Mỗi khi bàng quang căng đầy, điều tất nhiên bạn sẽ phải gấp rút vào nhà vệ sinh để đi tiểu. Nhưng nếu điều này cứ diễn ra tới cả chục lần trong ngày, rất có thể đây là hồi chuông cảnh báo dấu hiệu bệnh tật, đặc biệt ở nam giới. Bạn đang thắc mắc không biết mình có đang đi tiểu quá nhiều lần trong ngày? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây nhé. Mục lụcHiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nam giớiĐi tiểu nhiều lần ở nam giới do đâu?Nguyên nhân sinh lýNguyên nhân bệnh lýẢnh hưởng của chứng đi tiểu nhiều trong ngày?Chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu nhiều lần ở nam giớiHướng dẫn điều trị đi tiểu nhiều lần ở nam giớiNguyên nhân không do bệnh lýTiểu nhiều do bệnh lýTPBVSK Vương Niệu Đan – Hỗ trợ điều trị chứng đi tiểu nhiều lần Hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nam giới Thông thường, số lần đi tiểu của một người bình thường là khoảng 5 – 8 lần và có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn uống hàng ngày. Khi bạn thường xuyên có nhu cầu đi tiểu trong ngày (trên 8 lần) có thể bạn đã bị đi tiểu nhiều. Đối với nam giới, bị đi tiểu nhiều lần có kèm theo các triệu chứng khác như tiểu rát, tiểu són, đi tiểu ra máu… rất có thể bạn đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh lý về thận, đường tiết niệu…Nó không chỉ gây ra vô số sự phiền toái, mệt mỏi cho người bệnh trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Khi đó, bạn nên đi khám sớm để tìm đúng nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời. Đi tiểu nhiều lần ở nam giới do đâu? Có vô vàn nguyên nhân khiến phái nam bị đi tiểu nhiều lần trong ngày. Để dễ dàng nắm bắt cũng như có cách điều trị hợp lý chúng ta chia thành 2 nguyên nhân chính là do bệnh lý và nguyên nhân sinh lý. Nguyên nhân sinh lý Thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý là một trong những nguyên nhân khiến đấng mày râu phải đối mặt với chứng đi tiểu nhiều lần. Những nguyên nhân phải kể tới như sau: Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Mỗi người sẽ có một thói quen ăn uống, sinh hoạt khác nhau. Có người hàng ngày nạp khá nhiều nước vào cơ thể nhưng một số lại không. Đối với những người uống nhiều nước, điều tất nhiên họ sẽ thường xuyên phải đi tiểu nhiều Hơn nữa, có khá nhiều nam giới có thói quen sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống có gas… Đây là những loại đồ uống có tính lợi tiểu khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn bình thường. Dùng thuốc: Một số loại thuốc dùng trong điều trị huyết áp, tim mạch… có tác dụng phụ gây lợi tiểu. Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây tiểu nhiều mà nhiều nam giới gặp phải. Yếu tố tâm lý: Cuộc sống hiện đại khiến nhiều nam giới phải đối mặt với nhiều áp lực tới từ cuộc sống, gia đình. Khi căng thẳng kéo dài mà không có cách giảm áp lực gây kích thích lên bàng quang dẫn tới đi tiểu nhiều lần. Tuổi tác cao: Tuổi càng cao lượng hormone chống bài niệu giúp cơ thể giữ nước càng tiết ít. Điều này khiến lượng nước tiểu gia tăng. Đồng thời, khi già đi chức năng các cơ quan trọng cơ thể như bàng quang, thận… ngày càng yếu dần đi. Khả năng giữ và kiểm soát quá trình tiểu tiện kém hơn nên dễ gây tình trạng đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân bệnh lý Bên cạnh những nguyên nhân trên, đi tiểu nhiều lần còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp trục trặc hoặc đang gặp vấn đề về đường tiết niệu, thận… Một số bệnh lý trong cơ thể có thể dẫn tới đi tiểu nhiều như: Bàng quang tăng hoạt (OAB): Khi bàng quang hoạt động quá mức có thể khiến nam giới bị đi tiểu cả ngày lẫn đêm. Người bị bàng quang tăng hoạt thường có xu hướng: Có cảm giác mắc tiểu đột ngột. Đi tiểu không kiểm soát. Đi tiểu thường xuyên một cách bất thường. Chứng bàng quang tăng hoạt thường gặp ở nam giới tuổi tác cao do lão hóa cơ thể, người thừa cân hoặc người sau điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Theo số liệu thống kê hiện nay, chứng bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng tới 10 – 20% dân số, cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau. Tỷ lệ này ngày càng tăng cao ở người già. U xơ tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt gia tăng kích thước gây chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, bí tiểu, tiểu không hết… Đồng thời, khối u xơ còn kích thích bàng quang khiến bạn thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày. Bệnh rất phổ biến ở nam giới và thường gặp khi bước vào độ tuổi trung niên . Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bị nhiễm trùng ở bất cứ cơ quan nào trong hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo đều gây kích thích bàng quang co bóp liên tục gây tiểu nhiều lần trong ngày. Kèm theo đó là triệu chứng nước tiểu đục, đau rát, có máu hoặc mùi hôi… Hẹp niệu đạo: Người bị hẹp niệu đạo, dòng nước tiểu thường yếu, tách dòng hoặc ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Bệnh gây ra tình trạng khó tiểu, bí tiểu và phải đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đái tháo đường: Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính với lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt insulin, dẫn tới rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Đái tháo đường khiến bạn luôn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn bình thường. Ung thư bàng quang: Khối u ác tính gây ra triệu chứng đái máu hoặc triệu chứng kích thích như đi tiểu nhiều, tiểu gấp… Bệnh về lâu sẽ gây biến chứng tắc nghẽn đường tiểu gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. ☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Ảnh hưởng của chứng đi tiểu nhiều trong ngày? Đi tiểu nhiều không phải bệnh lý mà là dấu hiệu của bệnh lý nào đó trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có cách cải thiện sẽ gây ảnh hưởng khá lớn tới cuộc sống của người bệnh, cụ thể: Ảnh hưởng tâm lý: Thường xuyên phải “ghé thăm” nhà vệ sinh khiến cánh mày râu cảm thấy vô cùng ngại ngùng, xấu hổ và mất tự tin mỗi khi phải tiếp xúc với người khác. Ảnh hưởng công việc: Cảm giác mắc tiểu đột ngột khiến bạn phải gián đoạn lại công việc để đi vệ sinh. Điều này vô tình gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc hiện tại của bạn. Hơn nữa, hay phải đi tiểu đặc biệt là vào ban đêm sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, thậm chí mất ngủ, mệt mỏi và kém tập trung vào ngày hôm sau. Từ đó, mà chất lượng công việc của bạn cũng bị giảm sút nghiêm trọng. Ảnh hưởng đời sống tình dục: Việc thường xuyên phải vào nhà vệ sinh khiến nhiều nam giới bị giảm hoặc mất đi ham muốn, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc yêu, đời sống tình dục cũng bị giảm sút đáng kể. Nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm: Tiểu nhiều là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe như bàng quang tăng hoạt, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang… ☛ Tham khảo thêm tại: Mất ngủ đi tiểu nhiều có ảnh hưởng tới sức khoẻ? Chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu nhiều lần ở nam giới Chứng tiểu nhiều lần trong ngày không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn làm xáo trộn giấc ngủ khiến tinh thần và sức khỏe người bệnh ngày càng sa sút. Chưa kể, hiện tượng này còn là yếu tố tác động tiêu cực tới chức năng sinh lý của nam giới, gia tăng tỷ lệ đột quỵ, nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, để điều trị dứt điểm chứng tiểu nhiều lần trong ngày và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân cần được thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và có cách chữa hiệu quả. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra thể chất và lấy tiền sử bệnh bằng cách đặt một vài câu hỏi liên quan như: Bạn có uống bất kỳ loại thuốc nào không? Đi tiểu nhiều có kèm theo triệu chứng khác không? Nước tiểu có màu sắc như thế nào? Bạn có uống nhiều cà phê hay rượu bia hay không? Tùy thuộc vào kết quả thăm khám mà bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm nước tiểu. Nội soi bàng quang. Siêu âm. Xét nghiệm thần kinh. Hướng dẫn điều trị đi tiểu nhiều lần ở nam giới Như đã trình bày ở phần trên, nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần ở nam giới khá đa dạng. Tùy từng nguyên nhân gây ra mà có những cách điều trị khác nhau. Nguyên nhân không do bệnh lý Đối với những trường hợp này, việc điều trị khá đơn giản. Bạn hãy xem lại thói quen sinh hoạt của mình xem có nạp quá nhiều nước hay sử dụng rượu bia quá nhiều hay không? Và để cải thiện đi tiểu nhiều, bạn nên uống lượng nước vừa đủ, hạn chế sử dụng rượu bia thì tình trạng này sẽ dần thuyên giảm. Đối với nguyên nhân do uống thuốc lợi tiểu điều trị bệnh lý khác, bạn nên tham khảo lại ý kiến bác sĩ có chuyên môn nhằm có cách giải quyết hợp lý nhất. Đi tiểu nhiều do tâm lý, bạn hãy dành thời gian để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp điều hòa tâm lý, giúp tinh thần của bạn thoải mái hơn. Hãy học cách sắp xếp công việc một cách khoa học nhất để bạn có thời gian rảnh cho bản thân mình. Đi tiểu nhiều mà do vấn đề tuổi tác là điều khó tránh khỏi ở nhiều người. Bạn hãy điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe nhằm hạn chế tình trạng tiểu nhiều xuất hiện. Tiểu nhiều do bệnh lý Cần cẩn trọng nếu đi tiểu nhiều ở nam giới do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Điều nên làm nhất lúc này là bạn cần tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và tình trạng bệnh của bạn để có biện pháp điều trị phù hợp. Đối với chứng tiểu nhiều do bàng quang tăng hoạt, bác sĩ hướng dẫn bạn thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống kết hợp với sử dụng thuốc điều trị. Tùy mức độ khác nhau của bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đối với nguyên nhân do u xơ tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Với trường hợp nhẹ, bạn sẽ được theo dõi, uống một số thuốc hỗ trợ giãn cơ trơn thành mạch giúp hạn chế một số triệu chứng do u xơ gây ra. Còn nếu bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Đối với các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống viêm không steroid hoặc sử dụng các loại thuốc kháng sinh phổ rộng để điều trị bệnh. Tiểu nhiều ở nam giới do tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt… thì tùy tình trạng, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Tùy từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bệnh khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác nhằm mang lại kết quả điều trị cao nhất. Bên cạnh đó, cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý bằng cách: Thay đổi chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống, sinh hoạt có thể làm thay đổi tần suất đi tiểu của bạn. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng các chất kích thích bàng quang và thực phẩm lợi tiểu. Thay vào đó, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ nhằm duy trì nồng độ kiềm và giảm áp lực lên thận. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein hoặc các chế phẩm từ đậu… Điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Tránh tình trạng căng thẳng, áp lực quá mức. Thay vào đó hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày. Bổ sung đủ nước: Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, nên hạn chế uống nước trước đi ngủ hoặc ngay sau bữa tối. Hãy chia đều lượng nước ra trong ngày và không nên để cơ thể quá khát. Luyện tập thể thao thường xuyên: Bạn nên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cơ vòng niệu đạo và cơ bàng quang. Một số bài tập được khuyến khích như kegel và yoga. Khi cơ sàn chậu khỏe và dẻo dai sẽ kiểm soát tốt hoạt động tiểu tiện của bạn. Lưu ý: Tiểu nhiều lần do nguyên nhân bệnh lý cần được điều trị càng sớm càng tốt, điều này rất có ý nghĩa đối với điều trị. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị tiểu nhiều lần mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý thêm hay bớt liều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Tham khảo: Thuốc điều trị tiểu nhiều hiệu quả? TPBVSK Vương Niệu Đan – Hỗ trợ điều trị chứng đi tiểu nhiều lần Có nhiều phương pháp để cải thiện chứng tiểu nhiều lần tại nhà như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, nếu không có thời gian để thực hiện các phương pháp trên hoặc muốn cải thiện chứng tiểu nhiều lần nhanh chóng, hiệu quả thì Vương Niệu Đan là sự lựa chọn hàng đầu cho người bệnh. Vương Niệu Đan được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong điều trị tiểu nhiều lần. Vương Niệu Đan là sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Cao Thái Minh, có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiểu tiện (đái dầm, tiểu đêm, tiểu són), đi tiểu nhiều lần. Vương Niệu Đan có thành phần là các tinh chất được chiết xuất từ các loại dược liệu quý như: Cỏ đuôi ngựa, Ô ngựa, Nữ Lang, Bí đỏ… Sự kết hợp hài hòa, khéo léo của các vị dược liệu trên giúp sản phẩm Vương Niệu Đan có nhiều tác dụng trên hệ tiết niệu của người bệnh như: Giảm kích thích bàng quang. Cải thiện tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không tự chủ; gia tăng lượng máu để nuôi dưỡng cơ sàn chậu. Giảm lượng hormon ADH của tuyến yên từ đó cải thiện tình trạng tiểu đêm của người bệnh. Giảm tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tránh làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh, giúp người bệnh có giấc ngủ sâu hơn. Mong rằng bài viết trên cung cấp đầy đủ các thông tin cũng như giải đáp thắc phần nào thắc mắc của mọi người về chứng tiểu nhiều lần. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Tóm lại, đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nam giới gây ra vô số bất tiện trong cuộc sống, khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, mệt mỏi. Do đó, cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình điều trị. Nhờ đó, người bệnh mới có hy vọng giảm số lần đi tiểu ban ngày lẫn ban đêm, kiểm soát hoạt động tiểu tiện tốt hơn. Chia sẻ12
Tiểu không tự chủ
Cảm giác buồn đi tiểu liên tục nguyên nhân do đâu?
Cảm giác buồn tiểu liên tục khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng bởi buồn tiểu liên tục gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc cũng như sinh lý. Hơn nữa đây còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cảm giác buồn tiểu liên tục? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bào viết dưới đây. Cảm giác buồn tiểu liên tục khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng Mục lụcThế nào là cảm giác buồn đi tiểu liên tục?Nguyên nhân gây cảm giác buồn tiểu liên tụcDo uống nhiều nướcNhiễm khuẩn đường tiết niệuBàng quang tăng hoạtBệnh lý về thậnPhì đại tuyến tiền liệtSa tử cungTiểu đườngCách cải thiện tình trạng cảm giác buồn tiểu liên tụcUống nước đúng cáchLuyên tập cơ sàn chậu bằng bài tập kegelSử dụng thuốcThực hiện phẫu thuậtPhòng ngừa tinh trạng cảm giác buồn tiên tụcVương Niệu Đan-giải pháp giúp giảm cảm giác buồn tiểu liên tục Thế nào là cảm giác buồn đi tiểu liên tục? Cảm giác buồn tiểu thường xuất hiện khi bàng quang chứa một lượng nước tiểu nhất định và cần đi tiểu. Thông thường, một người trung bình sẽ cần đi tiểu từ 6-8 lần mỗi ngày. Vì vậy mà cảm giác buồn tiểu liên tục là hiện tượng người bệnh cần đi tiểu nhiều trên 10 lần mỗi ngày và thường xuyên cảm giác buồn tiểu kể cả khi vừa mới đi tiểu xong. Cảm giác buồn tiểu thường xuất hiện khi bàng quang chứa một lượng nước tiểu nhất định và cần đi tiểu Cảm giác này khiến cho người bệnh luôn phiền toái khi phải liên tục đi vào nhà vệ sinh, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc. Tình trạng này không phải là một bệnh mà đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó nếu như bạn không uống quá nhiều nước mà tình trạng này vẫn xảy ra trong một khoảng thời gian dài. Lúc này bạn cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân từ đó các biện pháp điều trị sớm và phù hợp. Nguyên nhân gây cảm giác buồn tiểu liên tục Cảm giác buồn tiểu liên tục xuất hiện có thể do những nguyên nhân phổ biến dưới đây: Do uống nhiều nước Uống nhiều nước là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên cảm giác buồn tiểu liên tục. Khi mà trong ngày bạn cung cấp quá nhiều nước dẫn đến dư thừa. Lúc này thận sẽ cần làm việc nhiều hơn từ đó sản sinh ra lượng nước tiểu nhiều hơn từ đó sẽ gây cảm giác buồn tiểu liên tục. Hơn nữa, nếu bạn sử dụng rượu, bia hay các đồ uống lợi tiểu cũng gây ra tình trạng cảm giác buồn tiểu liên tục này. Tuy nhiên đây chỉ là vấn đề sinh lý bạn chỉ cần thay đổi thói quen uống nước cho khoa học hay tránh đồ uống lợi tiểu là tình trạng này sẽ được khắc phục. Uống nhiều nước là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên cảm giác buồn tiểu liên tục Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Đường tiết niệu đóng vai trò trong việc đào thải nước tiểu, do đó khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm thì lúc này hoạt động tiểu tiện của cơ thể cũng có nhiều ảnh hưởng. Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu xuất hiện thường là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ảnh hưởng trực tiếp lên bàng quang, niệu đạo, thận, niệu quản. Khi đó người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu như cảm giác buồn tiểu liên tục, tiểu rắt, tiểu ra máu, đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu sắc khác thường,… Bàng quang tăng hoạt Băng quan tăng hoạt là tình trạng mà cơ bàng quang có bóp một cách quá mức mà không theo sự kiểm soát của cơ thể. Thông thường bang quang sẽ thực hiện co bóp khi có lượng nước tiểu nhất định để tạo ra cảm giác đi tiểu, nhưng trường hợp bị bằng quang tăng hoạt, bàng quang sẽ co bóp cả ngay khi lúc bàng quang còn rỗng hay có ít nước tiểu. Do đó khi bị bằng quang tăng hoạt người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu như cảm giác buồn tiểu liên tục, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát, tiểu gấp, tiểu són,… Bệnh lý về thận Thận có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện. Thận cũng điều tiết và kiểm soát lượng nước tiểu, vì vậy nếu bạn luôn cảm thấy muốn đi tiểu ngay cả khi vừa đi tiểu xong thì khả năng cao là thận của bạn đang gặp vấn đề. Một số bệnh thận có thể bao gồm: Suy thận: Là tình trạng suy giảm chức năng thận. Khi chức năng thận suy giảm, thận không còn hoạt động tốt nữa. Các triệu chứng điển hình của bệnh suy thận là tiểu buốt, có cảm giác vừa đi tiểu xong đã buồn tiểu,… Sỏi thận: Sỏi được hình thành khi các chất cặn trong nước tiểu lưu lại lâu trong thận rồi tăng dần kích thước. Người bị sỏi thận thường xuất hiện tình trạng vừa đi tiểu xong vẫn muốn đi tiếp, kèm theo tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu buốt,… là những dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi thận. Hội chứng thận hư: Suy thận không phải là một bệnh mà là một hội chứng xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị phá hủy. Hội chứng này khiến thận đào thải nhiều protein và nước tiểu ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Thận có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện Phì đại tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt là một phần trong tuyến sinh dục ở nam giới, vị trí nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Do đó , khi tuyến tuyến tiền liệt có bất kỳ vấn đề gì đều sẽ gây nên ảnh hưởng đến việc đi tiểu. Tuyến tiền liệt bị phì đại là tình trạng tuyến tiền liệt tăng kích thước một cách bất thường gây chèn ép lên bàng quang và niệu đạo. Chính vì lý do này mà khiến cho người bị phì đại tuyến tiền liệt thường gặp phải triệu chứng: cảm giác buồn đi tiểu liên tục, tiểu gấp, tiểu són, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu…. Sa tử cung Nữ giới xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu liên tục thì có thể đây là dấu hiệu của sa tử cung sau quá trình mang thai và sinh nở. Sa tử cung sẽ chèn ép vào ống âm đạo, niệu đạo khiến cho nữ giới có cảm giác buồn đi tiểu liên tục, mới đi tiểu xong lại muốn đi tiếp,… Sa tử cung ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nữ giới, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng tử cung, viêm loét tử cung,… Tiểu đường Tiểu đường là tình trạng lượng đường huyết trong máu tăng cao. Lúc này thận sẽ cố gắng đào thảo lượng đường dư thừa này ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Điều này là nguyên nhân khiến cho người bị tiểu đường hay có cảm giác buồn đi tiểu liên tục hay lượng nước tiểu tăng. Cách cải thiện tình trạng cảm giác buồn tiểu liên tục Nếu bạn gặp cảm giác buồn tiểu liên tục xảy ra trong khoảng một vài ngày rồi hết thì bạn không cần quá lo lắng bởi có thể nguyên nhân do bạn uống nhiều nước, lúc này bạn chỉ cần thay đổi một chút thì sẽ hết. Còn nếu cảm giác buồn tiểu liên tục này kéo dài thì bạn cần theo dõi và đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Một số cách giúp cải thiện bạn có thể tham khảo dưới đây. Uống nước đúng cách Uống nước quá nhiều là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới bạn xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu nhiều lần. Do đó bạn cần biết cách uống nước sao cho khoa học từ đó giúp cải thiện được tình trạng. Mỗi ngày luôn cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, theo chuyên gia mỗi ngày bạn cần uống từ 1.5-2 lít nước. Và bạn cần uống lượng nước này theo nguyên tắc sau để giúp cải tiện tình trạng buồn tiểu liên tục: Chia lượng nước uống trong một ngày thành nhiều lần uống, không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Nên hạn chế uống nước vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ 2 giờ không nên uống nước. Luyên tập cơ sàn chậu bằng bài tập kegel Cơ sàn chậu là nhóm cơ giúp nâng đỡ chức năng bàng quang do đó tập bài tập này là cách rất hiệu của để giúp cải thiện cảm giác buồn đi tiểu liên tục xuất hiện. Để thực hiện bài tập này rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo cách sau: Đâu tiên bạn cần xác định đúng nhóm cơ sàn chậu bằng cách thử dừng dòng nước tiểu khi đang đi tiểu, nhóm cơ co lại giúp dừng dòng nước tiểu chính là nhóm cơ sàn chậu. Luyên tập cơ sàn chậu bằng bài tập kegel Sau khi đã xác định được vị trí nhóm cơ sàn chậu, bạn có thể tập bài tập Kegel theo các bước sau: Thực hiện nằm ngửa trên sàn, hai chân chống trên mặt sàn, hai tay đặt trên mặt sàn. Sau đó, thắt chặt nhóm cơ sàn chậu, từ từ nâng mông lên khỏi mặt sàn. Giữ tư thế trong 5 giây, sau đó thả lỏng các cơ và hạ mông xuống. Để cơ thể ở tư thế nghỉ 10 giây, rồi tiếp tục thực hiện động tác. Mỗi lần thực hiện động tác 10-15 lần, mỗi ngày thực hiện 3 lần. Sử dụng thuốc Sử dụng thuốc là phương pháp khá thuận tiện và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cần được sử chỉ định tư vấn của bác sĩ có chuyên môn. Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng như sau: Thuốc trị bàng quang tăng hoạt: Thuốc kháng Muscarinic làm giảm hoạt động co bóp của cơ thành bàng quang gồm Tolterodine, Propiverine, Darifenacin, Mirabegron, flavoxate,… Thuốc trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể kể đến như là Nitrofurantonin, Trimetoprim, Beta- lactam, Cephalosporine, Floroquinolone. Thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt: sử dụng thuốc chặn alpha, thuốc 5-Alpha Reductase, thuốc ức chế phosphodiesterase-5. Thuốc trị tiểu đường: có thể sử dụng một số loại thuốc Sulfonylurea (Tolbutamide; Diamicron 80 mg; Hemidaonil 2,5mg…); Metformin (Glucophage, Metforan)… Thực hiện phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật này chỉ được tính đến khi mà bệnh tình đang ở giai đoạn nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến cho sức khỏe của người bệnh. Hay một số bệnh như sỏi thận, bàng quang tăng hoạt hay phì đại tuyến tiền liệt điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả. Phương pháp phẫu thuật này chỉ được tính đến khi mà bệnh tình đang ở giai đoạn nặng Một số phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định có thể kể đến: Phẫu thuật nội soi qua niệu đạo. Phẫu thuật mở. Phẫu thuật nội soi bằng ống mềm. Phòng ngừa tinh trạng cảm giác buồn tiên tục Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Người bệnh nếu như muốn khắc phục tình trạng tiểu liên tục nhanh chóng cũng cần phải kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh. Kiểm soát và điều chỉnh chế độ ăn uống cho khoa học. Tránh sử dụng các loại đồ ăn thức uống có tính axit, có tính lợi tiểu đồng thời tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ. Điều này sẽ hỗ trợ làm giảm áp lực hoạt động cho thận. Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ lạc quan, tránh những mệt mỏi, căng thẳng. Tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng sức đề kháng, đồng thời giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt hơn. Duy trì việc thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các vấn đề ở trong cơ thể, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Vương Niệu Đan-giải pháp giúp giảm cảm giác buồn tiểu liên tục Vương Niệu Đan-giải pháp giúp giảm cảm giác buồn tiểu liên tục Ngoài các phương pháp nói trên, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên về dùng các sản phẩm có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Vương Niệu Đan là sản phẩm phổ biến hiện nay đang được nhiều người bị buồn tiểu liên tục sử dụng có hiệu quả. Vương Niệu Đan ra đời dựa trên ứng dụng dược tính của các vị dược liệu trong nâng cao sức khỏe tiết niệu. Sản phẩm có thành phần từ chiết xuất các thảo dược tự nhiên như: Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Cọ lùn, Hạt bí đỏ và Cao nữ lang. Các dịch chiết dược liệu này có khả năng: ✔ Tăng sức chứa nước tiểu, tăng tuần hoàn máu tới tiết niệu (chiết xuất Uvarox từ cây Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược). ✔ Đối kháng thụ thể M3 do đó làm giảm co thắt, nhạy cảm bàng quang (chiết xuất Vispo ™ từ dược liệu Cọ lùn). ✔ Giảm căng thẳng thần kinh, giúp nhanh chóng đi vào giấc ngủ ngon (chiết xuất Hạt bí đỏ và cao Nữ lang). Từ tác dụng của các vị thuốc trên, Vương Niệu Đan tự tin mang lại công dụng: Giảm mức độ co thắt, nhạy cảm quá mức của bàng quang. Giãn nở bàng quang để tăng sức chứa. Đẩy mạnh sức khỏe bàng quang cũng như các cơ vùng chậu. Đem lại giấc ngủ ngon, tinh thần thư giãn thoải mái. Sản phẩm hiện nay đang được phân phối tại nhiều nơi trên thị trường. Cần tìm mua ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo sản phẩm chính hãng, chất lượng. Chia sẻ12
Giải pháp khắc phục tình trạng bị đi tiểu nhiều lần trong ngày
Tiểu tiện là hoạt động sinh lý hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng rối loạn tiểu tiện như buồn tiểu nhiều liên tục, tiểu không tự chủ, tiểu mất kiểm soát.. thì người bệnh cũng không được coi nhẹ và cần phải được khắc phục kịp thời càng sớm, càng tốt. Mục lụcTìm hiểu nguyên nhân gây tiểu nhiều do đâu?Nguyên nhân do bệnh lýNguyên nhân không do bệnh lýKhi nào cần cảnh giác với chứng đi tiểu nhiều lần?Giải pháp khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều lầnCải thiện chế độ ăn uốngGiữ tâm lý thoải máiTập luyện các bài tập KegelDùng thuốc TâyTiêm botoxDùng các bài thuốc Đông YCan thiệp ngoại khoaTPBVSK Vương Niệu Đan – Hỗ trợ điều trị chứng đi tiểu nhiều lần Tìm hiểu nguyên nhân gây tiểu nhiều do đâu? Thông thường, số lần đi tiểu của người trưởng thành trung bình khoảng 6-8 lần/1 ngày. Tuy nhiên nếu vượt quá số lượng này thì được gọi là rối loạn tiểu tiện đi tiểu nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Nguyên nhân do bệnh lý Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang thông qua đường tiết niệu gây kích thích bàng quang dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần kèm theo một số triệu chứng khác. Bàng quang tăng hoạt (OAB): Là nguyên nhân thường gặp gây ra chứng tiểu nhiều lần. Bàng quang bị tăng hoạt giảm khả năng chứa nước tiểu đồng thời dễ bị kích thích. Bàng quang tăng hoạt là tình trạng các cơ bàng quang hoạt động quá mức, co bóp không đúng thời điểm khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày mặc dù lượng nước tiểu trong bàng quang chưa đầy. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, bệnh lý đường tiết niệu… Sỏi tiết niệu: Là những phân tử rắn trong hệ tiết niệu bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Sỏi cọ xát vào đường niệu gây phù nề, chảy máu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, gây ra chứng tiểu nhiều lần. Tắc nghẽn đường niệu do sỏi làm nước tiểu dễ bị ứ lại gây tăng số lần đi tiểu. Bên cạnh đó, sỏi có kích thước vừa và lớn di chuyển gây cọ xát làm cổ bàng quang bị kích thích có thể dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần. Triệu chứng lâm sàng của sỏi tiết niệu rất đa dạng như: tiểu buốt, tiểu ít, tiểu khó, bí tiểu hoàn toàn, đau thắt lưng, sốt do nhiễm khuẩn… Đái tháo đường typ 1 và 2: Với người bệnh mắc đái tháo đường typ 1 và 2, chứng tiểu nhiều lần thường xảy ra khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tổn thương thận hoặc bệnh đái tháo đường đã biến chứng trên thần kinh kiểm soát bàng quang. Ung thư bàng quang: Lớp niêm mạc của bàng quang gồm có 2 loại tế bào: tế bào chuyển tiếp, tế bào vảy. Ung thư bàng quang thường là ung thư tế bào chuyển tiếp của bàng quang. Do khối u có kích thước lớn gây chèn ép bàng quang, kích thích gây tiểu nên bệnh nhân ung thư bàng quang có thể mắc chứng tiểu nhiều lần. Phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH): Tuyến tiền liệt bị to ra gây tắc nghẽn đường ra của bàng quang làm ức chế dòng tiểu, kích thích bàng quang gây tiểu nhiều. Tăng kích thước tiền liệt tuyến làm chèn ép, thu hẹp lòng niệu đạo gây ứ nước tiểu. Đột quỵ: Chức năng của bàng quang bị rối loạn do tổn thương thần kinh chi phối bàng quang, từ đó dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần. Nguyên nhân không do bệnh lý Chế độ ăn, thói quen sinh hoạt: Ăn mặn; uống nhiều nước, uống nhiều canh vào buổi tối, sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích. Do bị căng thẳng, stress: khi người bệnh thường xuyên bị căng thẳng hay stress quá mức cơi thể sẽ tiết ra hormone gây phản xạ buồn tiểu nhiều lần hoặc tiểu lắt nhắt…Thông thường đây không hẳn là phản xạ muốn đi tiểu mà cảm giác chính của họ là muốn đi vào nhà vệ sinh. Dùng thuốc lợi tiểu: Các thuốc để điều trị tăng huyết áp, phù, thũng làm tăng đào thải muối, nước ở thận để điều trị các tình trạng trên nên người bệnh sử dụng các loại thuốc này sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày. Sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh hoặc kéo dài gây tiểu nhiều lần khó kiểm soát. Độ tuổi: Chức năng của thận bị suy giảm theo độ tuổi. Vì vậy, người già có xu hướng đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm. Phụ nữ đang mang thai: Tử cung nằm sau bàng quang, trên âm đạo, trước trực tràng. Vào những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi lớn lên, tử cung bắt buộc phải to ra chèn ép vào bàng quang. Quá trình này khiến bàng quang giảm sức chứa, dễ co bóp tống nước tiểu làm mẹ bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh hơn do tăng áp lực ổ bụng. Ngoài ra, khi mang thai lưu lượng máu trong cơ thể tăng, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Theo đó, các hoạt động của tiết niệu không được điều hoà ổn định gây ra tình trạng tiểu nhiều lần của các mẹ bầu. Xác định được nguyên nhân gây tiểu tiện nhiều lần giúp người bệnh có những chỉ định, phương pháp điều trị bệnh an toàn, hợp lý, hiệu quả. Khi nào cần cảnh giác với chứng đi tiểu nhiều lần? Tình trạng đi tiểu nhiều lần xuất hiện với những tần suất dày đặc liên tục (trên 8 lần/1 ngày) và lượng nước tiểu trung bình khoảng trên 2,5 lít kết hợp với những dấu hiệu sau đây thì bạn cần phải kiểm tra thăm khám ngay: Bị tiểu rắt, tiểu són kèm với buốt tiểu Tiểu đột ngột, tiểu không kịp và thường xuyên gặp phải rò rỉ nước tiểu ra quần Đi tiểu có hiện tượng ra máu hoặc lẫn cục máu trong nước tiểu Tiểu xong xuất hiện cảm giác bị nóng bừng, đau rát vùng niệu đạo ☛ Tham khảo: Cảnh giác bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi Giải pháp khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều lần Khắc phục chứng tiểu nhiều lần là vô cùng cần thiết vì về lâu dài có thể gây ra các bệnh khác như tim mạch, tiết niệu. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đi tiểu nhiều do sinh lý hay bệnh lý người bệnh cần thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Còn với trường hợp do bệnh lý người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên đến các cơ sở uy tín để được các Bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị như bằng nội khoa hay ngoại khoa cho phù hợp. Cụ thể như: Cải thiện chế độ ăn uống Một trong những giải pháp đầu tiên để khắc phục và hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều đó là người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho khoa học và phù hợp. Ví dụ như tránh ăn quá nhiều canh hay uống nước vào buổi tối trước 1h đi ngủ; không sử dụng các chất kích thích làm bàng quang phải hoạt động nhiều hơn. Nên sử dụng những thực phẩm có tác dụng lợi gan, mát cơ thể và bổ thận giúp hệ bài tiết đào thải nhanh hơn. (Tham khảo: Người tiểu nhiều nên ăn gì, kiêng gì?) Giữ tâm lý thoải mái Song song với việc cải thiện chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cần sắp xếp nghỉ ngơi và giữ tâm lý được thoải mái để cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều hơn. Tập luyện các bài tập Kegel Bài tập Kegel là bài tập giúp nâng đỡ cơ sàn chậu, hỗ trợ cơ quan sinh dục, tăng cường sự dẻo dai của các cơ vùng chậu, giảm thiểu chứng tiểu nhiều lần. Bài tập Kegel của nam giới và nữ giới là khác nhau, dưới đây là bài tập dành riêng cho từng giới: ✔ Bài tập Kegel dành cho nữ giới: Bài tập Kegel ở tư thế ngồi thường áp dụng nhiều cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Bước 1: Xác định cơ sàn chậu bằng cách ngưng dòng nước tiểu hoặc nhịn tiểu. Các cơ hỗ trợ thực hiện động tác này là cơ sàn chậu. Bước 2: Ngồi thẳng lưng, khoanh chân, tập trung vào cơ sàn chậu. Bước 3: Siết chặt cơ sàn chậu và giữ chặt trong khoảng 2 giây. Thực hiện động tác 3 hiệp, mỗi hiệp lặp lại 10 lần. ✔ Bài tập Kegel dành cho nam giới: Duy trì đều đặn bài tập Kegel mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Bước 1: Xác định cơ sàn chậu tương tự như nữ giới. Bước 2: Nằm thẳng lưng trên sàn, cơ chân. Co và giữ cơ sàn chậu khoảng 5 giây nhưng không co cơ mông, đùi, bụng. Dùng thuốc Tây Thuốc kháng muscarinic và thuốc kháng cholinergic được sử dụng trong điều trị tiểu tiện nhiều lần không kiểm soát. Tùy vào nguyên nhân là do bệnh lý gì, bệnh nhân sẽ được các Bác sĩ chỉ định dùng một số loại sau đây: Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Sỏi tiết niệu: Thuốc allopurinol, thuốc lợi tiểu, natri bicarbonat… Phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH): Thuốc chặn alpha, thuốc 5-Alpha Reductase, thuốc ức chế phosphodiesterase-5… Bàng quang tăng hoạt (OAB): Thuốc desmopressin acetate (Noctiva), imipramine (Tofranil ), mirabegron (Myrbetriq)… Đọc thêm: Đi tiểu nhiều lần nên uống thuốc gì? Tiêm botox Botox hay Botulinum toxin là độc tố do vi khuẩn Clostridium botulinum tạo ra. Độc tố này có tác dụng ức chế sự phóng thích của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, làm cơ bàng quang không thể co được. Theo đó, khả năng lưu trữ của bàng quang tăng lên, tình trạng tiểu nhiều lần thuyên giảm. Phương pháp này có hiệu quả từ 6 – 12 tháng, cần tiêm nhắc lại để duy trì hiệu quả. Dùng các bài thuốc Đông Y Câu kỷ tử Câu kỷ tử (Lycium chinense) có vị ngọt, tính bình, là vị thuốc bổ toàn thân, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể sau ốm dậy, suy nhược, thần kinh suy nhược… Câu kỷ tử có tác dụng chủ yếu trên thận, có khả năng dưỡng can, minh mục, bổ thận, ích tinh. Vì vậy, sử dụng câu kỷ tử cũng là một phương pháp để chữa chứng tiểu nhiều lần. Câu kỷ tử bổ thận, bồi bổ cơ thể do được ứng dụng nhiều trong y học. Cách thực hiện: Sắc 10 – 15 gam câu kỷ tử với nước, dùng thay nước uống hàng ngày. Uống liên tiếp 5 – 6 ngày để cải thiện chứng tiểu nhiều lần hiệu quả. Đậu đỏ hầm mề gà Theo các nghiên cứu hiện đại, đậu đỏ có chứa hàm lượng lớn protein, vitamin, và chất xơ. Trong khi đó, mề gà là nguyên liệu có nhiều vitamin và chất khoáng, được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y có tác dụng tán sỏi bàng quang, thông tiểu. Dùng đậu đỏ hầm mề gà cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc cải thiện chứng tiểu nhiều lần. Đậu đỏ không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn là món ăn ngon trong các bữa ăn gia đình. Cách thực hiện: Chuẩn bị 60g đậu đỏ, 2 cái mề gà đã được sơ chế sẵn, thái nhỏ. Đậu đỏ rửa sạch, ninh nhừ sau đó cho mềm vào đun đến chín mềm rồi tắt bếp. Râu ngô Râu ngô kết hợp với kim tiền thảo là bài thuốc được sử dụng phổ biến trong việc điều trị chứng tiểu nhiều lần. Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu nhiều lần. Kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt trâu được sử dụng để điều trị sỏi thận, lợi tiểu, do đó kim tiền thảo cũng là vị dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc điều trị tiểu nhiều lần. Râu ngô có khả năng thanh mát, giải nhiệt, rất có lợi cho tiết niệu. Cách sử dụng: Chuẩn bị 30g râu ngô, 30g kim tiền thảo. Rửa sạch râu ngô và kim tiền thảo, sau đó cho vào nồi cùng với 1,5l nước. Đun sôi khoảng 5 phút sau đó tắt bếp. Sắc nước uống dùng hàng ngày sẽ cải thiện đáng kể chứng tiểu rắt tiểu buốt, tiểu nhiều lần. Bưởi Bưởi là loại trái cây giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh, làm đẹp da, giữ dáng, tăng cường miễn dịch của cơ thể. Theo nghiên cứu, bưởi có chứa hàm lượng vitamin C, kẽm, sắt rất cao, vì vậy bưởi có khả năng chống oxy hóa, thanh lọc máu, cải thiện chức năng của hệ bài tiết. Do đó, bưởi được sử dụng để chữa chứng tiểu nhiều lần rất hiệu quả. Không chỉ phần múi, vỏ bưởi cũng có nhiều công dụng hữu ích với sức khoẻ. Cách sử dụng: Bưởi sau khi đã gọt vỏ, bỏ hạt, tách múi có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng nước ép bưởi đều đặn ngoài giúp chữa chứng tiểu nhiều lần còn giúp ngăn ngừa sỏi thận, giảm cholesterol trong máu, chữa trị bệnh tiểu đường. Cù mạch Theo Đông y, cù mạch có vị đắng, tính hàn, có công dụng giúp thông tiểu, được dùng để điều trị sỏi ở niệu quản, tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Có thể sử dụng cù mạch tươi hoặc dược liệu phơi khô để điều trị bệnh. Cách sử dụng: Sơ chế sạch sẽ 30g cù mạch, 50g hạt kê, sau đó đem nấu cùng 500ml nước. Lọc bỏ bã, lấy nước đem nấu cháo. Áp dụng cách này 2 lần/ngày, sử dụng đều đặn để thấy được hiệu quả rõ rệt. Can thiệp ngoại khoa Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định khi đã sử dụng hết các liệu pháp trên mà không đem lại hiệu quả. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại phẫu thuật khác nhau như: Phẫu thuật có nguy cơ cao mắc các biến chứng hậu phẫu do đó cần được tư vấn kỹ càng. Phẫu thuật điều trị bàng quang hoạt động quá mức: phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột, loại bỏ bàng quang… Phẫu thuật điều trị sỏi thận: nội soi tán sỏi thận qua da, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser… Phẫu thuật để điều trị u xơ tuyến tiền liệt: nội soi cắt u xơ tuyến tiền liệt, phẫu thuật rạch tuyến tiền liệt qua ngả niệu đạo, cắt u xơ tuyến tiền liệt bằng laser, tiêu hủy u xơ bằng kim qua đường niệu đạo… Phẫu thuật điều trị hẹp niệu đạo: nong niệu đạo thường quy, nong niệu đạo nội soi, cắt đoạn hẹp bằng laser, đặt stent… TPBVSK Vương Niệu Đan – Hỗ trợ điều trị chứng đi tiểu nhiều lần Có nhiều phương pháp để cải thiện chứng tiểu nhiều lần tại nhà như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, nếu không có thời gian để thực hiện các phương pháp trên hoặc muốn cải thiện chứng tiểu nhiều lần nhanh chóng, hiệu quả thì Vương Niệu Đan là sự lựa chọn hàng đầu cho người bệnh. Vương Niệu Đan được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong điều trị tiểu nhiều lần. Vương Niệu Đan là sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Cao Thái Minh, có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiểu tiện (đái dầm, tiểu đêm, tiểu són), đi tiểu nhiều lần. Vương Niệu Đan có thành phần là các tinh chất được chiết xuất từ các loại dược liệu quý như: Cỏ đuôi ngựa, Ô ngựa, Nữ Lang, Bí đỏ… Sự kết hợp hài hòa, khéo léo của các vị dược liệu trên giúp sản phẩm Vương Niệu Đan có nhiều tác dụng trên hệ tiết niệu của người bệnh như: Giảm kích thích bàng quang. Cải thiện tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không tự chủ; gia tăng lượng máu để nuôi dưỡng cơ sàn chậu. Giảm lượng hormon ADH của tuyến yên từ đó cải thiện tình trạng tiểu đêm của người bệnh. Giảm tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tránh làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh, giúp người bệnh có giấc ngủ sâu hơn. Mong rằng bài viết trên cung cấp đầy đủ các thông tin cũng như giải đáp thắc phần nào thắc mắc của mọi người về chứng tiểu nhiều lần. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ12
Đi tiểu nhiều lần buốt: Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị
Đi tiểu nhiều lần buốt là một vấn đề thường gặp ở đường tiết niệu. Người bệnh cảm thấy nóng rát, buốt khi đi tiểu. Có nhiều nguyên nhân gây ra như sử dụng các sản phẩm kích ứng, dùng thuốc hay mắc một số bệnh lý… Tình trạng này có thể được điều trị dứt điểm nếu xây dựng được phương pháp điều trị đúng đắn. Đi tiểu nhiều lần buốt là gì? Mục lụcĐi tiểu nhiều lần buốt là gì?Triệu chứng đi tiểu nhiều lần bị buốtĐi tiểu nhiều lần buốt là bệnh gì?Sử dụng sản phẩm kích ứng ở vùng sinh dụcSử dụng thuốc, hóa trị, xạ trịNhiễm trùng đường tiết niệuNhiễm trùng lây qua đường tình dụcViêm bàng quangViêm tuyến tiền liệtNguyên nhân khácĐi tiểu nhiều lần buốt có nguy hiểm không?Khi nào đi tiểu nhiều lần bị buốt cần đến gặp bác sĩ?Điều trị đi tiểu nhiều lần bị buốt như thế nào?Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạtSử dụng các bài thuốc dân gianSử dụng thuốc tây y Đi tiểu nhiều lần buốt là gì? Đi tiểu nhiều lần bị buốt là cảm giác rát, đau buốt, ngứa, châm chích mỗi lần đi vệ sinh. Cơn đau có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc đáy chậu khiến bạn khó chịu, nhiều khi đau đớn thấy phiền toái. Đi tiểu nhiều lần buốt trong ngày có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, ở cả nữ giới và nam giới. Tuy nhiên, tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe hơn. ☛ Tìm hiểu thêm: Hay bị đi tiểu có sao không? Triệu chứng đi tiểu nhiều lần bị buốt Triệu chứng đi tiểu nhiều lần buốt là gì? Đặc điểm của chứng đi tiểu nhiều bị buốt có thể khác nhau ở nam giới và nữ giới. Người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện như: Cơn đau buốt có thể xuất hiện bắt đầu đi tiểu đến khi gần hết nước tiểu hay thậm chí là toàn bộ quá trình đi tiểu. Cường độ đau buốt khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đi tiểu rắt với lượng nước tiểu nhỏ. Nước tiểu có mủ, hoặc vết máu. Ở nam giới có thể bị đau buốt dọc theo đường niệu đạo và lỗ sáo. Hoặc cơn đau ở dương vật vẫn còn sau khi đi tiểu. Ở nữ giới cảm thấy đau vùng xương chậu, ngứa, rát vùng sinh dục. Đi tiểu nhiều lần buốt là bệnh gì? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đi tiểu buốt từ bị kích ứng các sản phẩm vệ sinh đến mắc các bệnh lý. Sử dụng sản phẩm kích ứng ở vùng sinh dục Một số sản phẩm dùng cho vùng sinh dục có thể gây kích ứng dẫn đến đau, buốt khi đi tiểu. Bạn có thể nhận thấy bằng mắt thường những vết đỏ, ngứa, sưng tấy, kích ứng da trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục… Tác nhân gây kích ứng như dung dịch vệ sinh, xà phòng, giấy vệ sinh, chất bôi trong âm đạo, chất diệt tinh trùng… Sử dụng thuốc, hóa trị, xạ trị Xạ trị vùng xương chậu có thể gây đi tiểu nhiều lần buốt Một số thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị hoặc xạ trị vào vùng xương chậu để điều trị ung thư có thể gây ra tình trạng kích ứng, viêm bàng quang và gây đi tiểu đau buốt. Nếu sau khi uống thuốc mới và bắt đầu cảm thấy đau khi đi tiểu nên hỏi lại bác sĩ xem triệu chứng đó có phải là một trong những tác dụng phụ của thuốc hay không. Bạn không nên tự ý ngừng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Nhiễm trùng đường tiết niệu Đi tiểu nhiều lần buốt là một dấu hiệu phổ biến của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng xảy ra do vi khuẩn tích tụ trong đường tiểu hay bị viêm đường tiết niệu. Phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn nam giới do niệu đạo ngắn, vi khuẩn phải di chuyển ít hơn để tới bàng quang. Đặc điểm của nhiễm trùng đường tiểu bao gồm: Đau buốt khi bắt đầu đi tiểu. Đi tiểu gấp với tần suất cao bất thường. Nước tiểu bị đục hoặc dính máu và thường có mùi hôi, nồng. Sốt, đau ở lưng, ở phụ nữ thấy cơn đau ở vùng đáy chậu nhất là trung tâm xương chậu và xung quanh xương mu. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục Nhiễm trùng lây qua đường tình dục như bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, chlamydia… đều ảnh hưởng tới đường tiết niệu dẫn đến đau buốt khi đi tiểu. Tuỳ thuộc từng bệnh lý mà có các triệu chứng khác nhau như mụn rộp sinh dục là xuất hiện bọng ngứa quanh âm đạo hoặc dương vật. Tuy nhiên không phải lúc nào những bệnh này cũng xuất hiện triệu chứng, vì vậy cần đến cơ sở y tế để được xét nghiệm khi quan hệ tình dục không an toàn. Viêm bàng quang Viêm bàng quang là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đi tiểu buốt Một trong những nguyên nhân khác của đi tiểu nhiều lần buốt là viêm bàng quang. Bệnh chủ yếu do nhiễm trùng bàng quang làm niêm mạc bàng quang bị tổn thương gây viêm. Các triệu chứng của viêm bàng quang thường tương tự như các nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, bao gồm: Cảm giác đau đớn, khó chịu, nóng rát thường xuất hiện sau khi đi tiểu. Đi tiểu thường xuyên, đi tiểu gấp. Nước tiểu có màu đục do vi khuẩn tạo mủ, hoặc có máu. Xét nghiệm có thể thấy các tế bào hồng cầu, vi khuẩn trong nước tiểu nhưng bằng mắt thường không nhìn thấy được. Viêm tuyến tiền liệt Nhiễm vi khuẩn trong thời gian ngắn có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiền liệt dẫn đến đau buốt khi đi tiểu. Người bệnh có những biểu hiện sau: Buốt thấy sau khi đi tiểu, có thể kèm theo đau bàng quang, tinh hoàn và dương vật. Khó đi tiểu. Gặp vấn đề trong việc xuất tinh như đau khi xuất tinh hoặc khó xuất tinh. Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt vào ban đêm. Nguyên nhân khác Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn gây tiểu nhiều lần buốt như: Sỏi thận: làm hình thành và tích tụ viên sỏi cứng trong và xung quanh thận khi đi tiểu có thể kích thích đường niệu gây đi tiểu buốt, nước tiểu đục kèm đau ở lưng, buồn nôn, nôn mửa… Viêm bàng quang kẽ: gây kích thích bàng quang mãn tính nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng. Bệnh gây đau, buốt khi đi tiểu, đái nhiều nhưng ít nước tiểu, đau khi giao hợp… Ung thư bàng quang: là bệnh lý xuất hiện các tế bào phát triển không kiểm soát được trong bàng quang. Người bệnh thường đi tiểu nhiều lần, đau buốt khi đi tiểu, dòng tiểu yếu, đau lưng dưới… ☛ Tìm đọc thêm: Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không? Đi tiểu nhiều lần buốt có nguy hiểm không? Đi tiểu nhiều lần buốt do nguyên nhân bệnh lý có thể gây một số biến chứng nguy hiểm Đôi khi đi tiểu buốt không phải do một số nguyên nhân bệnh lý như kích ứng sản phẩm vệ sinh, dùng thuốc… thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, do một số bệnh lý nhiễm trùng, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt nếu không được điều trị đúng cách có thể nặng hơn và gây biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm bể thận làm tổn thương thận vĩnh viễn, vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết… Nhiễm trùng lây qua đường sinh dục: nguy cơ gây ra tình trạng vô sinh, chửa ngoài tử cung, hay các vấn đề khi mang thai… Viêm bàng quang: nhiễm trùng thận, suy thận, chảy máu trong quang quang… Viêm tuyến tiền liệt làm xuất hiện các tổ chức xơ, liệt dương, viêm bao tinh hoàn… Khi nào đi tiểu nhiều lần bị buốt cần đến gặp bác sĩ? Điều quan trọng để trị dứt điểm tình trạng đi tiểu buốt là xác định chính xác nguyên nhân, mức độ của bệnh để có phương pháp đúng đắn. Việc chẩn đoán càng sớm sẽ giúp điều trị bệnh dễ dàng hơn, do đó khi thấy các biểu hiện sau nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ: Tiểu buốt kéo dài liên tục trong nhiều ngày. Thấy dịch tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo. Nước tiểu có mùi hôi, màu đục, hoặc thấy máu trong nước tiểu. Sốt cao liên tục trên 38 độ C, đau lưng hoặc đau bên hông (đau mạn sườn). Điều trị đi tiểu nhiều lần bị buốt như thế nào? Điều trị chứng đau buốt khi đi tiểu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Bước đầu cần xác định xem có phải do chế độ ăn uống, sinh hoạt, nhiễm trùng, viêm nhiễm, gặp vấn đề với bàng quang, tuyến tiền liệt hay không. Từ đó xây dựng cách điều trị phù hợp, từ việc thay đổi những thói quen sinh hoạt đến việc sử dụng các bài thuốc dân gian, thuốc tây y. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt Uống nhiều nước làm loãng nước tiểu giảm khó chịu khi đi tiểu buốt Những thay đổi trong chế độ ăn uống sẽ giúp giảm bớt và ngăn ngừa chứng tiểu nhiều lần buốt như: Uống nhiều nước hơn để làm loãng nước tiểu, giảm bớt sự khó chịu khi đi tiểu buốt. Hạn chế những thực phẩm và đồ uống kích thích bàng quang (caffein, rượu…), nước sinh tố có tính acid cao như cam, chanh… Tăng cường bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ có khả năng chống oxy hóa, chống viêm như cá hồi, rau bina, bông cải xanh, nghệ, dầu oliu… giúp giảm viêm, bảo vệ đường tiết niệu, sinh dục. Các thói quen không đúng cách có thể gây nặng hơn tình trạng nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt: Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày nên sử dụng các sản phẩm chuyên dụng dịu nhẹ không gây kích ứng. Sau đi vệ sinh, hãy lấy một ít khăn giấy mới và lau sạch nước tiểu bên trong môi âm đạo, dương vật, nhất là ở nữ giới. Không cho trẻ em chơi trong bộ đồ ướt quá lâu do làm tăng nguy cơ kích ứng, nhiễm trùng. Không nhịn tiểu quá lâu do nguy cơ gây kích thích bàng quang. Tập đi vệ sinh đúng giờ, cách khoảng 3 – 4 tiếng mỗi lần. Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để ngăn ngừa nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Nên đi tiểu sau khi quan hệ để tránh vi khuẩn lây lan ngược lên bàng quang, đường tiết niệu. Phụ nữ cần thay băng vệ sinh thường xuyên khi hành kinh, tránh thụt rửa và xịt dung dịch vệ sinh vào bên trong âm đạo. Sử dụng các bài thuốc dân gian Râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu giúp cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần buốt Một số thảo dược tự nhiên cũng được sử dụng từ lâu để cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần buốt như kim tiền thảo, cây mã đề, kim ngân hoa, hoa atiso, râu ngô… – Kim tiền thảo: loại thảo dược này được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu… giúp giảm chứng đi tiểu buốt. – Mã đề: có tính hàn giúp làm mát đường niệu, cải thiện tình trạng đái buốt. Bên cạnh đó là tác dụng lợi tiểu, chống viêm loét cũng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn có thể dùng mã đề tươi hoặc khô, đem pha với nước sôi trong 5 – 7 phút để ra hết hoạt chất, sau đó uống liên tục trong vòng 1 tuần. – Kim ngân hoa: có tác dụng thanh nhiệt, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, hỗ trợ điều trị tiểu buốt do nhiễm trùng hiệu quả. – Râu ngô: có công dụng làm mát gan, điều hoà nhiệt độ cơ thể, giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể. Bạn nên uống nước sắc râu ngô đều đặn mỗi ngày để cải thiện chứng đi tiểu buốt. – Ngoài ra, một số dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu cũng hữu ích trong trường hợp này như actiso, rau má…. Sử dụng thuốc tây y Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt… có thể được bác sĩ kê đơn bằng kháng sinh trong vài ngày. Thuốc kháng sinh, kháng nấm thường được chỉ định là phenazopyridin. Nhiễm trùng nặng có thể cần phải dùng kháng sinh đường tĩnh mạch. Ngoài ra, thuốc giảm đau không kê đơn cũng có thể được dùng như paracetamol, ibuprofen… Một số loại thuốc khác cũng có thể kê đơn trong từng trường hợp cụ thể như viêm tuyến tiền liệt sử dụng thêm thuốc chẹn alpha, thuốc giãn các cơ xung quanh tuyến tiền liệt… Đi tiểu nhiều lần buốt là một triệu chứng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng cần chú ý các dấu hiệu nhận biết, đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. Hy vọng với những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đi tiểu nhiều tiểu buốt. Nếu có thêm bất kỹ thắc mắc cần được hỗ trợ, Qúy khách vui lòng gọi đến Tổng đài miễn cước: 1800.1297 (giờ hành chính) để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chia sẻ11
Những điều cần biết về chứng mắc tiểu liên tục ở nam giới
Đi tiểu là hoạt động thiết yếu của cơ thể nhằm đảm bảo chức năng sinh lý ổn định. Tuy nhiên, đi tiểu nhiều quá mức cần thiết, đặc biệt ở nam giới lại là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu gặp phải tình trạng này người bệnh cần chú ý và khắc phục kịp thời để đảm bảo sức khỏe phái mạnh. Mục lụcĐi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường?Triệu chứng mắc tiểu liên tục ở nam giớiBuồn tiểu không kiểm soátTiểu sónRối loạn tiểu tiệnMất ngủNguyên nhân dẫn tới mắc tiểu liên tục ở namDo tuổi tácNam giới thừa cân, béo phìNhiễm trùng đường tiết niệuMắc các bệnh ở tuyến tiền liệtMột số nguyên nhân khácMắc tiểu liên tục ở nam có nguy hiểm không?Cách chữa chứng mắc tiểu liên tục ở nam giớiThay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạtTập luyện bàng quangSử dụng thuốc tâyPhẫu thuậtVương Niệu Đan – Giải pháp cho nam giới mắc tiểu liên tục Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường? Bình thường cơ thể không buồn tiểu và đi tiểu vào ban đêm. Lượng nước tiểu tạo thành phụ thuộc vào lượng nước uống hàng ngày và khả năng hoạt động của tiết niệu. Theo giải phẫu học, hệ tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, mỗi cơ quan đảm nhận chức năng riêng. Trung bình, một người khỏe mạnh bình thường dung nạp vào cơ thể khoảng 2 lít nước và đồng thời thải ra một lượng tương tự qua nước tiểu. Quá trình tạo nước tiểu diễn ra ở thận nhờ cơ chế lọc, bài tiết và tái hấp thu. Trong khi đó, bàng quang có khả năng chứa đựng nước tiểu. Khi bàng quang chứa 350 – 450 ml nước sẽ xuất hiện kích thích làm bàng quang co bóp và tống nước tiểu ra ngoài. Quá trình bàng quang co bóp đồng thời tạo cảm giác buồn tiểu, gửi tín hiệu tới thần kinh trung ương tham gia vào chi phối hoạt động đi tiểu. Bình thường, nam giới sẽ đi tiểu 6 – 8 lần/24h, mỗi lần khoảng 400 – 500ml. Ban đêm, nước tiểu kém được tạo thành do đó hầu như không có cảm giác buồn tiểu. Theo đó, khi số lần đi tiểu trên 8 lần/24h hoặc trên 1 lần vào ban đêm được gọi là chứng tiểu nhiều lần. Chứng bệnh này không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn gây suy yếu sức khoẻ, sinh lý nam giới. Triệu chứng mắc tiểu liên tục ở nam giới Chất lượng cuộc sống của người mắc chứng tiểu nhiều lần bị giảm sút. Họ thường xuyên cảm thấy tự ti, xấu hổ, mất thời gian, căng thẳng… Tình trạng này bị gây ra bởi các triệu chứng của tiểu liên tục như: Buồn tiểu không kiểm soát Các cơn buồn tiểu thường đến bất chợt, thôi thúc nam giới phải vào nhà vệ sinh ngay để giải quyết. Việc này gây ra nhiều bất lợi trong những tình huống đặc biệt như họp, đứng trước đám đông… Không chỉ thế, buồn tiểu khó kiểm soát còn cảnh báo sự kém chi phối hoạt động của hệ thần kinh trong cơ thể. Cơn buồn tiểu thường đến bất chợt và người bệnh không nhịn được. Tiểu són Tiểu són thường đi kèm với buồn tiểu không kiểm soát. Do nhiều yếu tố khác nhau mà cơ thể, ý thức mất hoặc giảm khả năng nhịn tiểu. Vì vậy, khi cảm giác buồn tiểu ập tới, nam giới không có khả năng nhịn tiểu vào thời điểm đó và nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Mất kiểm soát khả năng nhịn tiểu kéo dài làm nước tiểu dễ dàng rò rỉ ra ngoài. Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong ngày song thường phổ biến hơn vào ban đêm. Theo đó, nam giới trở nên nhạy cảm, tự ti, rụt rè, ngại giao tiếp đám đông hơn. Rối loạn tiểu tiện Như đã biết, bình thường lượng nước tiểu mỗi lần là 400 – 500ml. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc chứng tiểu liên tục, con số này có sự thay đổi lớn. Số lần đi tiểu tăng tuy nhiên lượng nước tiểu thường ít, nhỏ giọt. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết nam giới bị mắc tiểu liên tục thường có lượng nước tiểu ít vào mỗi lần đi tiểu, thậm chí nhỏ giọt. Trong một số tình huống, người bệnh còn kém theo tiểu ra máu, đau buốt khi đi tiểu. Mất ngủ Mất ngủ là hệ quả đầu tiên của chứng mắc tiểu liên tục. Do ban đêm, cơ thể vẫn xuất hiện cảm giác buồn tiểu một cách thôi thúc mạnh mẽ. Điều này làm cho người bệnh thường xuyên phải tỉnh giấc để đi tiểu, gây ra những rối loạn giấc ngủ cho bệnh nhân. Tiểu nhiều lần vào ban đêm làm người bệnh phải thức dậy nhiều lần gây mất ngủ. Lâu dần, tình trạng này làm thần kinh suy yếu, căng thẳng, người bệnh khó đi vào giấc ngủ gây mất ngủ. Trầm cảm, căng thẳng, stress là một trong những hệ lụy nguy hiểm của triệu chứng này. Nguyên nhân dẫn tới mắc tiểu liên tục ở nam Bất kể yếu tố nào làm tổn thương tới tiết niệu đều có thể là nguyên nhân gây ra chứng tiểu liên tục ở nam giới. Theo các chuyên gia, dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu hàng đầu: Do tuổi tác Quá trình lão hoá xảy ra là tất yếu trong vòng đời mỗi con người. Quá trình này diễn ra liên tục và tăng dần theo độ tuổi. Lão hoá làm cơ thể giảm khả năng thích nghi, cấu trúc và chức năng các bộ phận bị biến đổi. Nam giới lớn tuổi đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Theo đó, ở người tuổi cao, các cơ quan trong hệ tiết niệu suy thoái, giảm rõ rệt khả năng thực hiện các hoạt động. Số lượng cầu thận giảm do đó tái hấp thu giảm đồng thời lượng nước tiểu tăng lên. Bàng quang cũng giảm sức chứa, giảm khả năng tống nước tiểu làm người cao tuổi đi tiểu liên tục. Nam giới thừa cân, béo phì Thừa cân, béo phì là hiện trạng hay gặp ở nhiều đối tượng hiện ngay. Tình trạng này gây ra các ảnh hưởng không nhỏ tới cả thẩm mỹ và sức khỏe con người. Trong đó, các nghiên cứu cho thấy nam giới béo phì có tỷ lệ mắc các vấn đề về tiết niệu, tim mạch… cao hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Béo phì, thừa cân ở nam giới có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm tới sức khoẻ. Béo phì, thừa cân làm áp lực ổ bụng tăng lên, khi áp lực đủ lớn sẽ làm tăng áp lực bàng quang. Hậu quả là bàng quang giảm khả năng chứa nước tiểu, chỉ một lượng nhỏ đã tạo áp lực lớn trong bàng quang gây kích thích buồn tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu là dạng bệnh có thể gặp phải ở cả nam và nữ giới. Bệnh biểu hiện bằng sự có mặt của vi khuẩn trong đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu gây đau đớn khi đi tiểu. Các vi khuẩn gây hại này gây tổn thương thận, tiết niệu làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải nước tiểu. Bên cạnh triệu chứng tiểu nhiều do nhiễm khuẩn gây ra, người bệnh còn xuất hiện cảm giác đau buốt khi đi tiểu, sốt cao, rét run… Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng gây các biến chứng nguy hiểm tới đường sinh dục, máu và các cơ quan khác trong cơ thể. Mắc các bệnh ở tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt là bộ phận thuộc cơ quan sinh sản, nằm ở dưới bàng quang. Tuyến tiền liệt vừa là đường dẫn tiểu, vừa là đường dẫn tinh dịch ra ngoài. Các bệnh ở tuyến tiền liệt làm tổn thương đường dẫn, viêm nhiễm, hẹp lòng dẫn tiểu. Theo đó, nước tiểu thường xuyên bị ứ lại tại bàng quang, không được thải ra triệt để. Trong khi đó, nước tiểu mới tạo thành vẫn tiếp tục được đưa xuống bàng quang. Kết quả là bàng quang luôn trong tình trạng đầy gây kích thích tiểu tiện liên tục. Các bệnh ở tuyến tiền liệt hay gặp là viêm, phì đại, ung thư tuyến tiền liệt… Một số nguyên nhân khác Sử dụng rượu bia Rượu bia là các chất ức chế gây hại cho sức khỏe song lại được đấng mày râu sử dụng nhiều trong các dịp đặc biệt. Rượu bia có thể ảnh hưởng đến thận bằng nhiều cách khác nhau như giảm lượng máu tới thận, giảm khả năng lọc… do đó làm rối loạn tiểu tiện. Có nhiều tai nạn và bệnh tật gây ra bởi rượu bia được thống kê lại hàng năm. Ngoài ra, rượu bia cũng làm tổn hại tới gan, gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. Dùng thuốc độc cho thận Ở một số đối tượng có bệnh nền khác, dù không có các nguyên gây bệnh kể trên xong vẫn mắc chứng tiểu liên tục. Tình trạng này gây ra bởi các thuốc mà người đó sử dụng. Một số thuốc điều trị bệnh có thể gây độc với thận do đó cần cân nhắc khi sử dụng. Một số thuốc gây độc cho thận, làm chức năng thận suy yếu và có nguy cơ gây suy thận ở nhiều mức độ khác nhau. Sử dụng các thuốc này kéo dài còn làm tăng tỷ lệ mắc các biến chứng nguy hiểm. Một số thuốc cần chú ý như: kháng sinh nhóm Aminosid, thuốc nhóm Amphotericin, thuốc kháng virus, thuốc sulfamid… Mắc tiểu liên tục ở nam có nguy hiểm không? Mắc tiểu liên tục ở nam giới không đe dọa tới tính mạng người mắc phải. Tuy nhiên, các ảnh hưởng của nó tới cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe lại rất đáng kể. Theo đó, người bệnh bị mất nhiều thời gian cho tình trạng bệnh, cho quá trình điều trị. Chất lượng cuộc sống phái mạnh cũng suy giảm, tinh thần trở nên kém tươi tắn. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh cũng tác động xấu tới sức khỏe bệnh nhân. Lâu dần, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện nguy hiểm như: Các bệnh lý về tiết niệu có thể gây ảnh hưởng tới sinh lý phái mạnh. Suy nhược thần kinh. Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, gầy sút. Biến chứng tới hệ sinh dục. Tăng khả năng mắc các bệnh khác. Giảm hiệu quả điều trị của các bệnh lý nền… Hãy thăm khám sức khỏe định kỳ và gặp bác sĩ ngay khi có biểu hiện lạ để bảo vệ sức khỏe của mình. Cách chữa chứng mắc tiểu liên tục ở nam giới Khắc phục chứng bệnh kịp thời giúp giảm các tổn hại tới sức khỏe người bệnh cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị. Theo các chuyên gia, các biện pháp giúp khắc phục chứng mắc tiểu liên tục hiệu quả ở nam giới là: Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt Nam giới thường có thói quen uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, dầu mỡ… Những việc này không giúp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh mà còn có hại cho các cơ quan cơ thể. Thay vào đó, người bệnh cần duy trì thực hiện các thói quen sinh hoạt như: Trung bình một ngày mỗi người cần dung nạp đủ tối thiểu 2 lít nước vào cơ thể. Ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ vitamin, dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu. Không sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn và chất kích thích. Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ. Không cố nhịn tiểu. Uống đủ lượng nước cần thiết song hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Tập thể dục thể thao hàng ngày. Không tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Tập luyện bàng quang Nâng cao sức khỏe bàng quang giúp tăng khả năng chứa đựng và kiểm soát tiểu tiện. Do đó, tập luyện bàng quang là một giải pháp hữu hiệu giúp khắc phục bệnh ở nam giới. Các bài tập cần được thực hiên đều đặn mỗi ngày để có hiệu quả tối ưu. Một số bài tập bàng quang mang lại hiệu quả cao phải kể đến: Bài tập Kegel. Bài tập Squat. Bài tập Split Tabletop. Bài tập Bird Dog. Sử dụng thuốc tây Sử dụng thuốc là phương pháp an toàn và hiệu quả, áp dụng được cho mọi đối tượng. Các thuốc được nghiên cứu lâm sàng, trải qua quá trình kiểm nghiệm, đánh giá khắt khe, có tác dụng đến cơ quan đích cụ thể. Không tự ý sử dụng thuốc và tuân thủ hướng dẫn điều trị là điều kiện tiên quyết giúp bệnh mau lành. Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng khác nhau, phái mạnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc khác nhau. Điều quan trọng là cần tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia về liều dùng, thời gian sử dụng thuốc… để đảm bảo thuốc đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Nhóm thuốc kháng sinh, thuốc kháng cholinergic và muscarinic, thuốc an thần, thuốc kháng viêm… là những thuốc phổ biến cho tình trạng này. Phẫu thuật Phẫu thuật thường là giải pháp cuối cùng, khi mà những phương pháp trên gần như không có ích trong điều trị bệnh. Phẫu thuật đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, thiết bị khoa học hiện đại. Các đánh giá cho thấy phẫu thuật mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng. Phẫu thuật cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, một số đối tượng lại không áp dụng được phương pháp này do thể trạng yếu… Ngoài ra, phương pháp cũng tiềm ẩn các biến chứng hậu phẫu không thể xem thường. Một số phẫu thuật cơ bản là: Đặt ống thông tiểu. Nong niệu đạo. Cắt bỏ khối u. Phẫu thuật cắt rễ dây thần kinh đoạn cùng… Vương Niệu Đan – Giải pháp cho nam giới mắc tiểu liên tục Ngoài các phương pháp nói trên, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên về dùng các sản phẩm có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Vương Niệu Đan là sản phẩm phổ biến hiện nay đang được nhiều đấng mày râu tin tưởng sử dụng. Vương Niệu Đanđược Bộ y tế cấp phép do đó đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Vương Niệu Đan ra đời dựa trên ứng dụng dược tính của các vị dược liệu trong nâng cao sức khỏe tiết niệu. Sản phẩm có thành phần từ chiết xuất các thảo dược tự nhiên như: Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Cọ lùn, Hạt bí đỏ và Cao nữ lang. Các dịch chiết dược liệu này có khả năng: ✔ Tăng sức chứa nước tiểu, tăng tuần hoàn máu tới tiết niệu (chiết xuất Uvarox từ cây Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược). ✔ Đối kháng thụ thể M3 do đó làm giảm co thắt, nhạy cảm bàng quang (chiết xuất Vispo ™ từ dược liệu Cọ lùn). ✔ Giảm căng thẳng thần kinh, giúp nhanh chóng đi vào giấc ngủ ngon (chiết xuất Hạt bí đỏ và cao Nữ lang). Từ tác dụng của các vị thuốc trên, Vương Niệu Đan tự tin mang lại công dụng: Giảm mức độ co thắt, nhạy cảm quá mức của bàng quang. Giãn nở bàng quang để tăng sức chứa. Đẩy mạnh sức khỏe bàng quang cũng như các cơ vùng chậu. Đem lại giấc ngủ ngon, tinh thần thư giãn thoải mái. Sản phẩm hiện nay đang được phân phối tại nhiều nơi trên thị trường. Cần tìm mua ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo sản phẩm chính hãng, chất lượng. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ13
[Cảnh giác] Đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu nữa!
Chắc hẳn không ít người gặp phải hiện tượng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu tiếp. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thì rất đa dạng, dù cho là yếu tố nào gây nên đi chăng nữa thì cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và tạo nên nỗi lo lắng cho người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra và cách khắc phục như thế nào qua bài viết sau đây nhé. Mục lụcVừa đi tiểu xong lại mắc tiểu tiếp là gì?Nguyên nhân đi tiểu xong lại buồn tiểuVừa đi tiểu xong lại mắc tiểu cảnh báo bệnh gì?Bàng quang tăng hoạtNhiễm khuẩn đường tiết niệuBệnh lý tuyến tiền liệtBệnh lý ở thậnTiểu đườngSa tử cungU xơ tử cungHẹp niệu đạoĐi tiểu xong vẫn có cảm giác buồn tiểu có nguy hiểm?Làm gì khi tiểu xong vẫn muốn đi tiểu tiếp?Thăm khám và điều trịChăm sóc tại nhàDùng Vương Niệu Đan Vừa đi tiểu xong lại mắc tiểu tiếp là gì? Đi tiểu là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể nhằm đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể. Thông thường, khi bàng quang tích trữ, dung nạp đủ 250 – 350ml nước tiểu thì sẽ có cơ chế kích thích, co bóp bàng quang. Co thắt cơ bàng quang sẽ khiến cơ thể có cảm giác buồn tiểu để thải nước tiểu ra bên ngoài. Ở người bình thường, khi cung cấp đủ 2 lít nước cho cơ thể thì sẽ phải đi tiểu từ 5 – 10 lần trong ngày. Mỗi lần khoảng 300ml và ban đêm thì sẽ không đi tiểu hoặc đi tiểu rất ít. Lượng nước tiểu thải ra bên ngoài cũng sẽ tương ứng với lượng nước dung nạp vào cơ thể trong ngày. Tuy nhiên, nếu đi tiểu xong lại buồn tiểu tiếp chính sự thay đổi bất thường trong quá trình tiểu tiện. Nguyên nhân có thể do bạn đang trong giai đoạn mang thai, có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, làm việc nặng ra nhiều mồ hôi hay đang mắc một số bệnh lý nào đó. Cần cảnh giác khi bạn vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu tiếp bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Hãy lắng nghe cơ thể bạn để nhận ra những thay đổi nhanh chóng và đi khám ngay trước khi bệnh trở nặng và gây ra những phiền toái và biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. ☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Nguyên nhân đi tiểu xong lại buồn tiểu Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu tiếp có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra từ thói quen sinh hoạt, vấn đề sinh lý cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm: Uống nhiều nước Khi dung nạp nhiều hơn 2 lít nước trong ngày sẽ khiến cơ thể đào thải nước tiểu liên tục. Khi lượng nước tiểu thải ra tăng lên khiến tần suất đi tiểu tăng lên nhiều lần. Để phân biệt với đi tiểu bệnh lý bạn quan sát đặc điểm của nước tiểu sau mỗi lần tiểu tiện. Nếu khi bạn cắt giảm lượng nước dung nạp thì tình trạng tiểu tiện trở về bình thường thì không cần phải lo lắng. Dùng sản phẩm lợi tiểu Tiểu nhiều lần cũng có thể xuất phát khi bạn sử dụng đồ uống có tính lợi tiểu (bia rượu, cà phê, chè..) hoặc thuốc lợi tiểu gây kích thích cơ thể đi tiểu nhiều hơn dẫn tới tiểu nhiều lần, tiểu liên tục. Do đó, bạn hãy kiểm soát các sản phẩm này để đảm bảo cơ chế sinh lý tiểu tiện được diễn ra bình thường nhé. Stress Khi căng thẳng, áp lực quá độ trong một thời gian dài là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp cả ngày lẫn đêm mà bạn không hề chú ý. Người thường xuyên bị stress quá độ còn dễ bị mất ngủ kéo dài còn khiến người bệnh tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Tổn thương thần kinh Người bị chấn thương tủy sống, tai biến mạch máu não hay tổn thương hệ thần kinh có nguy cơ cao bị đi tiểu nhiều lần, tiểu liên tục do ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát hoạt động co bóp của bàng quang, cơ thể bị kích thích gây đi tiểu liên tục. Phụ nữ mang thai Mang thai khiến không ít thai phụ thường xuyên “ghé thăm” nhà vệ sinh do buồn tiểu liên tục. Khi thai nhi lớn dần lên, đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kỳ gây ra áp lực lớn lên bàng quang khiến mẹ bầu có cảm giác buồn tiểu liên tục, đi tiểu xong lại muốn đi tiếp. Do bệnh lý Đi tiểu xong lại mắc tiểu tiếp là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe như viêm đường tiết niệu, bàng quang tăng hoạt, bệnh tuyến tiền liệt, sỏi thận, suy thận, đái tháo đường, viêm bàng quang kẽ, ung thư bàng quang… ☛ Tham khảo thêm tại: Đái nhiều có phải thận yếu không? Vừa đi tiểu xong lại mắc tiểu cảnh báo bệnh gì? Đi tiểu xong lại mắc tiểu tiếp nhưng tiểu ít do các nguyên nhân như uống quá nhiều nước, uống trà, cafe… thì không đáng lo ngại. Nhưng dấu hiệu này thường xuyên ghé thăm kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau… rất có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý sau đây: Bàng quang tăng hoạt Đây là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức gây ra các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện. Cụ thể, khi bị bàng quang tăng hoạt, bàng quang co bóp bất thường cũng như không có sự kiểm soát gây cảm giác mót tiểu đột ngột, đòi hỏi phải tiểu tiện ngay mà không thể nhịn tiểu được. Các triệu chứng khác kèm theo như són tiểu gấp, tiểu nhiều lần trong ngày nhưng không tìm thấy bất cứ bệnh lý về đường tiết niệu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng tiểu nào khác. Hội chứng bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra những khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập và công tác hàng ngày. Một số trường hợp bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những người bệnh trẻ. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Các bộ phận nhiễm khuẩn có thể gặp như bàng quang, niệu đạo, thận. Nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm trùng thường gặp là vi khuẩn E.Coli – loại vi khuẩn được tìm thấy nhiều ở đại tràng. Khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm gây ra các dấu hiệu như tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu, tiểu đột ngột, đau rát khi đi tiểu, đau lưng, bụng, sốt hoặc cảm thấy nóng. Bệnh lý tuyến tiền liệt Tiểu không hết, đi tiểu xong lại muốn đi tiếp có thể liên quan tới bệnh lý tuyến tiền liệt ở nam giới như viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt… Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng gây ra các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu xong lại mắc tiểu ngay, tia nước tiểu ít, đau tinh hoàn, đau lưng, ớn lạnh… Mặc dù không đe dọa tới tính mạng người bệnh nhưng có thể gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, gây vô sinh hiếm muộn. U xơ tuyến tiền liệt: Khối u lớn dần lên chèn ép vào bàng quang, niệu đạo dẫn tới tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu không hết bãi… Thậm chí một số trường hợp còn đi tiểu ra máu, không tiểu được. Bệnh lý ở thận Một số bệnh lý ở thận cũng có thể khiến bạn gặp phải vấn đề đi tiểu xong lại mắc tiểu tiếp như: Suy thận: Chức năng của thận suy giảm khiến thận không còn đảm nhận tốt vai trò của mình có thể gây ra các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu buốt, có cảm giác tiểu xong lại buồn tiểu, đi tiểu rồi vẫn mắc tiểu liên tục trong ngày. Sỏi thận: Sỏi hình thành do nước tiểu ứ đọng lại trong thận quá lâu và chuyển từ lỏng sang rắn di chuyển xuống niệu quản tạo cảm giác đau quặn kèm các dấu hiệu khác như tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp. Thận hư: Là tình trạng rối loạn chức năng thận gây ra lượng protein bài tiết qua nước tiểu rất lớn. Người bệnh bị tiểu nhiều, nước tiểu có bọt, bàn chân sưng, vùng mắt, bàn chân, mắt cá chân… Ứ đọng nước trong cơ thể có thể dẫn tới tăng cân, ăn uống kém… Tiểu đường Tiểu đường là bệnh lý khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Khi bị bệnh, người bệnh sẽ phải chịu áp lực lên thận gây ra các dấu hiệu như đi tiểu nhiều, vừa tiểu xong lại buồn tiểu. Các triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, thị lực suy giảm, hơi thở có mùi hôi khó chịu… Sa tử cung Tiểu xong lại mắc tiểu tiếp là dấu hiệu cảnh báo bệnh sa tử cung ở nữ giới sau quá trình mang thai. Tử cung bị sa sẽ chèn ép vào ống âm đạo, niệu đạo khiến nữ giới bị đi tiểu nhiều lần, mới đi tiểu xong lại muốn đi tiếp, buồn tiểu liên tục… Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe của nữ giới mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng tử cung, viêm loét tử cung… U xơ tử cung Khối u phát triển lên gây chèn ép lên bàng quang gây ra tình trạng đi đái xong mà vẫn có cảm giác buồn đái tiếp. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng khác như tiểu bí, tiểu nhiều lần, tiểu rắt… Hẹp niệu đạo Niệu đạo có chức năng đào thải nước tiểu ra bên ngoài nên bất cứ đoạn nào của niệu đạo bị thu hẹp cũng khiến dòng nước tiểu bị chậm lại. Đây cũng là lý do khiến bạn vừa đi tiểu xong mà vẫn có cảm giác buồn tiểu. Các triệu chứng khác như tiểu khó, tiểu nhiều lần… Đi tiểu xong vẫn có cảm giác buồn tiểu có nguy hiểm? Theo các chuyên gia sức khỏe nhận định, trong nhiều trường hợp đi đái xong vẫn có cảm giác buồn đái do uống nhiều nước, dùng thuốc lợi tiểu, mang thai… thì không đáng lo ngại. Tình trạng này xuất hiện trong thời gian ngắn và không thường xuyên thì bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt là có thể khắc phục. Tuy nhiên, nếu bạn thấy xuất hiện dấu hiệu này kéo dài hoặc đi kèm với các dấu hiệu khác (tiểu khó, lượng nước tiểu ít, có màu bất thường…) thì rất có thể bạn đang gặp phải bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu, tuyến tiền liệt… Nếu không thăm khám sớm và có cách điều trị đúng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nguy cơ cao xảy ra những biến chứng đối với sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh. Làm gì khi tiểu xong vẫn muốn đi tiểu tiếp? Nếu vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu do các nguyên nhân chủ quan như uống nhiều nước, dùng đồ uống lợi tiểu… thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng này kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác thì chớ nên chủ quan. Dưới đây là một số cách khắc phục: Thăm khám và điều trị Người bệnh cần đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tìm ra nguyên nhân chính xác từ đó có cách điều trị phù hợp. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh là có phương pháp dùng thuốc, phẫu thuật hoặc các phương pháp khác. Dùng thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, diệt khuẩn, kháng virus… tùy thuộc vào từng nguyên nhân bệnh lý. Tiểu phẫu: Áp dụng với các trường hợp bị hẹp niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt, viêm bàng quang… Phương pháp CRS: Áp dụng với bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu nặng bằng cách sử dụng sóng không gian, sóng ngắn… để tạo ra nhiệt lượng chiếu trực tiếp vào vùng viêm nhiễm, loại bỏ mầm bệnh. ☛ Tham khảo thêm tại: Nhóm thuốc hiệu quả cho tiểu nhiều lần Chăm sóc tại nhà Bên cạnh phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà nhằm nâng cao hiệu quả điều trị: Uống đủ lượng nước vào ban ngày, hạn chế uống nước vào buổi tối trước khi đi ngủ. Không sử dụng các chất kích thích, thực phẩm có chứa caffein như rượu bia, đồ uống có ga, nước ngọt, trà, socola… Hạn chế thực phẩm có tính acid như cam, bưởi… Tăng cường bổ sung chất xơ, rau xanh, trái cây giàu vitamin vào thực đơn hàng ngày. Rèn luyện cơ thể thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, kiểm soát cân bặng, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để làm việc quá sức. Hạn chế căng thẳng, stress, áp lực, luôn giữu tinh thần lạc quan, tâm lý thoải mái. Tuyệt đối không được nhịn tiểu. Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát bệnh. Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh. Dùng Vương Niệu Đan Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng. Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu xong lại mắc tiểu tiếp và cách khắc phục. Bạn hãy luôn lắng nghe cơ thể của mình, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy thăm khám càng sớm càng tốt nhé. Chia sẻ11
Bài viết liên quan
- Cảnh báo 7 bệnh lý nguy hiểm nếu bạn luôn trong tình trạng buồn tiểu
- Chuyên gia giải đáp tại sao uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều ở nữ?
- Đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần ở nữ do đâu? Biện pháp can thiệp và phòng tránh
- 5 cách trị đái dầm cho trẻ 12 tuổi tại nhà hiệu quả, cha mẹ cần biết
- Uống cà phê đi tiểu nhiều có phải là bệnh? Cách uống đúng cách