Tiểu không tự chủ

Buồn đi tiểu liên tục là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đi tiểu là hoạt động cần thiết giúp cơ thể đào thải các chất dư thừa ra ngoài. Trong một số trường hợp, đây còn là cơ chế quan trọng trong thải trừ chất độc hòa tan. Tuy nhiên, buồn tiểu liên tục cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, cảnh báo các bệnh gây hại cho sức khỏe con người. Mục lụcSinh lý tiểu tiện bình thườngNguyên nhân gây ra buồn tiểu liên tụcSuy giảm chức năng thậnRối loạn thần kinhChấn thươngUống nhiều nướcSử dụng thuốc độc với tiết niệuBuồn tiểu liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?Đái tháo đườngSuy thậnSỏi tiết niệuBàng quang tăng hoạtU xơ tuyến tiền liệtSa tử cungNhiễm khuẩn tiết niệuCác phương pháp chẩn đoán bệnhBuồn tiểu liên tục có nguy hiểm không?Khắc phục chứng buồn tiểu liên tụcDùng thuốcSử dụng thiết bị hỗ trợKết hợp chế độ sinh hoạt khoa họcPhẫu thuậtVương Niệu Đan – Hỗ trợ điều trị chứng buồn tiểu liên tục hiệu quả Sinh lý tiểu tiện bình thường Cấu tạo cơ thể gồm nhiều hệ cơ quan khác nhau. Mỗi hệ cơ quan thực hiện vai trò riêng của mình nhằm duy trì ổn định các hoạt động sinh lý. Hệ tiết niệu đảm nhận chức năng tạo, chứa đựng và thải nước tiểu. Do đó, các yếu tố ảnh hưởng tới tiết niệu trực tiếp làm rối loạn sinh lý tiểu tiện của cơ thể. Bình thường, một người khỏe mạnh cần cung cấp đủ 2 lít nước. Lượng nước này vào trong cơ thể trải qua các quá trình hấp thu, chuyển hoá… sẽ được đào thải qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Trong đó, bài xuất qua nước tiểu là chủ yếu nhất. Khi bàng quang gần đầy sẽ xuất hiện kích thích làm cơ vòng co bóp để tống nước tiểu. Theo giải phẫu học, mỗi ngày một người đi tiểu trung bình từ 6 – 8 lần/24h, không có buồn tiểu vào ban đêm. Sức chứa bàng quang tối đa khoảng 500 – 550ml. Cảm giác buồn tiểu xuất hiện khi bàng quang chứa 350 – 450ml nước tiểu. Trong một số trường hợp, cảm giác buồn tiểu xuất hiện liên tục, kể cả khi bàng quang đầy hoặc không. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây nên song không có ảnh hưởng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, chứng buồn tiểu liên tục là dấu hiệu của nhiều bệnh không thể xem thường. ☛ Tìm hiểu thêm: Vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu có sao không? Nguyên nhân gây ra buồn tiểu liên tục Cảm giác buồn tiểu được điều hoà bởi lượng nước tiểu tạo thành, hoạt động của bàng quang và ý thức. Theo đó, các tác động vào các yếu tố trên là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn tiểu tiện ở người. Các chuyên gia chỉ ra rằng buồn tiểu liên tục được gây ra bởi các nguyên nhân sau: Suy giảm chức năng thận Thận là cơ quan đầu tiên tham gia tạo nước tiểu thông qua cơ chế lọc và tái hấp thu. Chức năng thận bị tổn thương làm khả năng lọc cũng như tái hấp giảm. Theo đó, trong nước tiểu có nhiều thành phần khác nhau, nước và khoáng chất không được tái hấp thu làm nước tiểu tạo thành nhiều. Chức năng thận suy giảm làm ảnh hưởng đến quá trình tạo và bài tiết nước tiểu. Nước tiểu được đưa xuống bàng quang và làm tăng áp lực bàng quang do đó làm xuất hiện cơn buồn tiểu. Lượng nước liên tục được dẫn xuống làm người bệnh thường xuyên xuất hiện cảm giác buồn tiểu, kể cả vào ban đêm. Rối loạn thần kinh Thần kinh tham gia chi phối các hoạt động co bóp của tiết niệu nhờ các dẫn truyền thần kinh. Khi có tổn thương, các tín hiệu dẫn truyền sẽ bị rối loạn do đó xuất hiện rối loạn điều khiển hoạt động bàng quang. Dẫn truyền xung thần kinh giúp điều hoà, chi phối các hoạt động trong cơ thể. Hậu quả là bàng quang tăng co bóp, co bóp đột ngột làm buồn tiểu bất ngờ, gấp gáp. Tình trạng này có thể xuất hiện khi bàng quang không đầy. Chấn thương Bàng quang là cơ quan dễ tổn thương nhất sau chấn thương do tai nạn hoặc sau phẫu thuật. Các vết thương ở vùng bụng dưới, khung chậu hoặc tầng sinh môn đều có thể gây vỡ hoặc chấn thương bàng quang. Các tai nạn, chấn thương vùng bụng dưới làm tổn thương bàng quang trực tiếp làm mất chức năng bàng quang. Ngoài biểu hiện sưng viêm, phù nề, người bệnh còn xuất hiện rối loạn tiểu tiện, trong đó có buồn tiểu liên tục. Uống nhiều nước Lượng nước thải ra ngoài qua tiết niệu chiếm trên 90% tổng lượng nước thải của cơ thể. Theo đó, khi uống nhiều nước đồng nghĩa nước tiểu được tạo thành nhiều. Bàng quang đòi hỏi tăng hoạt động để tống nước tiểu khiến cơn buồn tiểu xuất hiện nhiều lần trong ngày. Sử dụng thuốc độc với tiết niệu Phần lớn các thuốc khi vào trong cơ thể được chuyển hoá tại gan trước khi đào thải qua đường mật hoặc tiết niệu. Trong một số trường hợp, thuốc hoặc các sản phẩm chuyển hoá của thuốc đi theo con đường thải trừ qua thận lại gây độc cho thận. Một số loại kháng sinh có thể gây độc với thận do đó cần cân nhắc khi sử dụng. Khi đó, tổn thương thận xuất hiện theo nhiều mức độ khác nhau. Nếu không được khắc phục kịp thời, người bệnh có thể đối diện với các bệnh lý mạn tính không hồi phục. Buồn tiểu liên tục là dấu hiệu của bệnh gì? Buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày khi uống quá nhiều nước là hoạt động bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể cung cấp đủ hoặc ít lượng nước cần thiết, người bệnh vẫn xuất hiện cơn buồn tiểu liên tục thì lại cảnh báo nhiều nguy hiểm. Đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh sau: Đái tháo đường Đái tháo đường là bệnh lý xuất hiện do sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối hormone insulin – hormone duy nhất làm hạ glucose huyết. Đây là bệnh lý mãn tính đặc trưng bởi tình trạng rối loạn chuyển hoá và tăng đường huyết. Xét nghiệm đường huyết là một biện pháp chẩn đoán đái tháo đường. Buồn tiểu nhiều, số lượng nước tiểu tăng, tiểu đêm là một trong những hậu quả trực tiếp của tăng glucose máu. Ngoài ra, người bị đái tháo đường còn kèm theo các triệu chứng: Ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều. Nhiễm toan chuyển hoá. Ảnh hưởng tới thị giác… Suy thận Suy thận là bệnh lý tổn thương thận thường gặp do nhiều nguyên nhân và không phân biệt độ tuổi, giới tính. Suy thận có hai loại là suy thận cấp và suy thận mạn. Trong đó, suy thận mạn là tổn thương không hồi phục và suy thận cấp kéo dài là nguyên nhân chính gây suy thận mạn. Chức năng thận có thể bị suy giảm không hồi phục gây ra các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Đối với cả suy thận cấp và suy thận mạn, người bệnh đều xuất hiện triệu chứng đái nhiều ở những giai đoạn khác nhau. Theo đó, cơ thể xuất hiện nguy cơ mất nước, điện giải và gây các ảnh hưởng nghiêm trọng khác. Ngoài ra, người suy thận còn gặp các triệu chứng: Phù: chủ yếu ở hai chi dưới, phù trắng, mềm, ấn lõm. Tăng huyết áp, suy tim. Khó thở… Sỏi tiết niệu Sỏi tiết niệu xuất hiện do nhiều nguyên nhân, yếu tố gây nên. Các chuyên gia lý giải sỏi hình thành do sự kết tinh các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Ở một kích thước nhất định, sỏi chèn ép làm hẹp đường dẫn tiểu, gây ra những rối loạn sinh lý, bệnh lý trong cơ thể. Tắc nghẽn đường niệu do sỏi làm nước tiểu dễ bị ứ lại gây tăng buồn tiểu và số lần đi tiểu. Khi xuất hiện sỏi trong tiết niệu, người bệnh xuất hiện các cơn đau, tổn thương tiết niệu. Kết hợp với điều kiện thuận lợi, bệnh nhân có thể mắc nhiễm khuẩn tiết niệu, ứ nước, mưng mủ… và gây suy thận. Các triệu chứng thường gặp khi có sỏi tiết niệu là: Đái máu đại thể. Tiểu buốt, tiểu rắt, buồn tiểu liên tục, tiểu không hết. Sốt cao, rét run… Bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang tăng nhạy cảm với các kích thích làm dễ dàng co bóp tăng hoạt động. Bệnh xuất hiện kèm theo 4 triệu chứng điển hình là: tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm và có hoặc không có kèm theo són tiểu. Bàng quang bị tăng hoạt giảm khả năng chứa nước tiểu đồng thời dễ bị kích thích. Cơ chế gây bàng quang tăng hoạt chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cho biết bệnh cũng được phát triển như một biến chứng thần kinh như: Sau một cơn đột quỵ. Bệnh Parkinson. Bệnh xơ cứng rải rác. Chấn thương tủy sống… ☛ Tìm đọc chi tiết: Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt U xơ tuyến tiền liệt Đây là bệnh lý phổ biến ở nam giới độ tuổi 40 – 60 tuổi, u xơ tuyến tiền liệt là bệnh xuất hiện do sự tăng sinh lành tính kích thước tuyến tiền liệt. Theo đó, niệu đạo, bàng quang bị chèn ép làm hẹp lòng dẫn tiểu và tăng áp lực bàng quang. Tuyến tiền liệt tăng sinh đột ngột làm eo hẹp đường dẫn tiểu và chèn ép vào bàng quang. Hậu quả là đường dẫn tiểu bị chặn lại, đồng thời áp lực bàng quang tăng do đó tăng co bóp dẫn tới buồn tiểu. Khi đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng: Buồn tiểu nhiều, tiểu són. Khó đi tiểu, tiểu ngập ngừng. Yếu sinh lý… Sa tử cung Sa tử cung là tình trạng mắc phải ở nhiều chị em sau sinh con, khi thành tử cung sa vào trong ống âm đạo, thậm chí lộ ra ngoài âm đạo. Bệnh hay xuất hiện ở phụ nữ mang thai đôi, đa thai, thai nhi quá lớn hoặc ở phụ nữ mang thai khi lớn tuổi. Sa tử cung có thể bị chẩn đoán nhầm với ung thư tử cung, nang âm đạo hoặc bệnh cổ tử cung. Sa tử cung là bệnh lý nguy hiểm, biểu hiện bởi: Cơn đau bụng râm ran ở vùng tử cung. Xuất huyết ổ bụng, nhất là trong thời kỳ mang thai. Tim đập nhanh, huyết áp thấp Mất cảm giác tiểu tiện… Nhiễm khuẩn tiết niệu Nhiễm khuẩn tiết niệu đặc trưng bởi sự hiện diện của vi khuẩn trong đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn có thể xảy ra độc lập hoặc ở đồng thời nhiều vị trí khác nhau trong tiết niệu. Nhiễm trùng tới xuất huyết là giai đoạn nặng nề sau biến chứng nhiễm trùng máu. Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh có thể nhận thấy các biểu hiện lạ hoặc không. Trong đó, các biểu hiện thường thấy là: Đau vùng trên xương mu. Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Sốt, buồn nôn, nôn… Không được khắc phục kịp thời, bệnh nhân có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, hoại tử tiết niệu… ☛ Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều lần có phải do thận yếu không? Các phương pháp chẩn đoán bệnh Các bệnh trên có thể được khắc phục triệt để nếu phát hiện kịp thời. Hơn nữa, kéo dài bệnh không chỉ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn mà còn gây tổn thất tới người bệnh trên nhiều phương diện. Do đó, khi xuất hiện các còn buồn tiểu liên tục, bệnh nhân cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín. Các thông số nước tiểu gián tiếp phản ánh chức năng thận – tiết niệu con người. Tuỳ vào tình trạng cơ thể cũng và những chia sẻ của bệnh nhân mà các bác sĩ có những chỉ định về phương pháp chẩn đoán bệnh khác nhau. Một vài phương pháp hay gặp là: Xét nghiệm các thông số nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu. Xét nghiệm máu. Nội soi bàng quang. X-quang niệu đạo, siêu âm. Định lượng kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt. Sinh thiết tuyến tiền liệt Điện cơ đáy chậu… Buồn tiểu liên tục có nguy hiểm không? Như đã biết, buồn tiểu liên tục do uống nhiều nước là biểu hiện bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài và không phụ thuộc vào lượng nước dung nạp hằng ngày lại cảnh báo nhiều nguy hiểm. Buồn tiểu liên tục không chỉ làm rối loạn giờ giấc sinh hoạt mà là dấu hiệu của các bệnh mãn tính. Các biểu hiện của bệnh làm suy giảm sức khỏe, tổn thất tinh thần và kinh phí điều trị của người mắc phải. Do đó, buồn tiểu liên tục cần được khắc phục kịp thời. Hoại tử chi là tình trạng tế bào ở các mô bị chết đi, đe doạ tới tính mạng người bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi khám tại các địa chỉ uy tín khi ban đầu xuất hiện cơn buồn tiểu liên tục. Việc thăm khám và phát hiện sớm bệnh mang lại nhiều tích cực trong điều trị. Ngoài ra, khắc phục sớm còn giảm tỷ lệ mắc các biến chứng như: Mất thị lực vĩnh viễn (biến chứng của đái tháo đường). Hoại tử chi (biến chứng của đái tháo đường). Bệnh lý tim mạch. Ung thư tuyến tiền liệt… ☛ Nên đọc: Cảnh báo tiểu buốt nguy hiểm Khắc phục chứng buồn tiểu liên tục Chứng buồn tiểu liên tục có thể được khắc phục bằng điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa. Trong đó, điều trị nội khoa được ưu tiên áp dụng. Một số phương pháp khắc phục bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng là: Dùng thuốc Dựa vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau, các chuyên gia y tế sẽ có những chỉ định lựa chọn thuốc khác nhau. Mục đích chính của phương pháp này chủ yếu là ổn định chức năng thận, điều hoà hoạt động tiết niệu, thư giãn thần kinh… Theo đó, các nhóm thuốc được chỉ định là: Có thể kết hợp Đông – Tây y trong điều trị bệnh tuy nhiêu cần chú ý tương tác thuốc. Thuốc Tây y: nhóm thuốc kháng sinh, kháng viêm, nhóm thuốc kháng cholinergic và muscarinic, nhóm thuốc lợi tiểu… Thuốc Đông y: các bài thuốc bổ thận ôn thận, tăng cường chức năng thận, bài thuốc Chân vũ thang, bài thuốc Súc tuyền hoàn… Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần thực hiện đúng chỉ dẫn của chuyên gia, tránh tự ý sử dụng hoặc quên thuốc. Có như vậy, quá trình điều trị mới đảm bảo an toàn, hiệu quả. Sử dụng thiết bị hỗ trợ Đây là biện pháp can thiệp ngoại khoa đơn giản, dễ thực hiện nhất. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị buồn tiểu liên tục do sa bàng quang, sa tử cung… Thiết bị được sử dụng là vòng nâng pessary. Vòng nâng pessary dùng trong điều trị bệnh lý cơ sàn chậu. Vòng nâng giúp đưa các cơ quan bị sa trở lại đúng vị trí, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Phương pháp này được ưa chuộng hơn cả do giá thành hợp lý và không đòi hỏi can thiệp sâu. Kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học Song song với điều trị bệnh, người bệnh cũng được khuyến cáo xây dựng và duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh. Theo đó, họ phải thực hiện: Nghỉ ngơi đúng và đủ giấc giúp thư giãn thần kinh, tránh sức khoẻ suy yếu. Duy trì chế độ ăn khoa học, tránh các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe và tiết niệu. Tập luyện thể dục thường xuyên. Hạn chế nhịn tiểu. Nghỉ ngơi đúng và đủ giấc. Tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Khám sức khỏe định kỳ… Phẫu thuật Biện pháp này thường được chỉ định khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị hoặc khi người bệnh xuất hiện các biến chứng bất thường. Phẫu thuật cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Ngày nay, kỹ thuật phát triển hiện đại do đó nguy cơ mắc các biến chứng hậu phẫu đã được đẩy lùi. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được cho một số đối tượng có thể trạng yếu ớt… do đó cần được cân nhắc thật kỹ. Vương Niệu Đan – Hỗ trợ điều trị chứng buồn tiểu liên tục hiệu quả Dùng thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh hiện nay đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn do hiệu quả cao và không chiếm nhiều thời gian điều trị. Vương Niệu Đan là sản phẩm hàng đầu cho giải pháp này, được chia sẻ bởi nhiều chuyên gia cũng như người bệnh đang sử dụng. Vương Niệu Đan có khả năng khắc phục chứng buồn tiểu liên tục hiệu quả. Các nghiên cứu, chứng minh lâm sàng cho thấy Vương Niệu Đan có tác dụng hiệu quả trong khắc phục các vấn đề về tiết niệu, bao gồm cả buồn tiểu liên tục. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo các vị dược liệu có lợi cho tiết niệu như: Cọ lùn, Hạt bí đỏ, Nữ lang, Ô dược, Cỏ đuôi ngựa… Vương Niệu Đan tự tin khắc phục các vấn đề về tiết niệu ở người bệnh do có 3 đích tác động ưu việt: Tác động lên bàng quang: Chiết xuất Varuna của cây Krateuas, chiết xuất Cọ lùn (Vispo ™): Giảm kích thích, tăng lưu lượng bàng quang. Đồng thời, chiết xuất Cỏ đuôi ngựa: Tăng tốc độ làm rỗng bàng quang, tống nước tiểu triệt để. Tác động lên cơ vùng chậu: Chiết xuất Ô dược: Thúc đẩy máu tới các cơ quan tiết niệu, tăng sức khỏe cơ sàn chậu. Tác động đến giấc ngủ: Chiết xuất Hạt bí đỏ và cao Nữ lang: Thư giãn thần kinh, đưa cơ thể vào giấc ngủ nhanh. Theo đó, khi sử dụng Vương Niệu Đan, người bệnh nhanh chóng loại bỏ cảm giác buồn tiểu liên tục, tiểu đêm, tiểu són, mất ngủ… Sản phẩm phù hợp cho nhiều đối tượng, độ an toàn cao do đó bạn nên cân nhắc lựa chọn. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ12

Khắc phục chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới

Tiểu tiện hàng ngày là hoạt động quan trọng nhằm đào thải các chất cặn bã không cần thiết ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, đi tiểu nhiều lần trong ngày lại cảnh báo nhiều nguy hiểm tới sức khỏe. Ở nữ giới, tiểu tiện nhiều lần trong ngày cũng gây ra các triệu chứng không thể xem thường. Mục lụcTiểu tiện bình thường như thế nào?Nguyên nhân gây tiểu tiện nhiều lần ở nữ giớiBàng quang tăng hoạtTổn thương thậnTổn thương bàng quangTổn thương thần kinhNguyên nhân khácTriệu chứng của đi tiểu nhiều lần ở nữ giớiBuồn tiểu khó kiểm soátTiểu sónMất ngủ, căng thẳngĐau tức khi đi tiểuKhắc phục chứng tiểu tiện nhiều lần trong ngày ở phụ nữDùng thuốc Tây yDùng thuốc Đông yĐiều trị ngoại khoaKết hợp thói quen sinh hoạt lành mạnhVương Niệu Đan – Xua tan nỗi lo tiểu tiện nhiều lần ở nữ giới Tiểu tiện bình thường như thế nào? Theo giải phẫu học, hệ tiết niệu là hệ cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình tạo và bài tiết nước tiểu ở người. Ở cơ thể khỏe mạnh, mỗi ngày đi tiểu trung bình 6 – 8 lần, mỗi lần từ 350 – 450ml. Trong đó, tổng lượng nước tiểu thải ra tương tự lượng nước hấp thu vào cơ thể. Nước tiểu đầu tạo thành sau khi đi qua màng lọc của bao Bowman ở thận. Ngoài ra, đặc điểm sinh lý cơ thể cũng góp phần vào điều hòa hoạt động đi tiểu của mỗi người: Ban đêm, mức lọc cầu thận giảm xuống mức tối thiểu, nước tiểu ít được tạo thành. Theo đó, đối với người bình thường, ban đêm, cảm giác buồn tiểu không xuất hiện do đó không đi tiểu vào ban đêm. Số lần đi tiểu tăng trên 8 lần/24h hoặc nhiều hơn 1 lần vào ban đêm được coi là tiểu tiện nhiều lần. Chứng đi tiểu nhiều lần không chỉ làm sức khỏe suy yếu mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống người mắc phải. Ở nữ giới, tiểu tiện nhiều lần còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được khắc phục kịp thời. Nguyên nhân gây tiểu tiện nhiều lần ở nữ giới Hoạt động đi tiểu của cơ thể được chi phối bởi hoạt động của các cơ quan trong tiết niệu và sự quyết định của ý thức. Theo đó, các yếu tố làm tổn thương các cơ quan tiết niệu hoặc tổn thương thần kinh sẽ làm xuất hiện các rối loạn tiểu tiện. Các chuyên gia tiết niệu chỉ ra rằng, tiểu tiện nhiều lần ở nữ giới được gây ra bởi các nguyên nhân sau: Bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là dạng bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Đây là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường là co bóp đột ngột, bất ngờ. Bàng quang bị tăng hoạt giảm khả năng chứa nước tiểu đồng thời dễ bị kích thích. Khi co bóp, áp lực bàng quang xuất hiện nhằm tống nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, bàng quang tăng hoạt làm áp lực xuất hiện kể cả khi bàng quang không đầy. Các cơn buồn tiểu do đó tăng lên nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại giảm xuống đáng kể. Hội chứng bàng quang tăng hoạt bao gồm các triệu chứng tiểu gấp có hoặc không kèm theo tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu đêm… Tổn thương thận Thận là cơ quan đầu tiên thực hiện chức năng tạo nước tiểu. Nhờ đặc điểm cấu tạo của màng lọc, các cơ chế lọc và tái hấp thu khác nhau, thận giúp bài tiết lượng chất hòa tan không có lợi hiệu quả. Khi có tổn thương thận, các quá trình này không diễn ra tối ưu khiến nước tiểu có lẫn nhiều thành phần khác. Chức năng thận suy giảm làm ảnh hưởng đến quá trình tạo và bài tiết nước tiểu. Ngoài ra, tổn thương cũng làm sự tái hấp thu chậm hoặc không diễn ra, nước tiểu kém được cô đặc. Hậu quả là nước tiểu tạo thành nhiều, tần suất đi tiểu tăng kèm theo các thay đổi chỉ số sinh hóa nước tiểu. Một số bệnh lý có thể xuất hiện sau tổn thương thận như: suy thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn tiết niệu… Tổn thương bàng quang Bàng quang là cơ quan chứa đựng nước tiểu. Ở người trưởng thành, khả năng chứa đựng tối đa của bàng quang lên tới 500 – 600ml nước tiểu. Tuy nhiên, khi có 300 – 400ml nước tiểu trong bàng quang sẽ xuất hiện kích thích làm bàng quang co bóp, gây cảm giác buồn tiểu và tống nước tiểu ra ngoài. Có nhiều bệnh lý gây tổn thương bàng quang làm giảm khả năng chứa đựng và co thắt. Tổn thương bàng quang do các nguyên nhân như chấn thương, phẫu thuật, khối u… làm khả năng chứa đựng và co bóp bàng quang suy giảm. Theo đó, bàng quang kém chứa nước tiểu hơn, trong khi khả năng lọc của thận vẫn ổn định, nước tiểu tạo thành vẫn liên tục dẫn xuống bàng quang. Hậu quả là bàng quang thường xuyên tăng co bóp để tổng nước tiểu ra ngoài, gây ra chứng tiểu tiện nhiều lần. Tổn thương thần kinh Như đã biết, thần kinh cũng tham gia vào chi phối hoạt động của bàng quang. Do đó, tổn thương thần kinh chi phối bàng quang cũng gây đi tiểu nhiều lần. Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh làm gián đoạn dẫn truyền chi phối một số bộ phận cơ thể. Một số nguyên nhân gây tổn thương thần kinh là: thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, chấn thương, phẫu thuật… Nguyên nhân khác Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, chứng tiểu tiện nhiều lần ở phụ nữ còn do các yếu tố: Mang thai, sinh con: Mang thai, sinh nở làm tăng áp lực ổ bụng của sản phụ. Theo đó, áp lực bàng quang cũng tăng lên, bàng quang dễ dàng co bóp khi có kích thích hoặc khi nước tiểu vừa đổ xuống gây buồn tiểu liên tục. Uống quá nhiều nước: Giải phẫu học chỉ ra rằng lượng nước thải ra (gồm qua mồ hôi, hơi thở, nước tiểu…) bằng lượng nước cơ thể dung nạp vào mỗi ngày. Trong đó, thải trừ qua thận là chủ yếu và quan trọng nhất. Uống quá nhiều nước đồng nghĩa nước tiểu tạo thành nhiều, quá trình thải trừ tăng do đó tăng tần suất đi tiểu. Uống quá nhiều nước làm tăng thể tích nước tiểu tạo thành. Dùng thuốc có hại cho thận: Các thuốc độc với thận làm suy yếu chức năng của thận. Hậu quả không chỉ gây ra tiểu tiện nhiều lần mà còn có thể làm tổn thương thận không hồi phục. Triệu chứng của đi tiểu nhiều lần ở nữ giới Tiểu nhiều lần ở nữ giới không gây nguy hiểm đến tính mạng song cũng có nhiều tác động tới sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy, tiểu nhiều lần ở phụ nữ có thể kèm theo các biểu hiện: Buồn tiểu khó kiểm soát Người bệnh thường có cảm giác rất muốn đi tiểu, không nhịn được cơn buồn tiểu. Cảm giác buồn tiểu xuất hiện gấp gáp, thôi thúc, khó nhịn được, đòi hỏi người bệnh phải đi tiểu ngay. Cơn buồn tiểu đến bất ngờ, kể cả vào ban đêm làm xuất hiện chứng tiểu đêm. Tiểu són Cũng do buồn tiểu mất kiểm soát, người bệnh thường đi kèm triệu chứng tiểu són. Do các cơn buồn tiểu thường xuất hiện bất chợt, bàng quang co bóp liên tục, trong nhiều trường hợp không kịp thời giải quyết làm nước tiểu rò rỉ ra ngoài gây tiểu són. Tiểu són có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày xong gặp phải nhiều hơn vào ban đêm. Tiểu són xuất hiện cũng gây các trở ngại lớn đối với tâm lý người bệnh. Theo đó, họ dễ bị trầm cảm, tự ti, ngại xuất hiện trước đám đông. Mất ngủ, căng thẳng Do kèm theo chứng tiểu đêm, đồng thời khó kiểm soát khả năng nhịn tiểu, người bệnh đòi hỏi phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu. Lâu dần, thức giấc bất chợt làm thần kinh không được nghỉ ngơi ổn định gây căng thẳng ức chế. Tiểu đêm nhiều lần khiến giấc ngủ chập chờn, tỉnh giấc bất chợt gây mất ngủ. Ngoài ra, thức giấc liên tục cũng khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài gây mất ngủ, suy giảm sức khỏe, nhan sắc… Đau tức khi đi tiểu Triệu chứng này thường gây ra bởi nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu… Do đường dẫn tiểu bị nhiễm trùng, tổn thương, nước tiểu chảy qua ma sát làm sưng viêm, gây đau khi đi tiểu. Đau tức khi đi tiểu kèm thường kèm theo có máu trong nước tiểu. Trong một số trường hợp, đau tức khi đi tiểu kèm theo đái máu đại thể hoặc đái máu vi thể. Tình trạng này cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Khắc phục chứng tiểu tiện nhiều lần trong ngày ở phụ nữ Từ các triệu chứng nói trên, có thể thấy, tiểu tiện nhiều lần ở phụ nữ cần được khắc phục kịp thời. Việc này không chỉ giảm gánh nặng cuộc sống người bệnh mà còn tránh để lại nhiều biến chứng phức tạp. Đi tiểu nhiều lần trong ngày ở phụ nữ có thể được khắc phục bằng các phương pháp như sau: Dùng thuốc Tây y Thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng, có đích tác dụng cụ thể do đó được chỉ định riêng cho từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Một số thuốc tương ứng với nguyên nhân, triệu chứng bệnh là: Kháng sinh được dùng trong nhiễm khuẩn song không nên tự ý sử dụng vì dễ gây tình trạng kháng thuốc. Nhóm thuốc kháng cholinergic (oxybutynin, tolterodine…): giảm nhạy cảm bàng quang quá mức. Nhóm thuốc kháng sinh (Sulfamethoxazole, Trimethoprim, Ofloxacin…): điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm khuẩn. Nhóm thuốc an thần (Lorazepam, Diazepam, Phenobarbital…): cải thiện chứng mất ngủ, căng thẳng, lo âu. Dùng thuốc Đông y Điều trị chứng tiểu nhiều bằng các bài thuốc dược liệu cũng là một trong những phương pháp có hiệu quả cao. Theo Y học cổ truyền, các vị thuốc này có lợi cho thận, ôn thận, lưu thông khí huyết, làm ấm bàng quang… do đó khắc phục bệnh hiệu quả. Các bài thuốc Đông y thường được chỉ định là: Bài thuốc Chân vũ thang Chân vũ thang ra đời dựa trên công dụng của hồi dương, ôn thận của hắc phụ tử và lợi tiểu của bạch truật… Bằng các tỷ lệ phù hợp, Chân vũ thang có tác dụng khắc phục chứng tiểu tiện nhiều lần ở phụ nữ hiệu quả. Cần phân biệt sinh khương (gừng tươi) với can khương (gừng khô) để bài thuốc phát huy đúng công dụng. Nguyên liệu: Thược dược, sinh khương, phục linh: 12g mỗi vị. Bạch truật: 8g. Hắc phụ tử: 10g. Cách làm: Sinh khương đem rửa sạch, thái lát mỏng, sắc trong 650ml nước sạch cùng các vị thuốc còn lại. Đun nhỏ lửa tới khi còn khoảng 150ml nước thì ngừng, gạn lấy nước sắc. Nước sắc chia 3 phần uống trong ngày. Bài thuốc trị đái dầm, đái són Đảng sâm có vị ngọt, tính bình, dùng trong điều trị giảm viêm, ích khí. Nguyên liệu: Tang phiêu tiêu, phá cố chỉ, đảng sâm: mỗi vị 9g. Thỏ ty tử, ích trí nhân, ba kích: mỗi vị 6g. Cách làm: Các vị thuốc trên đem nghiền thành bột mịn, trộn cùng mật ong tạo viên hoàn. Chia các viên hoàn làm 3 lần, sử dụng trong ngày. Bài thuốc bổ thận, tăng cường chức năng của thận Tang diệp (lá cây dâu tằm) có vị ngọt, đắng, tính hàn, quy vào 2 kinh: can, phế. Nguyên liệu: Ngũ gia bì, phòng sâm, thục địa, sơn thù, khiếm thực, bạch truật: 12g. Thỏ ty tử, bạch linh, trạch tả: mỗi vị 10g. Tang diệp: 16g Cách làm: Cho các vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc trong khoảng 30 – 45 phút cùng 700ml nước. Sắc nhỏ lửa tới còn khoảng 150ml nước, loại bỏ bã. Lọc lấy nước sắc, sử dụng trong 24h. Bài thuốc Súc tuyền hoàn (Phụ nhân lương phương) Hoài sơn có tác dụng bổ thận, chỉ khát, dưỡng vị, bổ tỳ. Nguyên liệu: Ô dược, Ích trí nhân, Sơn dược (Hoài sơn), Rượu. Cách làm: Lấy một lượng bằng nhau các vị dược liệu trên, đem tán bột, trong đó: Ô dược sao khô với nước muối, tán bột; Hoài sơn sao khô, tán bột rồi trộn cùng một lượng rượu. Trộn bột các vị dược liệu kể trên, tạo thành viên hoàn, mỗi viên 8g. Chia uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Điều trị ngoại khoa Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Đông y và Tây y, chứng tiểu tiện nhiều lần ở phụ nữ có thể được khắc phục bằng các can thiệp ngoại khoa như đặt vòng nâng bàng quang, phẫu thuật… Trong đó: Vòng nâng pessary dùng trong điều trị bệnh lý cơ sàn chậu. Đặt vòng nâng bàng quang đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi can thiệp sâu. Phẫu thuật chỉ nên áp dụng khi các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị hoặc bệnh xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Phẫu thuật đòi hỏi trình độ chuyên môn, cơ sở kỹ thuật cao đồng thời có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng hậu phẫu do đó cần được tư vấn kỹ càng. Kết hợp thói quen sinh hoạt lành mạnh Song song với các phương pháp dùng thuốc, duy trì thói quen khoa học là điều cần thiết. Việc này không chỉ giúp ích trong điều trị mà còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Chế độ ăn khoa học không chỉ giúp phòng ngừa bệnh mà còn nâng cao sức khoẻ hiệu quả. Một số thói quen cần được duy trì là: Xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ protein, rau xanh, vitamin, khoáng chất… Ăn giảm muối, không uống quá nhiều nước. Không sử dụng đồ cay nóng, dầu mỡ, chứa gas, cồn hoặc cafein… Không cố nhịn tiểu. Tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày. Thăm khám sức khỏe định kỳ tối đa 6 tháng/lần. Vương Niệu Đan – Xua tan nỗi lo tiểu tiện nhiều lần ở nữ giới Ngoài các giải pháp kể trên, sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị hiện nay đang là giải pháp hữu ích cho nhiều chị em. Vương Niệu Đan là sản phẩm phổ biến trong khắc phục chứng tiểu tiện nhiều lần ở nữ giới được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. Vương Niệu Đan được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong điều trị tiểu nhiều lần ở nữ giới. Từ xa xưa, các vị dược liệu đã được sử dụng trong điều trị đi tiểu nhiều lần và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nghiên cứu công dụng của các vị thuốc đó và áp dụng vào y học hiện đại, Vương Niệu Đan ra đời. Sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, gồm dịch chiết các dược liệu quý như Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Cọ lùn, Hạt bí đỏ và Nữ lang… Trong đó: ✔ Chiết xuất Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược (Uvarox): tăng độ giãn bàng quang, thúc đẩy máu lưu thông tới tiết niệu. ✔ Chiết xuất Cọ lùn (Vispo ™): ức chế thụ thể M3 bàng quang. ✔ Chiết xuất Hạt bí đỏ và cao Nữ lang: giảm căng thẳng thần kinh. Theo đó, Vương Niệu Đan có công dụng: Tăng khả năng chứa đựng nước tiểu. Giảm tiểu không kiểm soát, tiểu gấp do nâng cao mức độ nhạy cảm bàng quang. Tăng chống đỡ bàng quang, nâng cao sức khỏe các cơ vùng chậu. Hỗ trợ ngủ ngon giấc, hạn chế tiểu đêm, mất ngủ. Sản phẩm đã được kiểm chứng có độ an toàn, lành tính cao, được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Đây là lựa chọn đáng cân nhắc cho tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ11

[TÌM HIỂU] 5 nhóm thuốc điều trị tiểu không tự chủ phổ biến

Tiểu không tự chủ là triệu chứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy mà cũng sẽ có những thuốc điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây nên bệnh. Bài đọc dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về chứng tiểu không tự chủ và các thuốc điều trị để mọi người có cái nhìn tổng quan về tình trạng bệnh này. Mục lụcTổng quan về chứng tiểu không tự chủNguyên nhân gây tiểu không tự chủCác loại thuốc điều trị tiểu không tự chủThuốc kháng sinhThuốc kháng cholinergicThuốc chẹn alphaThuốc MirabegronThuốc bổ sung estrogenMột số phương pháp giúp làm giảm tiểu không tự chủTập luyện bàng quangBài tập KegelKích thích điệnVương Niệu Đan – Giải pháp cho bệnh nhân tiểu không tự chủ Tổng quan về chứng tiểu không tự chủ Tiểu không tự chủ là tình trạng người mắc mất kiểm soát trong việc bài tiết nước tiểu, có thể gặp ở cả hai giới và ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, theo thống kê, tình trạng này chủ yếu gặp ở người cao tuổi, 30% ở nữ giới và 15% ở nam giới. Tiểu không tự chủ là một triệu chứng đang ngày càng phổ biến hiện nay Bình thường, khi nước tiểu trong bàng quang khoảng 400ml sẽ kích thích bộ phận nhận cảm áp suất, gây ra phản xạ tiểu tiện. Các xung cảm giác kích thích trung tâm phó giao cảm chi phối bàng quang làm co cơ thành bàng quang và giãn cơ trơn. Co cơ thành bàng quang làm áp suất bàng quang tăng, kích thích sợi cảm giác về vỏ não gây cảm giác mót đi tiểu. Dưới sự chỉ đạo của vỏ não, cơ trơn giãn ra gây động tác tiểu tiện. Do đó, tổn thương vỏ não, hôn mê, nhiễm trùng… có thể gây mất phản xạ tiểu tiện, dẫn đến tiểu tiện không tự chủ. ☛ Tìm hiểu đầy đủ: Tiểu không tự chủ là gì? Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ Hiện tượng tiểu không tự chủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên lâm sàng, tiểu không tự chủ được phân làm 5 loại chính dưới đây: Tiểu gấp không tự chủ: là sự rò rỉ nước tiểu (với thể tích từ trung bình tới lớn) ngay khi người bệnh có nhu cầu đi tiểu, chưa kịp đến nhà vệ sinh. Tiểu gấp không tự chủ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là về ban đêm vì khiến người bệnh phải dậy nhiều lần để đi tiểu. Tình trạng này hay gặp ở người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ bị viêm teo âm đạo do tuổi già. Tiểu không tự chủ dưới áp lực: do áp lực ổ bụng tăng đột ngột gây áp lực đè lên bàng quang (ho, hắt hơi, cười…) khiến người bệnh tiểu không tự chủ. Bệnh hay gặp ở phụ nữ sau sinh, nam giới sau khi tiến hành một số thủ thuật (cắt tuyến tiền liệt), người béo phì. Tiểu không tự chủ do bàng quang đầy: tình trạng này xảy ra do bàng quang đầy quá mức trong khi cơ bàng quang yếu khiến người bệnh không thể tự chủ được việc tiểu tiện. Tiểu không tự chủ chức năng: là sự thoát nước tiểu do người bệnh suy yếu về thể chất hoặc giảm nhận thức khiến người bệnh không thể đi vệ sinh kịp. Tiểu không tự chủ phối hợp: là sự kết hợp bất kỳ của các loại trên. Theo đó cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu không tự chủ ở người bệnh, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp: Bàng quang bị kích thích, tăng lượng nước tiểu do sử dụng rượu bia, cà phê, soda và đồ uống có ga… Bệnh lý gây tình trạng tiểu không tự chủ: sỏi bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, u tuyến tiền liệt… Sau khi sinh con: sinh con tự nhiên có thể làm sa sàn cơ sàn chậu do tổn thương thần kinh bàng quang, khiến các cơ quan nằm trong vùng chậu bị lệch khỏi vị trí bình thường dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ. Phụ nữ trong thai kỳ: trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ có thay đổi rất lớn cộng với sự thay đổi về kích thước thai nhi trong vùng chậu có thể gây nên tình trạng tiểu không tự chủ. Tuổi tác: Cơ sàn chậu bị suy yếu, cơ bàng quang bị lão hóa làm cho lượng nước tiểu tích được càng ít, các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên hơn, khiến người cao tuổi muốn đi tiểu nhiều hơn. Tổn thương não gây mất phản xạ tiểu tiện dẫn đến tiểu không tự chủ như: bệnh alzheimer, đột quỵ, bệnh Parkinson… ☛ Tham khảo thêm: Tiểu không tự chủ vào ban đêm có nguy hiểm không? Các loại thuốc điều trị tiểu không tự chủ Thuốc điều trị chứng tiểu không tự chủ có nhiều loại, phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc chính được sử dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt. Thuốc kháng sinh Một số thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam, quinolon… được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do viêm nhiễm đường tiết niệu. Kháng sinh sử dụng trong trường hợp tiểu không tự chủ do nhiễm khuẩn tiết niệu Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị tiểu không tự chủ khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh, cần có sự thăm khám của các bác sĩ, tránh dùng thuốc bừa bãi có thể gây hiện tượng kháng kháng sinh. Thuốc kháng cholinergic Thuốc kháng cholinergic là thuốc có tác dụng ức chế chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Một số thuốc kháng cholinergic bao gồm: Darifenacin, Solifenacin, Fesoterodine, Imipramine… Nhóm thuốc kháng cholinergic làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động và giãn các cơ trơn hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu. Vì vậy, trong điều trị tiểu không tự chủ, thuốc giúp làm giảm áp lực của bàng quang, được sử dụng để điều trị tình trạng tiểu gấp không tự chủ. Tác dụng không mong muốn bao gồm: táo bón, miệng khô, mờ mắt, mặt đỏ… Lưu ý: Thuốc có tác dụng kháng cholinergic mạnh nên cần thận trọng khi sử dụng ở người cao tuổi. Thuốc chẹn alpha Thuốc chẹn alpha là thuốc ức chế giải phóng noradrenalin làm giãn cả động mạch và tĩnh mạch, từ đó gây giảm sức cản ngoại vi. Một số thuốc có thể kể đến là: Alfuzosin, Doxazosin, Prazosin, Silodosin, Tamsulosin, Terazosin… Thuốc chẹn alpha thường được các bác sĩ kê đơn trong điều trị tiểu không tự chủ Trong điều trị tiểu không tự chủ,nhóm thuốc chẹn alpha giúp làm giảm áp lực cổ bàng quang và các cơ tuyến tiền liệt nam giới, giảm thể tích nước tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu, tăng tốc độ dòng chảy, hỗ trợ làm trống bàng quang nhanh hơn. Tác dụng không mong muốn: suy nhược, hạ huyết áp tư thế đứng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa. Thuốc Mirabegron Mirabegron có bản chất là chất chủ vận mạnh, có tác dụng chọn lọc trên beta-3 adrenergic. Thuốc gắn vào thụ thể của beta-3 adrenergic giúp thư giãn cơ bàng quang, tăng lượng nước tiểu được thải ra trong một lần đi tiểu, làm trống bàng quang hoàn toàn. Mirabegron được sử dụng để điều trị tiểu gấp có hoặc không tự chủ, tiểu nhiều lần. Tác dụng không mong muốn: tăng huyết áp, đau đầu, táo bón, tiêu chảy. Thuốc bổ sung estrogen Thiếu hụt estrogen trong thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh là một trong những nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở nữ giới. Thuốc bổ sung estrogen cho nữ giới để điều trị tình trạng này chủ yếu là estrogen liều thấp, tại chỗ dưới dạng kem bôi, miếng dán, thuốc đặt âm đạo. Estrogen là thuốc dành riêng cho nữ giới mắc tiểu không tự chủ Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc bổ sung estrogen có thể gây: ung thư vú, tăng huyết áp… Một số phương pháp giúp làm giảm tiểu không tự chủ Ngoài việc sử dụng thuốc như đã nêu ở trên, người bệnh có thể kết hợp cùng với các phương pháp dưới đây để việc điều trị chứng tiểu không tự chủ có hiệu quả cao hơn. Tập luyện bàng quang Tập luyện bàng quang là tập đi tiểu chu kỳ, thường mỗi lần đi tiểu cách nhau 2-3 giờ. Người bệnh sẽ được nhắc mỗi khi đến giờ đi tiểu (dù có hoặc không có cảm giác buồn tiểu). Ban đầu khi mới luyện tập, khoảng cách giữa các lần đi tiểu là 2-3 giờ, sau đó có thể tăng lên 3-4 giờ khi thức. Việc lên kế hoạch nhắc người bệnh đi tiểu không nên quá cứng nhắc, nên dựa vào lượng nước uống hàng ngày, môi trường làm việc, tuổi tác, dung tích bàng quang… Bài tập Kegel Bài tập Kegel là bài tập tác dụng lên cơ của sàn chậu. Cơ của sàn chậu là các cơ giúp nâng đỡ các cơ quan nằm trong vùng chậu như: bàng quang, niệu đạo, ruột… Bài tập này giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ vùng chậu, kiểm soát được tình trạng tiểu không tự chủ, duy trì chức năng tình dục. Bài tập Kegel hỗ trợ làm giảm tình trạng tiểu không tự chủ hiệu quả Bài tập Kegel được chia ra làm 2 loại riêng dành cho nam giới và nữ giới: Với nữ giới có 4 bài tập phổ biến, dễ thực hiện, hiệu quả cao, có thể thực hiện tại nhà gồm: bài tập co cơ nhanh, bài tập co cơ chậm, bài tập Kegel nằm, bài tập Kegel đứng. Với nam giới thì các bài tập Kegel tư thế nằm được ưu tiên. Điểm giống nhau của các bài tập này là người bệnh cần thực hiện co các cơ vùng chậu từ 5-10 giây, sau đó thả lỏng 10 giây, thực hiện 10 – 15 lần mỗi ngày, mỗi ngày ít nhất 1 lần. ☛ Tham khảo: TOP 7 bài tập tăng cơ sàn chậu Kích thích điện Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng dòng điện để co các cơ chậu vùng chậu từ đó giúp nâng cơ sàn chậu. Phương pháp kích thích điện thường được sử dụng phối hợp cùng các phương pháp trên để điều trị tiểu không tự chủ chức năng. Vương Niệu Đan – Giải pháp cho bệnh nhân tiểu không tự chủ Người gặp tình trạng tiểu không tự chủ thường xấu hổ, tự ti, căng thẳng, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm. Hiểu được nỗi lo đó của người bệnh, Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh đã cho ra đời sản phẩm bảo vệ sức khỏe mang tên Vương Niệu Đan giúp hỗ trợ điều trị tiểu không tự chủ. Vương Niệu Đan – Giải pháp cho bệnh nhân tiểu không tự chủ Vương Niệu Đan ra đời dựa trên ứng dụng nghiên cứu hiệu quả tác dụng của dược liệu trên hệ tiết niệu. Sản phẩm có thành phần gồm: dịch chiết Cọ lùn, Hạt bí đỏ, cao chiết Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Nữ lang. Sản phẩm tác động lên tiết niệu dựa trên 3 cơ chế: Giảm co thắt, tăng độ dãn bàng quang: nhờ tác động từ Uvarox (hỗn hợp gồm chiết xuất Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược) Tăng sức khỏe cơ sàn chậu: từ công dụng của Vispo ™ (chiết xuất Cọ lùn). Cải thiện giấc ngủ: từ tác dụng của Hạt bí đỏ và Nữ lang lên thần kinh. Theo đó, đối với người mắc chứng tiểu không tự chủ, Vương Niệu Đan giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là ở người già, phụ nữ sau sinh, thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh… Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ10

Đi tiểu có bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đi tiểu có bọt là tình trạng xuất hiện các chấm bọt màu trắng nổi từng lớp trong bồn cầu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, bao gồm cả sinh lý và bệnh lý như mất nước, sử dụng thuốc, mắc bệnh thận… Vậy cách điều trị đi tiểu nước tiểu có bọt như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! Đi tiểu có bọt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị? Mục lục Đi tiểu có bọt là gì? Dấu hiệu nhận biết đi tiểu có bọt là gì? Nguyên nhân gây đi tiểu có bọt là gì? Tốc độ đi tiểu nhanh Có chất tẩy rửa trong bồn cầu Cơ thể bị mất nước Sử dụng thuốc Mang thai Protein trong nước tiểu Xuất tinh ngược dòng Đi tiểu nhiều bọt có nguy hiểm không? Khi nào đi tiểu có bọt cần đi khám? Cách khắc phục tình trạng đi tiểu có bọt? Thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt Điều trị nguyên nhân bệnh lý Đi tiểu có bọt là gì? Nước tiểu của người khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt, thành phần gồm nước (chiếm tỷ lệ lớn) và một số muối vô cơ, hợp chất hữu cơ (protein, hormon), các chất chuyển khóa khác… Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới màu sắc cũng như thành phần của nước tiểu như chế độ ăn uống, việc sử dụng thuốc, mắc một số bệnh lý… Đi tiểu có bọt là hiện tượng bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường các lớp bọt nhỏ đến trung bình trong bồn cầu, tạo thành bong bóng màu trắng. Tình trạng này có thể bắt gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em, người trưởng thành đến người già, cả ở nữ giới và nam giới. Dấu hiệu nhận biết đi tiểu có bọt là gì? Nước tiểu xuất hiện các bọt trắng như xà phòng Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu có bọt mà mỗi loại có đặc điểm khác nhau. Nước tiểu sủi bọt thường có màu trắng như xà phòng, có thể tự hết trong thời gian ngắn hoặc lâu tan hơn cần phải xả nhiều lần nước mới hết. Thời điểm nhận thấy nước tiểu bất thường sẽ khác nhau như vào sáng sớm, sau khi quan hệ hay bất cứ lần đi tiểu nào trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị thêm những triệu chứng khác như: Chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ. Thay đổi số lượng nước tiểu. Phù chân, mặt, tay, bụng. Nước tiểu đục, sẫm màu hay có máu. Khi thấy đi tiểu có bọt, bạn nên chú ý đến những dấu hiệu kèm theo để nhận biết sơ bộ tình trạng sức khỏe của mình đến khi thăm khác bác sĩ có thể chẩn đoán và xây dựng phương án điều trị thích hợp nhất Nguyên nhân gây đi tiểu có bọt là gì? Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đi tiểu có bọt, bao gồm tốc độ đi tiểu nhanh, tác dụng với chất tẩy rửa trong bồn cầu, sử dụng thuốc hay mắc một số bệnh lý như bệnh thận, xuất tinh ngược dòng… Tốc độ đi tiểu nhanh Khi bạn nhịn tiểu quá lâu, nước tiểu tồn đọng nhiều sẽ kích thích bàng quang. Đi tiểu với lượng nước tiểu lớn cùng tốc độ đi tiểu nhanh có thể tạo ra nhiều bọt trong bồn cầu. Loại bọt này không phải vấn đề về bệnh lý, thường gặp là vào buổi sáng và nhanh chóng tan biến sau khi đi tiểu (khoảng vài phút). Bởi lượng nước tiểu sau một đêm thường rất lớn lên tới 400ml trong khi đó bình thường chỉ từ 200-300ml. Có chất tẩy rửa trong bồn cầu Chất tẩy rửa hay xà phòng sử dụng cho bồn cầu chứa các chất hoạt động bề mặt gồm hai đầu ưa nước và kỵ nước. Những chất này giúp “bẫy” các túi khí trên bề mặt chất lỏng. Do đó khi nước tiểu gặp xà phòng hay chất tẩy rửa có thể tạo ra bong bóng trong bồn cầu với kích thước khác nhau. Đây là một lý do khá thường gặp tuy nhiên rất nhiều người lại bỏ qua, vì vậy nên kiểm tra kỹ và hỏi người thân của mình có sử dụng chất tẩy rửa bồn cầu hay không để tránh bỏ sót nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu có bọt. Cơ thể bị mất nước Uống quá ít nước trong khi phải vận động kéo dài gây mất nước, đi tiểu có bọt Tình trạng mất nước cũng có thể khiến bạn đi tiểu có bọt do nước tiểu trở lên cô đặc hơn. Điều này xảy ra khi cơ thể được cung cấp quá ít nước trong khi phải vận động với cường độ cao kéo dài. Những triệu chứng kèm theo bao gồm nước tiểu có màu đậm và mùi mạnh hơn. Nhịn đi tiểu và lười uống nước là 2 thói quen không tốt cho sức khỏe đường tiết niệu, nhất là ở trẻ nhỏ. Điều này có thể gây tổn thương đến thận và xuất hiện những bất thường trong nước tiểu. Sử dụng thuốc Việc sử dụng thuốc có nguy cơ để lại một số tác dụng ngoài ý muốn. Trong khi đó các loại thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu có thành phần là phenazopyridine được báo cáo là có thể gây ra tình trạng đi tiểu có bọt. Mang thai Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ sản xuất nhiều chất lỏng hơn, thận phải làm việc quá sức gây rò rỉ protein trong nước tiểu nên mẹ bầu bị đi tiểu có bọt. Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng tiền sản giật là protein trong nước tiểu. Bên cạnh đó còn có huyết áp tăng, cơ thể bị phù nề. Protein trong nước tiểu Đây là nguyên nhân chủ yếu gây đi tiểu nước tiểu có bọt. Protein, phần lớn là albumin có cấu trúc 2 đầu là phần ưa nước và kỵ nước. Khi đi tiểu, phần không ưa nước sẽ bị trồi lên trên bề mặt không khí, chịu áp lực của dòng chảy nước tiểu dẫn đến tích tụ các bong bóng khí và tạo ra bọt. – Bệnh về thận: viêm thận, suy thận Nguyên nhân bệnh lý chủ yếu gây đi tiểu có bọt là do gặp vấn đề về thận Nếu bạn thấy nước tiểu có bọt, điều này thường chứng tỏ rằng có protein niệu. Thận có chức năng lọc chất thải và loại bỏ độc tố ra khỏi máu, trong khi đó giữ lại protein và các chất quan trọng lưu thông trong máu. Tuy nhiên khi bạn gặp một số vấn đề về thận như viêm thận, suy thận… các protein này có thể bị rò rỉ từ thận vào nước tiểu. Đi tiểu có bọt là triệu chứng ban đầu của bệnh thận. Ngoài ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như đi tiểu nhiều, nước tiểu có màu bất thường, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, hụt hơi, sưng tay, chân… – Tiểu đường Tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao khiến thận phải hoạt động quá mức. Điều này làm hệ thống lọc máu bị phá hủy dẫn đến albumin (một loại protein) dễ dàng bài xuất vào nước tiểu nhiều hơn gây đi tiểu nước tiểu có bọt. Ngoài ra, biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường là bệnh thận. Các nephron trong thận được nuôi dưỡng bởi một mạng lưới các mạch máu. Khi tiểu đường không được kiểm soát tốt sẽ làm các tổn thương vi mạch và hệ thống lọc của thận, các protein đi vào nước tiểu dễ dàng hơn. Những triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên, khô miệng, khát liên tục, mệt mỏi… – Huyết áp cao Bệnh huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra các tổn thương tại thận. Huyết áp cao trở nên nghiêm trọng có thể khiến các động mạch xung quanh thận thu hẹp lại, suy yếu và cứng dẫn đến không cung cấp đủ máu cho các mô ở thận. Xuất tinh ngược dòng Nếu như bạn gặp phải tình trạng đi tiểu có bọt sau khi quan hệ, nó có thể là dấu hiệu của bệnh xuất tinh ngược dòng. Tinh dịch bị trào ngược vào bàng quang thay vì xuất tinh khỏi dương vật. Những đối tượng có nguy cơ cao bị xuất tinh ngược dòng gồm người bị phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương dây thần kinh do chấn thương tủy sống, phẫu thuật niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt… Đi tiểu nhiều bọt có nguy hiểm không? Đi tiểu có bọt một vài lần, không phải do nguyên nhân bệnh lý như dòng chảy mạnh, sử dụng thuốc, cơ thể bị mất nước thường không ảnh hưởng tới sức khỏe. Chỉ bằng những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và sinh hoạt là giảm ngay tình trạng này. Tuy nhiên, đi tiểu có bọt nhiều lần xảy ra do nguyên nhân bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận… có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như đột quỵ, xơ vữa động mạch, tổn thương mắt… Khi nào đi tiểu có bọt cần đi khám? Nước tiểu có bọt thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh thận khi các triệu chứng đã trở nặng. Lúc này bạn thường xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau để cảnh báo bệnh. Đến trung tâm y tế nếu thấy các biểu hiện sau: Phù, buồn nôn, nôn. Thay đổi nhiều khi đi tiểu như tăng tần suất đi vệ sinh, cảm thấy đau hoặc nóng rát khi đi tiểu. Nước tiểu có máu, đục. Khó thở, đau lưng dưới. Giảm cảm giác thèm ăn. Sưng ở tay, bàn chân, chân. Nam giới không đạt được cực khoái, không có tinh dịch… Cách khắc phục tình trạng đi tiểu có bọt? Sau khi được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu có bọt, bác sĩ sẽ xây dựng phương pháp điều trị thích hợp cho từng đối tượng cụ thể. Thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt Khi nguyên nhân gây đi tiểu có bọt do sinh lý như dòng chảy mạnh, mất nước thì chỉ với những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và sinh hoạt là bạn có thể cải thiện tốt tình trạng của mình. Ngăn ngừa tình trạng mất nước bằng cách uống nước thường xuyên hơn Chế độ ăn uống Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, nhất là trong thời tiết nắng nóng hoặc khi phải hoạt động cường độ cao, kéo dài. Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng bảo vệ cơ thể. Đối với những người bị bệnh thận cần có chế độ ăn uống lành mạnh, cắt giảm muối, giảm đồ ăn nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng thức uống có cồn, rượu bia… Chế độ sinh hoạt Cải thiện thói quen ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya vì thời gian này giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Học cách quản lý căng thẳng, sắp xếp khung giờ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp. Duy trì cân nặng hợp lý. Tăng hoạt động thể dục thể thao hàng ngày. Giao hợp đúng cách, vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi quan hệ. Không được nhịn tiểu quá lâu tránh tạo áp lực lên bàng quang. Điều trị nguyên nhân bệnh lý Điều trị nguyên nhân bệnh lý để cải thiện tình trạng đi tiểu có bọt – Bệnh thận Với bệnh thận có thể dùng các thuốc điều trị thích hợp cho từng bệnh như viêm thận, suy thận… Với trường hợp thận không thể hoạt động tốt có thể phải lọc máu để loại bỏ các chất thải dư thừa ra bên ngoài. – Tiểu đường, cao huyết áp Bạn có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh thận bằng cách kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đưa ra chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thích hợp cho từng người bệnh. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc điều trị như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci, thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin. để bảo vệ thận khỏi bị tổn thương. – Xuất tinh ngược dòng Bình thường xuất tinh ngược dòng không cần điều trị nếu không ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Tuy nhiên trong một số trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp co bóp cổ bàng quang để tinh dịch không thể chui vào bên trong cơ quan này như brompheniramine, ephedrin, chlorpheniramine… Nếu có bất cứ câu hỏi nào về đi tiểu có bọt cần tư vấn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832. Đội ngũ dược sĩ của vuongnieudan-ditieunhieu.com sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của quý khách. Khi bạn gặp tình trạng đi tiểu có bọt cần để ý xem có xuất hiện những triệu chứng khác hay không. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi cơ thể bị mất nước hay tương tác với chất tẩy rửa bồn cầu thì không cần điều trị. Tuy nhiên nếu có đi kèm với các dấu hiệu khác nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời. Nguồn tham khảo https://www.healthline.com/health/foamy-urine#treatments https://www.medicalnewstoday.com/articles/322171#summary   Chia sẻ12  

Hay tiểu đêm nhiều lần là gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Rất nhiều người phải thức dậy vào ban đêm đi tiểu than phiền rằng giấc ngủ của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện tượng này tiếp diễn dài ngày chắc chắn gây ảnh hưởng tới sức khỏe với nhiều mức độ khác nhau. Vậy tiểu đêm là gì? Nguyên nhân gây tiểu đêm, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi qua những thông tin sau đây nhé. Mục lụcTiểu đêm là gì?Dấu hiệu thường đi kèm với chứng tiểu đêmNhững ai thường mắc phải chứng tiểu đêm?Nguyên nhân của tiểu đêm là gì?Nguyên nhân không do bệnh lýNguyên nhân do bệnh lýChẩn đoán tìm nguyên nhân gây tiểu đêmĐiều trị chứng tiểu đêm hiệu quảĐiều trị nội khoaĐiều trị bằng trị liệu vật lýĐiều trị ngoại khoaTPBVSK Vương Niệu Đan – Giải pháp cải thiện tiểu đêm hiệu quả Tiểu đêm là gì? Bàng quang của người trưởng thành bình thường có thể chứa khoảng 300 – 400 ml dung dịch. Khi bàng quang đầy nước tiểu, sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ để tạo ra phản xạ đi tiểu. Phản xạ này còn có thể được điều hòa bằng thần kinh theo ý muốn. Do đó, vào ban đêm khi đi ngủ thần kinh con người sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp tạo phản xạ đi tiểu để giúp duy trì giấc ngủ ngon. Tiểu đêm được tính là tình trạng tỉnh dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu và xảy ra trong một khoảng thời gian dài. Tình trạng này xảy ra ở cả nam và nữ, thường phổ biến hơn ở người già. Tỷ lệ mắc triệu chứng này gia tăng theo độ tuổi, lên tới 50% ở độ tuổi trên 50. Bởi vậy mà người trưởng thành thường ngủ một mạch tới sáng và hầu như không tiểu đêm. Nếu thức dậy nhiều vào đêm rất có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý nào đó hoặc gặp trục trặc về chức năng sinh lý của cơ thể. ☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu đêm nhiều có sao không? Cách cải thiện đái đêm? Dấu hiệu thường đi kèm với chứng tiểu đêm Thông thường, bạn có thể ngủ từ 6 – 8 tiếng trong đêm mà không cần phải thức dậy để đi tiểu. Nhưng nếu phải thức dậy hơn 1 lần để đi vệ sinh sẽ gây ra gián đoạn chu kỳ giấc ngủ bình thường. Nếu bạn uống quá nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ, đi tiểu đêm nhiều lần là điều bình thường. Chỉ cần bạn điều chỉnh lại lượng nước vào buổi tối thì tình trạng tiểu đêm nhiều lần sẽ hết. Tuy nhiên, nếu tiểu đêm thường xuyên ngay cả khi bạn có lối sống và sinh hoạt lành mạnh thì rất có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý về đường tiết niệu, bàng quang, thận, tuyến tiền liệt hay một số bệnh lý khác như cao huyết áp, tiểu đường, suy tim… Bên cạnh tiểu đêm, bạn còn có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như: Khó tiểu. Cảm giác thường xuyên buồn tiểu. Đi tiểu buốt. Tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm kể cả khi không uống nước. Có thể lẫn máu trong nước tiểu khiến nước tiểu có màu hồng hoặc xuất hiện các cục máu đông. Đau bụng dưới, đau vùng xương chậu, lưng hông. Bàng quang căng tức. Đau bụng dưới, bàng quang căng tức, đau vùng xương chậu, lưng, hông Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, hay cáu gắt, chán ăn… Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Những ai thường mắc phải chứng tiểu đêm? Tiểu đêm là tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện bệnh này bằng cách cảnh giác các yếu tố nguy cơ. Sau đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu đêm: Tuổi tác: Tuổi càng cao có xu hướng đi tiểu nhiều vào ban đêm, điều này lý giải tại sao người cao tuổi dễ phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Tuần hoàn: Suy tim sung huyết, dịch phù trong các mô vào ban ngày do tình trạng suy tim có thể làm tăng số lần đi vệ sinh ban đêm Môi trường/Độc tính: Nhiễm độc thủy ngân (bệnh Amalgam) làm tăng nguy cơ gây tiểu đêm. Hormone: Cường tuyến cận giáp gây ra chứng tiểu đêm thường xuyên. Bệnh lý của các cơ quan: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đối mặt với chứng tiểu đêm. Hô hấp: Chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) Các khối u lành tính: Bệnh u xơ tử cung có thể làm bạn gia tăng tần số đi tiểu và tiểu gấp. Các khối u ác tính: Trong đó phải kể tới bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Nguyên nhân của tiểu đêm là gì? Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm khá đa dạng, có thể đến từ việc mắc các bệnh lý liên quan tới hệ tiết niệu hoặc không do bất kỳ bệnh lý nào. Tuy nhiên, cho dù bất kỳ nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần được chẩn đoán và điều trị sớm dù chỉ là điều trị triệu chứng. Nguyên nhân không do bệnh lý Mang thai: Tiểu đêm có thể là dấu hiệu khi bạn mang thai, có thể xuất hiện đầu thai kỳ và nhiều hơn ở các giai đoạn sau. Khi thai nhi lớn dần lên khiến tử cung ép lên bàng quang khiến bàng quang dễ kích thích gây tiểu đêm. Chứng ngưng thở khi ngủ: Tiểu đêm rất cso thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, chúng xảy ra ngay cả khi bàng quang không chứa đầy nước tiểu. Khi bạn kiểm soát được chứng ngưng thở khi ngủ, tình trạng đi vệ sinh nhiều vào ban đêm cũng sẽ được cải thiện. Lối sống: Thói quen uống nhiều nước vào buổi tối, tiêu thụ rượu bia, đồ uống có chứa caffein quá mức… dễ gây kích thích bàng quang và gây ra tiểu đêm. Tâm lý: Thường xuyên căng thẳng, lo lắng, áp lực trong cuộc sống khiến bạn ngủ không ngon giấc, đường tiết niệu không được nghỉ ngơi tạo ra nhiều nước tiểu hơn làm bạn thường xuyên buồn đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm. Lão hóa: Thực tế, tiểu đêm gặp khá nhiều ở những người trong độ tuổi trung niên, người cao tuổi. Bởi chức năng nội tiết và bài tiết nước tiểu của thận suy yếu. Tuổi càng nhiều, tình trạng tiểu đêm càng rõ rệt và nguy hiểm hơn. Thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây tiểu đêm, đặc biệt là các thuốc lợi tiểu được dùng để điều trị tăng huyết áp hoặc thuốc điều trị phù ngoại biên ở bàn chân và mắt cá. Cơ sàn chậu và vùng chậu suy yếu: Thường gặp ở phụ nữ mang thai và sinh đẻ nhiều lần. Nguyên nhân do bệnh lý Loại bỏ hết các yếu tố sinh lý kể trên, đi tiểu đêm nhiều lần còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến thận, bàng quang, đường tiết niệu…gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, nếu thường xuyên tiểu nhiều về đêm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để hạn chế thấp nhất các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân. Bàng quang tăng hoạt (OAB): Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tiểu đêm ở mọi lứa tuổi. Những người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt sẽ có bàng quang rất nhạy cảm, co bóp ngay cả khi chưa đầy nước tiểu. Điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm. Người bệnh đi tiểu lắt nhắt nhiều lần ngày cũng như đêm, mỗi lần đi có ít nước tiểu nhưng tiểu xong lại có cảm giác muốn đi tiểu ngay. Một số còn có cảm giác són tiểu, tiểu không kiểm soát. Phì đại tuyến tiền liệt: Tiểu đêm ở nam giới nhiều khả năng xuất phát từ việc tuyến tiền liệt phì đại. Khi tuyến tiền liệt sưng phồng, gia tăng kích thước bất thường gây ra những áp lực cho khu vực xung quanh bàng quang, đường tiểu khiến người bệnh liên tục buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày, kể cả ban đêm. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi. Theo thống kê, 18% người mắc bệnh trong độ tuổi từ 40, 50% ở độ tuổi trên 50 và hơn 90% ở những người trên 80 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi, thậm chí trong độ tuổi thanh thiếu niên. Nhiễm trùng đường tiết niệu: Hiện tượng nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí, bộ phận nào trong hệ tiết niệu như bàng quang, niệu đạo, niệu quản… có thể khiến bạn đối mặt với tình trạng tiểu đêm. Một số triệu chứng khác kèm theo như cảm giác buồn đi tiểu liên tục, mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu khá ít kèm theo đau buốt, khó chịu. Màu sắc của nước tiểu bất thường, đau bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu, đau mỏi lưng… U xơ tử cung: Khi khối u xơ phát triển dần lên gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu khiến nữ giới thường xuyên đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm. Nếu khối u nằm trên đường tiết niệu sẽ gây cản trở hoặc làm tắc nghẽn dòng nước tiểu khiến bạn đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu xong lại muốn đi tiểu ngay… Nữ giới ở độ tuổi sinh sản từ 25 – 35, béo phì, cường estrogen hoặc không sinh nở… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh sỏi thận: Sỏi thận không cố định ở một chỗ mà có thể di chuyển liên tục từ thận xuống bàng quang. Các viên sỏi trong thận gây kích thích bàng quang, khiến bàng quang phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, sự xuất hiện của sỏi cũng làm tắc đường tiểu, sỏi thận cọ xát vào đường nước tiểu gây tổn thương, đau rát khiến người bệnh bị đi đái nhiều, đái buốt, đái rắt, đãi ngắt quãng… Viêm bàng quang kẽ: Khi mắc bệnh viêm bàng quang kẽ, bàng quang bị suy yếu và tổn thương gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Không chỉ suy giảm nghiêm trọng chức năng bàng quang mà bệnh còn gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục do mỗi lần quan hệ có cảm giác đau rát. Tiểu đường tuýp 2: Lượng đường huyết dư thừa trong máu sẽ có xu hướng di chuyển về thận, kéo theo đó là lượng nước trong cơ thể. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị chứng tiểu đêm “hành hạ” Bệnh lý khác: Tiểu đêm nhiều lần có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác như suy thận, đường tiết niệu có dị vật, ung thư bàng quang, nhiễm trùng âm đạo, sa tử cung… ☛ Tham khảo thêm: Đái nhiều có phải do thận yếu? Để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tính mạng, bạn hãy đến ngay những cơ sở y tế để các bác sĩ có chuyên môn kiểm tra sớm nhằm có phương án điều trị phù hợp. Chẩn đoán tìm nguyên nhân gây tiểu đêm Chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu đêm có thể gặp khó khăn. Do đó, bạn cần ghi chép lại những gì bạn uống và số lượng bao nhiêu cùng với mức đi tiểu thường xuyên. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách đánh giá các triệu chứng mà bạn gặp phải, thực hiện kiểm tra thể chất. Bên cạnh đó, bác sĩ cần thêm một số thông tin như sau: Tiểu đêm bắt đầu từ khi nào? Bạn phải dậy bao nhiêu lần để đi tiểu? Cơ thể bạn có tạo ra ít nước tiểu hơn trước không? Có gặp tai nạn hoặc làm ướt giường không? Điều gì khiến triệu chứng này nghiêm trọng hơn không? Có triệu chứng nào khác không? Thuốc nào đang dùng không? Có tiền sử mắc bệnh bàng quang hay tiểu đường không? Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm như: Đo đường huyết (để xem bạn có bị bệnh tiểu đường hay không) Xét nghiệm urê máu Cấy nước tiểu Nghiệm pháp cho nhịn uống nước Kiểm tra bằng hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm. Điều trị chứng tiểu đêm hiệu quả Như các thông tin đã đề cập ở trên, tiểu đêm nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm của cơ thể. Do đó, để biết chính xác nguyên nhân bạn cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra. Dựa trên thăm khám, xét nghiệm bác sĩ mới có thể kết luận chính xác nguyên nhân gây tiểu đêm của bạn là gì. Và từ đó có phương án để điều trị phù hợp. Điều trị nội khoa Đây là phương án tương đối đơn giản và tiết kiệm hiện nay. Phương pháp này dành cho những người bệnh được chẩn đoán tiểu đêm nhiều lần do mắc bệnh viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ hay u xơ tử cung… ở mức độ nhẹ. Bên cạnh dùng thuốc chuyên dụng đặc trị bệnh, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc làm giãn cơ trơn bàng quang, tăng cường lưu thông máu tới thận và bàng quang, ngăn chặn tăng trương cơ lực. Ngoài ra, nếu thường xuyên bị mất ngủ do tiểu đêm, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc an thần. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng, cách dùng mà bác sĩ chỉ định nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao. Không được tự ý mua thuốc bên ngoài hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nếu trong thời gian sử dụng thuốc có xuất hiện một số triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được các chuyên gia kịp thời kiểm tra. ☛ Tham khảo thêm tại: Bị tiểu đêm nhiều uống thuốc gì hiệu quả? Điều trị bằng trị liệu vật lý Tiểu đêm nhiều lần do mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu… ở mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu. Dựa trên nguyên lý hấp thu nhiệt, sử dụng nguồn sóng ngắn và năng lượng lớn nhằm loại bỏ mầm bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát. So với dùng thuốc, phương pháp này có hiệu quả nhanh hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn cơ sở y tế tin cậy để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn. Điều trị ngoại khoa Với những trường hợp như u xơ tử cung ở nữ quá lớn hoặc sỏi thận ngày càng nặng đe dọa tới chức năng hoạt động của cơ quan xung quanh, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ đưa ra phương án phẫu thuật thích hợp. Lưu ý khi điều trị: Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý thêm một số điểm sau đây: Uống ít nước trước khi đi ngủ. Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia… bởi chúng thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu. Tránh ăn các thực phẩm như đồ cay nóng, chocolate, cháo hoặc các đồ ăn lợi tiểu. Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Không dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê… có thể gây tiểu nhiều vào ban đêm. TPBVSK Vương Niệu Đan – Giải pháp cải thiện tiểu đêm hiệu quả Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang. Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu . Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện. Cải thiện giấc ngủ. Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng. Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Tiểu đêm có thể được điều trị triệt để nếu tìm ra nguyên nhân gốc rễ và điều trị sớm. Do đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để xác định được nguyên nhân của nó và có hướng điều trị hiệu quả. Chia sẻ12

Đi tiểu nhiều nước tiểu trong có nguy hiểm không?

Hoạt động tiểu tiện diễn ra hàng ngày nhằm đào thải các chất thải hoà tan ra khỏi cơ thể. Màu sắc nước tiểu góp phần thể hiện sức khỏe tiết niệu cũng như cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Trong đó, đi tiểu nhiều nước tiểu trong là một dấu hiệu bất thường mà người bệnh cần chú ý. Mục lụcSinh lý tiểu tiện ở người bình thườngNguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần nước tiểu trongGiảm nồng độ urochrome trong nước tiểuTổn thương bàng quangTổn thương thậnTổn thương thần kinh chi phối tiết niệuDùng thuốc lợi tiểuCác bệnh lý khácĐi tiểu nhiều lần nước tiểu trong có biểu hiện gì?Khó nhịn tiểuTiểu sónMất ngủĐi tiểu nhiều nước tiểu trong có nguy hiểm không?Khắc phục tình trạng tiểu tiện nhiều lần nước tiểu trongDùng thuốc Tây yDùng thuốc Đông yThực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnhCan thiệp ngoại khoaVương Niệu Đan – Giải pháp hữu hiệu cho đi tiểu nhiều nước tiểu trong Sinh lý tiểu tiện ở người bình thường Nước tiểu được tạo thành nhờ thận, chứa đựng tại bàng quang và được tống ra ngoài thông qua niệu quản. Quá trình tạo và bài tiết nước tiểu được giải thích như sau: Đơn vị cấu trúc và chức năng của thận được gọi là nephron, cấu tạo gồm tiểu cầu thận và ống thận. Mỗi thành phần thực hiện một chức năng khác nhau: Máu từ tiểu động mạch đến đi đến tiểu cầu thận liên tục đẩy huyết tương đi qua bao Bowman. Do kích thước lỗ lọc và sự tích điện tại màng lọc, huyết tương và các tế bào máu được giữ lại. Các thành phần khác gồm phân tử nhỏ tan trong nước, glucose, ion, creatinin, acid amin… đi qua màng lọc tạo dịch lọc (nước tiểu đầu). Nước tiểu chứa đựng tại bàng quang và được thải ra ngoài khi cơ bàng quang co bóp. Sau khi đi qua cầu thận, dịch lọc từ từ đi qua hệ thống ống thận (gồm ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa). Tại đây xảy ra sự tái hấp thu và bài tiết một số chất. Trong đó, nước, điện giải và các chất chuyển hoá được được tái hấp thu lại vào cơ thể, đồng thời bài tiết sản phẩm có hại qua huyết tương đổ vào dịch ống. Theo đó, nước tiểu cô đặc chỉ chứa những chất không có lợi cho cơ thể. Nước tiểu đổ vào bể thận, theo niệu quản xuống bàng quang. Khi bàng quang chứa đựng 300 – 400ml nước tiểu sẽ xuất hiện kích thích làm bàng quang co bóp và đẩy nước tiểu ra ngoài. Nước tiểu bình thường có màu vàng do chứa sắc tố urochrome. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước tiểu trong, không có máu. Tình trạng này xuất hiện kèm đi tiểu nhiều lần cảnh báo những ảnh hưởng sức khỏe đáng lưu ý. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường? Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần nước tiểu trong Đi tiểu nhiều nước tiểu trong làm rối loạn nhịp sinh học bình thường của cơ thể. Theo các chuyên gia, bệnh có thể bị gây ra bởi các nguyên nhân: Giảm nồng độ urochrome trong nước tiểu Lượng sắc tố urochrome trong nước tiểu quyết định màu sắc nước tiểu. Khi nồng độ chất này giảm hoặc không có sẽ làm nước tiểu trong. Nồng độ urochrome giảm chủ yếu do bệnh nhân uống quá nhiều nước trong ngày làm tăng lượng nước tiểu. Trong khi đó, khả năng phân giải tạo urochrome không thay đổi khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần nước tiểu trong. Sắc tố urochrome là sắc tố đầu tiên quyết định màu sắc nước tiểu. Ngoài ra, nước tiểu trong cũng do giảm khả năng tạo sắc tố urochrome. Trường hợp này xảy ra do các bệnh lý tại gan làm giảm hoặc mất khả năng chuyển hoá tạo sắc tố. Tổn thương bàng quang Bàng quang khỏe mạnh chứa đựng được 500 – 600ml nước tiểu, có khả năng kiềm chế cơn buồn tiểu cũng như co bóp tống nước tiểu ra ngoài. Sức khỏe bàng quang quyết định nhiều tới số lần và lượng nước tiểu của cơ thể do đó tổn thương bàng quang trực tiếp làm rối loạn vai trò này. Có nhiều bệnh lý gây tổn thương bàng quang làm giảm khả năng chứa đựng và co thắt. Tổn thương bàng quang làm bàng quang giảm sức chứa hoặc tăng nhạy cảm với các kích thích. Theo đó, khả năng kiểm soát cơn buồn tiểu giảm sút đồng thời bàng quang dễ xuất hiện cảm giác mót tiểu. Trong khi đó, sức chứa bàng quang giảm, bàng quang thường xuyên bị đầy, co bóp tăng để thôi thúc nước tiểu ra ngoài. Hậu quả là người bệnh khó kiểm soát hoạt động tiểu tiện gây tiểu nhiều. Một số bệnh lý gây tổn thương bàng quang như: bàng quang tăng hoạt, viêm bàng quang, ung thư bàng quang, chấn thương… Tổn thương thận Tổn thương thận do nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới quá trình lọc và tái hấp thu của nephron. Các yếu tố này làm thay đổi kích thước lỗ lọc khiến trong nước tiểu có những thành phần “lạ” gây thay đổi màu sắc nước tiểu. Ngoài ra, tổn thương cũng làm giảm sự tái hấp thu tại ống thận. Hậu quả là nước tiểu không được cô đặc, lượng nước tiểu lớn gây tiểu nhiều. Tổn thương thần kinh chi phối tiết niệu Bên cạnh hoạt động của các cơ quan, sinh lý tiểu tiện cũng được chi phối bởi hệ thần kinh. Chúng tham gia vào điều hoà sự tái hấp thu, bài tiết cũng như các phản xạ của bàng quang. Dẫn truyền xung thần kinh giúp điều hoà, chi phối các hoạt động trong cơ thể. Khi có tổn thương, những tín hiệu và dẫn truyền xung thần kinh bị ngắt quãng. Do đó, bàng quang không được kiểm soát bởi thần kinh gây rối loạn hoạt động, tăng co bóp… Dùng thuốc lợi tiểu Thuốc lợi tiểu là thuốc tăng đào thải nước tiểu, dùng trong điều trị phù giữ muối nước do tăng huyết áp, suy thận… Các thuốc này ngăn chặn sự tái hấp thu đồng thời tăng bài tiết nước tiểu. Kết quả là lượng nước tiểu tạo ra tăng lên đáng kể, kéo theo giảm thời gian làm đầy bàng quang gây buồn tiểu liên tục. Các bệnh lý khác Đái tháo đường và đái tháo nhạt là hai loại bệnh phổ biến gây ra tiểu tiện nhiều lần nước tiểu trong. Bệnh xuất hiện do các rối loạn hormone trong cơ thể, gây ra tình trạng đa niệu. Hai bệnh này còn kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm lên các mạch máu lớn, mạch máu nhỏ… do đó cần phát hiện kịp thời. Đi tiểu nhiều lần nước tiểu trong có biểu hiện gì? Đi tiểu nhiều nước tiểu trong có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, không phân biệt giới tình. Bệnh xuất hiện làm ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt, chất lượng cuộc sống người mắc phải. Tiểu nhiều nước tiểu trong cũng kèm theo các biểu hiện: Mất ngủ thường xuyên gây căng thẳng thần kinh, dễ cáu gắt, suy nhược cơ thể. Khó nhịn tiểu Bàng quang thường xuyên bị đầy do đó thường xuyên tăng co bóp để bài tiết nước tiểu. Lâu dần, bàng quang suy yếu làm giảm khả năng nhịn tiểu. Tiểu són Hậu quả sau cùng của bàng quang suy yếu là tiểu són. Lúc này, các cơ trơn bàng quang mất nhạy cảm với ý thức, khi có kích thích lập tức co bóp tống nước tiểu ra ngoài. Mất ngủ Song song với triệu chứng đi tiểu nhiều là sự ảnh hưởng đến thần kinh gây mất ngủ. Nguyên nhân do tiểu nhiều lần kèm theo xuất hiện cơn buồn tiểu vào ban đêm. Người bệnh lại khó kiểm soát cơn buồn tiểu nên phải đi tiểu ngay. Điều này khiến bệnh nhân phải thức giấc giữa đêm, khó đi vào giấc ngủ lại gây mất ngủ. ☛ Tham khảo thêm: Tiểu nhiều mất ngủ là gì? Đi tiểu nhiều nước tiểu trong có nguy hiểm không? Đi tiểu nhiều, nước tiểu trong ban đầu có thể là dấu hiệu của cơ thể dung nạp đủ nước. Tuy nhiên, sự kéo dài tình trạng này lại có những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Đi tiểu nhiều nước tiểu trong làm rối loạn sức khỏe, cuộc sống người bệnh song không quá nguy hiểm. Phát hiện sớm và khắc phục kịp thời mang lại nhiều tích cực trong điều trị bệnh. Do đó, người bệnh không nên chủ quan với sức khỏe của mình, hãy đi khám để sớm có hướng chữa trị. Tiểu nhiều lần nước tiểu trong không nguy hiểm song cần đi khám kịp thời. Bên cạnh đó, kéo dài tình trạng tiểu nhiều nước tiểu trong còn kèm theo các biến chứng nguy hiểm: Trầm cảm, căng thẳng, stress. Suy thận mạn tính. Nhiễm khuẩn tiết niệu… Một vài xét nghiệm đơn giản sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các chuyên gia sẽ có những chỉ định đúng đắn để giải quyết vấn đề của người bệnh. Do vậy, hãy tới cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện lạ để bảo vệ sức khỏe của mình. Khắc phục tình trạng tiểu tiện nhiều lần nước tiểu trong Một số biện pháp dưới đây giúp khắc phục tình trạng tiểu tiện nhiều lần nước tiểu trong hiệu quả: Dùng thuốc Tây y Các thuốc Tây y sử dụng trong điều trị bệnh mang hiệu quả cao do có đích tác dụng chính xác. Tùy vào vị trí tổn thương gây nên triệu chứng bệnh mà có các nhóm thuốc khác nhau. Các nhóm thuốc khác nhau có đích tác dụng khác nhau. Một số nhóm thuốc phổ biến là: Nhóm thuốc kháng viêm: điều trị viêm nhiễm gây tổn thương thận, bàng quang… Nhóm thuốc kháng sinh: dùng trong trường hợp tổn thương tiết niệu do vi khuẩn. Nhóm thuốc chẹn thụ thể muscarinic: sử dụng khi bàng quang nhạy cảm quá mức. Nhóm thuốc hồi phục chức năng gan… Dùng thuốc Đông y Các vị dược liệu sử dụng trong điều trị bệnh có tác dụng chủ yếu lên thận. Chúng có khả năng tăng lưu thông khí huyết, bổ máu, bổ thận, cải thiện sức khỏe bàng quang… Nhờ vậy, các bài thuốc này làm ổn định lại chức năng tạo, bài tiết cũng như chứa đựng nước tiểu. Sử dụng theo đúng chỉ dẫn sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Cầu kỷ tử, sinh khương, tang diệp, hoài sơn… là những vị thuốc có ích cho thận. Các bài thuốc thường áp dụng trong khắc phục bệnh là. Chân vũ thang. Bài thuốc bổ thận, tăng cường chức năng của thận. Bài thuốc Súc tuyền hoàn (Phụ nhân lương phương). Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người nói chung và người bệnh nói riêng. Thói quen khoa học hợp lý góp phần nâng cao sức đề kháng đồng thời giúp ích trong điều trị bệnh. Theo đó, người bị tiểu tiện nhiều nước tiểu trong cần: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh mang lại một cơ thể khoẻ khoắn, giàu sức đề kháng. Duy trì chế độ ăn khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế ăn mặn, đồ chứa nhiều cồn, cafein, dầu mỡ, đồ cay nóng… Không cố nhịn tiểu. Tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày. Can thiệp ngoại khoa Phẫu thuật là biện pháp can thiệp ngoại khoa thường được lựa chọn cuối cùng trong khắc phục bệnh. Biện pháp này đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến hiện đại và trình độ chuyên môn cao. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật khi các biện pháp can thiện trên không mang lại nhiều ý nghĩa. Phẫu thuật tiềm ẩn nhiều biến chứng hậu phẫu do đó cần được tư vẫn kỹ càng. Vương Niệu Đan – Giải pháp hữu hiệu cho đi tiểu nhiều nước tiểu trong Ngoài các biện pháp trên, dùng Vương Niệu Đan hiện cũng là một phương pháp khắc phục chứng tiểu nhiều nước tiểu trong hiệu quả. Đây là sản phẩm có nguồn gốc dược liệu được đông đảo người bệnh và chuyên gia y tế khuyên dùng. Vương Niệu Đan đã được nghiên cứu và cấp phép bởi Bộ y tế. Vương Niệu Đan ra đời dựa trên ứng dụng nghiên cứu hiệu quả tác dụng của dược liệu trên hệ tiết niệu. Sản phẩm có thành phần gồm: dịch chiết Cọ lùn, Hạt bí đỏ, cao chiết Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Nữ lang. Sản phẩm tác động lên tiết niệu dựa trên 3 cơ chế: Giảm co thắt, tăng độ dãn bàng quang: nhờ tác động từ Uvarox (hỗn hợp gồm chiết xuất Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược) Tăng sức khỏe cơ sàn chậu: từ công dụng của Vispo ™ (chiết xuất Cọ lùn). Cải thiện giấc ngủ: từ tác dụng của Hạt bí đỏ và Nữ lang lên thần kinh. Theo đó, đối với người tiểu tiện nhiều lần nước tiểu trong, Vương Niệu Đan giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Người bệnh giảm thiểu các cơn buồn tiểu không kiểm soát, hạn chế tiểu đêm cũng như có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng sản phẩm để đảm bảo an toàn trong điều trị. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ12

Loading...