khuẩn: thường bác sĩ sẽ cho người bệnh uống kháng sinh đường uống như Augmentin, Cefuroxim bởi độ hiệu quả nó đem đến. Ở phương pháp này theo dõi tế bào nước tiểu là cách thường làm để đánh giá mức độ hiệu quả trong quá trình điều trị.  Bệnh do virus: bệnh nhân cần uống nhiều nước mỗi ngày kết hợp với đó là đơn kê vitamin C + thuốc kháng histamin.  Bệnh không triệu chứng bệnh nhân chỉ cần theo dõi thêm tại nhà cũng như chưa cần điều trị bằng thuốc.  Nhiễm trùng đường tiểu trên - viêm bể thận  Đối với ca bệnh dưới 1 tuổi: cần nhập viện điều trị bằng kháng sinh tĩnh mạch tối thiểu 3 ngày, khi hết sốt các bé sẽ được điều trị tiếp bằng kháng sinh trong khoảng 11 ngày. Sau đó theo dõi tình trạng bệnh để chắc chắn bé đã khỏi bệnh chưa.  Tiêm kháng sinh cephalosporin kết hợp với aminoglycosid, tiêm tới khi bệnh nhân hết sốt có thể chuyển sang dạng uống. Tuy nhiên không nên dùng aminoglycosid kéo dài bởi nó có thể gây độc tố trong thận. Dùng trimethoprim hoặc nitrofurantoin đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng lặp lại hoặc những ca bệnh có dị tật ở thận.  Cuối cùng những ca bệnh bị nhiễm trùng do giải phẫu hoặc bị biến chứng gây mủ cần phẫu thuật để điều trị.  Ngoài ra, với những trường hợp bệnh không đáp ứng điều trị bằng thuốc hoặc bị biến chứng tại thận, áp xe thận, thận mủ…. Nếu không được phẫu thuật và chấm dứt hoàn toàn sẽ khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần và có khả năng dẫn đến biến chứng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.  Điều trị nội khoa bằng thuốc là cách phổ biến để đẩy lùi triệu chứng khó chịu của bệnh Ngăn ngừa bệnh tại nhà  Thói quen sống tốt và chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất là cách đơn giản để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh ngay tại nhà:  Làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Luôn vui vẻ, giữ trạng thái lạc quan tránh căng thẳng áp lực, tác động khiến bệnh thêm tồi tệ hơn.  Kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bất thường.  Ăn uống đủ chất, thay đổi thực đơn hàng ngày, thường xuyên bổ sung vitamin C cho cơ thể. Uống đủ nước mỗi ngày hoặc có thể bổ sung thêm nước râu ngô, nước bông mã đề để vừa làm loãng nước lọc lại vừa loại bỏ bớt vi khuẩn gây bệnh.  Không nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển trong niệu đạo.  Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, với trẻ nhỏ nên thay tã trước khi đi ra ngoài còn với nữ giới cần thay băng vệ sinh cách 3 - 4 tiếng/ lần.  Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp, bệnh có thể chữa khỏi và chấm dứt hoàn toàn triệu chứng nếu được phát hiện và chữa trị đúng lúc. Bên cạnh đó, trong quá trình tiếp nhận điều trị nếu thấy có biểu hiện khác thường bệnh nhân nên dùng thuốc và liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị để được cứu chữa kịp thời tránh những biến chứng xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Xem thêm:  Đi tiểu nhiều lần trong ngày có bọt Mỗi lần đi tiểu bao nhiêu ml là bình thường Đi TIỂU ĐÊM nhiều lần là bệnh gì

Cọ lùn – “thần dược” hỗ trợ tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ

Cọ lùn là loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và được cánh mày râu tin dùng và được xem như loại “thần dược” trong các sản phẩm đẩy lùi bệnh phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ một cách tự nhiên và lành tính nhất.  Cọ lùn – thần dược giúp đẩy lùi phì đại tuyến tiền liệt Tìm hiểu về cây cọ lùn Tên Tiếng Việt: Cọ lùn Tên khoa học: Serenoa repens (W. Bartram) Small. Họ: Cau (Arecaceae). Hiện nay, trên thị trường giá cây cọ lùn giống có giá giao động từ 50.000 đến 80.000.  Ngoài giá trị chữa bệnh, cọ lùn còn được nhiều người trồng làm cảnh. Đặc điểm tự nhiên Cọ lùn là loại cọ nhỏ có lá màu xanh hình cây quạt. Hoa cọ lùn màu trắng với quả màu vàng, khi chín sẽ chuyển dần sang màu xanh đen. Phân bố, thu hái, chế biến  Phân bố: Cọ lùn là loại cây có xuất xứ từ Bắc Mỹ và mọc trên các cồn cát dọc biển Đại Tây Dương và bờ biển Caribbean từ miền Nam Carolina đến Texas.  Hạt cọ lùn được trồng vào mùa xuân, cây phù hợp sinh trưởng trên vùng đất khô và nhiều ánh nắng.  Thu hái và chế biến: Quả chín được thu hoạch vào mùa thu, phơi khô và bỏ hạt.  Hình ảnh cây cọ lùn  Bộ phận sử dụng  Bộ phận sử dụng: Quả của cây cọ lùn, sau đó được chiết thành dịch chiết để sử dụng. Dịch chiết của cọ lùn ngoài chứa ethanol, thì nó còn chứa acid béo tự do chuỗi ngắn như caprylic, capric, lauric and myristic acids và Palmitic, stearic, oleic, linoleic and linolenic acids.  Bên cạnh đó, nó còn chứa một lượng nhỏ hợp chất phytosterols như stigma sterol, ampesterol and cycloartenol, beta-sitosterol,aliphatic alcohols and polyprenic. Dạng sử dụng trong y học là dịch chiết dầu.  Cây cọ lùn có tác dụng gì? Hỗ trợ điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến Theo nghiên cứu Saw Palmetto for Benign Prostatic Hyperplasia đăng tải trên tạp chí y khoa NEJM, việc sử dụng chiết xuất từ cọ lùn trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt đem lại hiệu quả cao. Nghiên cứu trên 1098 nam giới bị phì đại tiền liệt tuyến, về hiệu quả của cọ lùn và Proscar – thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến cho thấy, hiệu quả điều trị của 2 phương pháp là như nhau. Nhóm nam giới dùng cọ lùn và nhóm dùng Proscar đều có dấu hiệu giảm kích thước tuyến tiền liệt. Hỗ trợ điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến hiệu quả Cơ chế tác dụng của dịch chiết từ cây cọ lùn trên bệnh phì đại tiền liệt tuyến như sau: Ức chế enzyme 5-alpha reductase. Ức chế sự liên kết giữa testosteron và dihydrotestosteron với thụ thể androgen. Ức chế quá trình tăng sinh. Ức chế prolactin.  Trong nghiên cứu TRIUMP, nghiên cứu cắt ngang, quan sát ở 6 quốc gia châu Âu có liên quan đến 2351 nam giới có các triệu chứng đường tiết niệu mới chẩn đoán gợi ý BPH, cải thiện đáng kể được thấy ở 43% bệnh nhân sử dụng Serenoa lặp lại và 68% với thuốc chẹn kênh alpha và 58% với chất ức chế 5-alpha-reductase. Điều hòa testosterone, tăng cường sinh lý Nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng, việc bổ sung cọ lùn sẽ làm giảm trọng lượng của cơ thể bằng cách giảm trọng lượng mỡ nội tạng, cholesterol toàn phần, triglycerid huyết thanh, LDL và VLDL. Bên cạnh đó, việc bổ sung cọ lùn còn giúp tăng sức bền cơ bắp, số lượng tinh trùng và sinh tổng hợp testosterone thông qua thông qua việc điều hòa nội tiết tố cơ thể, hỗ trợ tăng sự ham muốn ở nam giới. Giảm tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt Theo thông tin đăng tải trên kênh RxList do các dược sĩ thành lập, chiết xuất của cọ lùn có thể làm giảm tình trạng rối loạn tiểu tiện, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu không kiểm soát với hiệu quả tương tự như những loại thuốc kê đơn khác. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ xảy ra nếu sử dụng chiết xuất cọ lùn trong ít nhất 1 – 2 tháng. Giảm tiểu đêm, tiểu nhiều lần Hạn chế chảy máu, giảm thời gian phục hồi sau phẫu thuật Theo bài viết trên NEJM, nghiên cứu đã chứng minh về hiệu quả sử dụng của cọ lùn trong phục hồi sau phẫu thuật. Cụ thể, mỗi ngày chỉ cần sử dụng 320mg chiết xuất cọ lùn trong vòng 2 tháng trước khi phẫu thuật có thể hạn chế tình trạng chảy máu, giảm rủi ro khi phẫu thuật. Đồng thời, rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh nhân.  Ngăn ngừa rụng tóc DHT còn được biết đến là hormon có liên quan đến việc rụng tóc ở cả nữ và nam giới. Chiết xuất cọ lùn giúp giảm sự hấp thu của DHT trong nang lông, giảm khả năng liên kết với hoocmon khác gây ra tình trạng rụng tóc.  Liều dùng & cách dùng Liều dùng thích hợp nhất của cọ lùn là sử dụng serenoa 2 lần/ ngày với liều là 320mg có thể làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Đồng thời, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm kích thước tuyến tiền liệt trung bình khoảng 30%. Hiện nay, cọ lùn được chiết xuất và bào chế thành nhiều dạng viên nang, thực phẩm chức năng. Liều lượng viên uống sẽ tùy thuộc vào khuyến cáo của nhà sản xuất. Bài thuốc từ cây cọ lùn Bài thuốc từ cây cọ lùn Bài thuốc trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần Nguyên liệu chuẩn bị: Cọ lùn, hạt Bí đỏ hoặc có thể thể kết hợp với các thảo dược khác. Cách làm: Rửa sạch và ép lấy dầu sử dụng mỗi ngày. Trị khí hư, bạch đới Nguyên liệu chuẩn bị: rễ Cọ, rễ Cau, rễ Tre, rễ cây Móc lượng bằng nhau. Cách làm: Sắc tất cả các nguyên liệu trên thành dạng đặc uống 2 lần trong ngày, liều 6-12g mỗi ngày. Trị u ác tính Nguyên liệu: Hạt Cọ xẻ 30g và thịt nạc heo 30g. Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó hầm nhừ trong 2 giờ và ăn mỗi ngày. Trị xuất huyết tử cung Nguyên liệu: Lá Cọ xẻ. Cách làm: Sao lên và sắc lấy nước uống. Tác dụng phụ của cây cọ lùn Khi sử dụng cỏ lùn, người dùng cần lưu ý một số điều sau: Lưu ý khi sử dụng Thực phẩm chức năng cây cọ lùn Cọ lùn có khả năng ức chế enzym cyclooxygenase, tăng chảy máu khi sử dụng đồng thời với warfarin. Do sự tác động đến hormone giới tính, nên không khuyến khích sử dụng cọ lùn ở trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú. Tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ cọ lùn. Lưu ý cách dùng và tương tác thuốc để sử dụng hiệu quả hơn.  Vương Niệu Đan – Công thức đột phá giúp hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần từ cọ lùn  Cọ lùn là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Đặc biệt, khi kết hợp cùng các dược liệu khác như hạt bí đỏ, nữ lang, ô dược, cỏ đuôi ngựa,… nó còn có tác dụng giảm kích thích bàng quang, tăng độ giãn bàng quang, hỗ trợ các vấn đề tiểu són, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.  Vương Niệu Đan – Hỗ trợ cải thiện các vấn đề về rối loạn tiểu tiện hiệu quả Tất cả các thành phần này đã có trong viên uống Vương Niệu Đan – Cải thiện các vấn đề về rối loạn tiểu tiện bằng cách giảm kích thích bàng quang, tăng độ giãn bàng quang của những người tiểu đêm nhiều. Hàm lượng của cọ lùn có trong một viên uống là 90 mg. Theo khuyến cáo của chuyên gia, liều lượng sử dụng Vương Niệu Đan như sau: Từ 2 tuần – 1 tháng đầu: Nên sử dụng với liều 3 viên/ lần và 2 lần mỗi ngày, uống sau bữa ăn. Sau giảm xuống liều 2 viên/ lần và 2 lần/ ngày.  Lưu ý, do thành phần được chiết xuất chủ yếu từ những thảo dược tự nhiên, nên người dùng cần duy trì đều đặn từ 2 – 3 tháng để thấy rõ được kết quả. Cọ lùn là vị thuốc hỗ trợ các vấn đề về phì đại tiền liệt tuyến, tiểu đêm, tiểu nhiều lần vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, việc sử dụng chiết xuất của cọ lùn trong Vương Niệu Đan chính là bước tiến mới trong việc giải quyết các vấn đề về rối loạn tiểu tiện cho hàng triệu bệnh nhân ở Việt Nam.  Để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, hãy gọi về Tổng đài tư vấn miễn cước 1800 1297 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé! Chia sẻ0

Trung bình 1 ngày đi tiểu mấy lần? Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe

Mỗi ngày, cơ thể con người dung nạp rất nhiều chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống. Việc dung nạp vào bao nhiêu thì cũng cần thải độc và loại bỏ chất độc hại ra ngoài cơ thể thông qua đường đại tiện hoặc tiểu tiện. Vậy trung bình 1 ngày đi tiểu mấy lần là bình thường?  Trung bình 1 ngày đi tiểu mấy lần? Trung bình 1 ngày đi tiểu mấy lần? Theo bác sĩ Nguyễn Trường Hoan, Trung tâm Tiết niệu – Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM, bàng quang có thể chứa từ 400 – 600ml nước tiểu từ thận. Trung bình người lớn sẽ tiểu từ 1- 2 lít nước tiểu mỗi ngày, tùy lượng nước nạp vào và các hoạt động thể chất khác như mất mồ hôi, tập luyện, thời tiết lạnh hoặc nóng,…  Do vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Trung bình 1 ngày đi tiểu mấy lần?” là 4 – 6 lần trong ngày, 1 lần vào ban đêm. Đi tiểu dễ dàng, thành dòng và khi xong có cảm giác trống bàng quang là bình thường. Còn trẻ em và trẻ sơ sinh có bàng quang nhỏ nên sẽ đi tiểu liên tục với số lần nhiều hơn.  Trung bình 1 ngày mỗi người sẽ đi tiểu từ 4 – 6 lần trong ngày và 1 lần vào ban đêm Tình trạng tiểu nhiều lần, nhiều hơn 7 lần vào ban ngày và hơn 1 lần vào ban đêm, kèm theo là tiểu không tự chủ, tiểu khó, khó nhịn tiểu, rặn tiểu, tiểu không hết bãi,… là các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện. Hội niệu khoa thế giới gọi đây là hội chứng rối loạn đường tiểu dưới.  Tiểu nhiều lần là do nguyên nhân gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu nhiều lần có thể là do bướu lành tuyến tiền liệt, viêm bàng quang cấp, mạn, sỏi bàng quang, bàng quang tăng hoạt,… Hoặc là do mắc các bệnh ác tính như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang,… Nếu gặp tình trạng này, người bệnh nên đến sớm để thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.  Nguyên nhân gây ra tiểu nhiều lần Để giảm tải cho bàng quang, tránh đi tiểu quá nhiều lần thì mọi người nên chia lượng nước uống nhiều vào ban ngày, uống ít nước buổi tối. Không nên sử dụng những loại thức uống có chứa cồn, rượu, bia, chứa caffein; bởi nó có tính lợi tiểu.  Đồng thời, cần tránh ăn nhiều loại thực phẩm có tính axit như chanh, cam, bưởi, khế,… Hoặc những loại thức uống có gas, món ăn có gia vị ngọt, cay,…. Bởi chúng gây kích ứng bàng quang và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Tại sao uống cà phê đi tiểu nhiều Uống nước bao lâu thì buồn tiểu? Sau mỗi lần uống nước, cơ thể chúng ta sẽ phát sinh ra những cơn buồn tiểu trong khoảng từ 30 – 45 phút sau khi uống. Lúc này, hoạt động bài tiết của thận đã làm việc khá hiệu quả và nhu cầu thải độc ra ngoài cơ thể tăng, dẫn đến hành động đi tiểu. Cơ thể sẽ phát sinh cơn buồn tiểu trong khoảng từ 30 – 45 phút sau khi uống nước Có thể bạn không biết những yếu tố như độ đậm nhạt của thức ăn, thời tiết lạnh, nóng có ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn đi tiểu. Người mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt và người cao tuổi dễ gặp phải tình trạng như tiểu khó, tiểu nhiều, tiểu nhỏ giọt,… Đặc biệt, với đối tượng nam giới thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.  Quan sát màu nước tiểu để kiểm tra tình trạng sức khỏe Thực tế, việc trung bình 1 ngày đi tiểu mấy lần với lượng nước như nào, có bất thường hay không cũng phụ thuộc vào màu nước tiểu. Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt, giống với màu của nước trà xanh. Bên cạnh đó, nước cũng không có mùi hôi. Trung bình 1 ngày đi tiểu bao nhiêu lần cũng cần dựa trên màu sắc nước tiểu để chẩn đoán bệnh. Những dấu hiệu dưới đây được xem là bất thường và tiềm ẩn nhiều dấu hiệu nguy hiểm đến sức khỏe:  Nhìn màu nước tiểu cũng có thể chẩn đoán được bệnh Nước tiểu màu vàng đậm: Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nước tiểu màu vàng đậm kèm theo tiểu buốt tiểu rắt thì rất có thể bạn đang bị mất nước. Nếu không được bổ sung đúng cách sẽ gây nên những căn bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bàng quang,…  Nước tiểu màu trắng đục: Đây là tình trạng cơ thể bạn đang bị nhiễm một số loại vi khuẩn liên quan đến niệu đạo. Bác sĩ cần đi khám để phát hiện tình trạng bệnh. Tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày và nước tiểu trắng đục sẽ càng nguy hiểm.  Nước tiểu trong suốt: Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nước tiểu trong suốt thì chứng tỏ cơ thể bạn đang thừa nhiều nước. Do vậy, chỉ nên nạp vào cơ thể 2 lít nước 1 ngày và uống từ từ, không uống quá nhanh.  Nước tiểu hồng nhạt: Đi tiểu cho ra màu nước hồng nhạt cũng là dấu hiệu rất đáng báo động. Lúc này cơ thể đang gặp phải những chấn thương liên quan tới những bệnh lý về thận như ung thư, u xơ, viêm cầu thận,… Cách tốt nhất là đi khám bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.  Quan sát các trạng thái khác của nước tiểu Những dấu hiệu bất thường xuất hiện trong nước tiểu cũng phần nào phản ánh thể trạng của mỗi người. Không chỉ dựa vào số lần đi tiểu, màu sắc mà các yếu tố như mùi và trạng thái nước tiểu,… cũng cho thấy bạn có đang khỏe mạnh không. Chẳng hạn: Trạng thái của nước tiểu cũng phản ánh thể trạng của mỗi người Nước tiểu đục: Phản ánh chế độ ăn uống của bạn đang gặp phải nhiều vấn đề như thiếu hụt vitamin B, C cùng một số dưỡng chất khác. Nước tiểu đục cũng có thể là do bạn đang mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo,… Nước tiểu nhiều bọt: Cho thấy bạn đang mắc phải những căn bệnh liên quan đến thận. Lúc này màng lọc cầu thận chịu nhiều tác động tiêu cực, gây tổn thương và hàm lượng protein thoát ra ngoài khiến nước tiểu nhiều bọt hơn.  Nước tiểu có mùi hôi: Việc nước tiểu có mùi hôi cho thấy bạn đang mắc phải những căn bệnh như viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu đường, viêm trực tràng,…  Nước tiểu có mùi nhẹ, không hôi, ít bọt: Cơ thể bạn hoàn toàn bình thường. Mẹo hay cho người mắc chứng đi tiểu nhiều Đi tiểu quá nhiều sẽ khiến cơ thể xanh xao, gầy gò, da khô sạm,… Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc chữa bệnh tiểu đêm, tiểu buốt dưới đây để giảm thiểu tình trạng này:  Mẹo cho người mắc chứng tiểu nhiều Uống 2 lít nước mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Lượng nước tùy thuộc vào từng lứa tuổi, tuy nhiên chỉ nên uống nước trắng, không sử dụng loại nước có cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… Uống đủ nước nhưng không nên uống quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nên chia nhỏ nước uống, không uống quá nhiều vào cùng một thời điểm bởi sẽ không phát huy được tác dụng. Sáng sau khi thức dậy nên uống một cốc nước ấm để nhuận tràng và thanh lọc cơ thể.  Bổ sung thêm 1 số loại sinh tố, nước ép, trái cây tốt cho thận như dưa hấu, dâu tây, táo, lê, dứa, việt quất,… Những loại quả này cung cấp rất nhiều dưỡng chất và vitamin làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.  Để ngừa táo bón, cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ. Những thực phẩm này sẽ cải thiện lưu lượng nước tiểu trong niệu đạo, giảm tình trạng đau nhức mỏi mỗi khi đi tiểu.  Rèn luyện thêm bài tập thể thao tăng cường sức khỏe. Những bài tập như aerobic, yoga, đi bộ, chạy bền,… Điều này không chỉ tốt cho thận mà còn duy trì được vóc dáng, giảm stress, căng thẳng, giảm mỡ và ngừa nguy cơ béo phì.  Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nói không với đồ chiên, dầu mỡ, đồ chế biến sẵn,… Những loại này có chứa nhiều chất béo không tốt, tăng cholesterol và ảnh hưởng đến tim mạch, thận và huyết áp. Mỗi lần đi tiểu bao nhiêu ml la bình thường Những thông tin trên đây đã giải đáp được “Trung bình 1 ngày đi tiểu mấy lần?”. Việc để ý số lần đi tiểu và những triệu chứng bất thường là vô cùng cần thiết để biết được cơ thể bạn có thực sự khỏe mạnh hay không. Đừng lơ là với những biểu hiện dù là nhỏ nhất về cơ thể bạn.    Chia sẻ0  

Loading...