Tiểu không tự chủ là một căn bệnh gây nhiều khó chịu cho người mắc phải. Bệnh không chỉ làm rối loạn sức khỏe, đời sống sinh hoạt mà cả tâm sinh lý bệnh nhân. Tiểu không tự chủ kéo dài còn tăng khả năng mắc các bệnh liên quan khác. Mục lụcTiểu không tự chủ là gì?Tiểu không tự chủ là bệnh gì?Chứng sa sút trí tuệSảngĐột quỵ, liệt ngườiUng thư tuyến tiền liệtNhiễm khuẩn tiết niệuHẹp niệu đạoThoát vị đĩa đệm chèn ép đám rối thần kinhBiểu hiện của tiểu không tự chủBuồn tiểu khó nhịn đượcTăng số lần đi tiểuTiểu rắt, nhỏ giọtĐau khi đi tiểuRò rỉ nước tiểu khi ngủTiểu không tự chủ có nguy hiểm không?Đối tượng nguy cơ mắc tiểu không tự chủĐiều trị tiểu không tự chủDùng thuốcNâng cao sức khỏe cơ vùng chậuSử dụng thiết bị hỗ trợPhẫu thuậtPhòng ngừa tiểu không tự chủ như thế nào?Vương Niệu Đan – Xua tan nỗi lo tiểu không tự chủ Tiểu không tự chủ là gì? Tiểu không tự chủ (còn được gọi là tiểu không kiểm soát, tiểu són) là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài một cách bất ngờ, không kiểm soát được. Bệnh xuất hiện với những cơn buồn tiểu gấp gáp, thôi thúc người bệnh phải đi tiểu ngay, mất khả năng nhịn tiểu. Đi tiểu không tự chủ có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Tiểu không tự chủ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính song phụ nữ và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh hơn cả. Ngày nay, bệnh càng trở nên phổ biến và đang có xu hướng trẻ hoá. Tình trạng tiểu mất kiểm soát xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, cơ chế gây bệnh chung của các nguyên nhân này là gây tổn thương lên hệ tiết niệu – hệ cơ quan đảm nhận vai trò tạo và bài tiết nước tiểu. Bình thường, hệ tiết niệu (gồm thận và đường dẫn niệu) hoạt động liên tục để lọc máu tạo nước tiểu và các chất hoà tan, độc hại dư thừa đẩy ra bên ngoài. Người khỏe mạnh đi tiểu 6 – 8 lần/24h và có thể dễ dàng kiểm soát được cơn buồn tiểu. Trong trường hợp bệnh lý, khả năng nhịn tiểu suy giảm hoặc mất đi, người bệnh dễ bị tiểu són, tiểu không tự chủ. Khi đó, bệnh nhân gặp phải những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe, đồng thời chất lượng cuộc sống cũng giảm đi rõ rệt. ☛ Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều lần không kiểm soát là gì? Tiểu không tự chủ là bệnh gì? Tiểu không tự chủ được phân thành 5 loại chính. Tuỳ vào từng đối tượng và nguyên nhân khác nhau mà loại bệnh mắc phải khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung tiểu tiện không tự chủ đều là biểu hiện của các bệnh phức tạp khác, cụ thể như sau: Chứng sa sút trí tuệ Sa sút trí tuệ là sự rối loạn, suy giảm nhận thức toàn bộ, mạn tính và thường không có khả năng hồi phục. Chứng sa sút trí tuệ có thể gặp ở mọi lứa tuổi song gây ảnh hưởng nặng nề nhất lên người cao tuổi. Sa sút trí tuệ thường gặp ở người già gây rối loạn nhận thức. Bệnh xuất hiện do sự thay đổi cấu trúc giải phẫu trong não khiến các trung tâm thần kinh bị tổn thương. Người bị sa sút trí tuệ không nhận ra nhu cầu đi tiểu, không nhớ đường tới nhà vệ sinh… gây đi tiểu không kiểm soát, tiểu són không nhận thức được. Sảng Sảng là một dạng bệnh gây rối loạn nhận thức tương tự chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, nguyên nhân gây sảng thường do một bệnh cấp tính hoặc ngộ độc thuốc và có khả năng hồi phục. Đột quỵ, liệt người Hậu quả của các bệnh này thường là bệnh nhân mất đi khả năng vận động, đi lại. Trong khi đó, có thể đường dẫn truyền thần kinh và đường niệu cần để duy trì sự tự chủ vẫn bình thường. Đột quỵ không được cứu chữa đúng cách làm rối loạn cảm giác và vận động. Theo đó, người bệnh không có khả năng thực hiện hành động đi tiểu gây ra tiểu không tự chủ. ☛ Tìm đọc thêm: Tiểu không tự chủ ở người già Ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tiền liệt tuyến là dạng ung thư duy nhất gồm hai thể: thể có biểu hiện lâm sàng và thể ẩn. Bệnh xuất hiện phổ biến ở nam giới, nhất là nam giới trên 50 tuổi. Ung thư còn được hiểu là các khối u ác tính, hình thành do sự tăng trưởng quá mức của tế bào. Hậu quả là các tế bào to ra bất thường, khiếm khuyết chức năng và lấn át các tế bào lành tính khác. Theo đó, khối u ác tính trên tiền liệt tuyến làm hẹp lòng ống dẫn tiểu, tổn thương các dây thần kinh tại đó gây tiểu tiện không tự chủ. Nhiễm khuẩn tiết niệu Nhiễm khuẩn tiết niệu có hai dạng: nhiễm khuẩn tiết niệu trên và nhiễm khuẩn tiết niệu dưới. Đây là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương tiết niệu do vi khuẩn gây nên. Nhiễm khuẩn tiết niệu gây đau đớn khi đi tiểu. Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể được điều trị triệt để, song để kéo dài, niệu đạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó, dây thần kinh dẫn truyền cảm giác, vận động tới tiết niệu bị tổn thương gây mất nhận cảm cảm giác buồn tiểu. Hẹp niệu đạo Hẹp niệu đạo là dạng bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải do nhiều nguyên nhân như: chấn thương, phẫu thuật… Bệnh biểu hiện bởi sự sẹo hóa niêm mạc niệu đạo trước làm đường niệu nhỏ hẹp. Khi niệu đạo bị hẹp đáng kể, nước tiểu sẽ khó hoặc không thoát được ra ngoài, gây ảnh hưởng lên bàng quang. Lâu dần, người bệnh xuất hiện tiểu không tự chủ do suy giảm chức năng bàng quang. Thoát vị đĩa đệm chèn ép đám rối thần kinh Tương tự nhiễm khuẩn tiết niệu, thoát vị đĩa đệm chèn ép đám rối thần kinh cũng làm tổn thương không hồi phục các dây thần kinh tại vị trí thoát vị. Trong khi đó, đám rối thần kinh này lại tham gia điều hoà hoạt động co bóp của cơ trơn bàng quang. Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh làm gián đoạn dẫn truyền chi phối một số bộ phận cơ thể. Theo đó, người bị thoát vị đĩa đệm kèm theo rối loạn hoạt động bàng quang, bàng quang giảm khả năng tống nước tiểu lâu dần khiến buồn tiểu không kiểm soát. Hậu quả là bàng quang bị đầy nhưng giảm khả năng tống nước tiểu. Tình trạng kéo dài gây tiểu không kiểm soát. Biểu hiện của tiểu không tự chủ Mặc dù các đối tượng mắc các loại bệnh khác nhau song nhìn chung, người bệnh đều có những triệu chứng: Buồn tiểu khó nhịn được Bình thường, cảm giác buồn tiểu xuất hiện khi bàng quang đầy hoặc gần đầy và cơ thể có thể có những chi phối để nhịn tiểu. Nhất là trong những tình huống cấp bách như cuộc họp, nơi đông người… thì khả năng nhịn tiểu đóng vai trò quan trọng. Người bệnh thường xuyên có cảm giác thôi thúc, gấp rút muốn đi tiểu. Tuy nhiên, đối với người bệnh, khả năng này mất đi. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy buồn tiểu một cách thôi thúc, gấp gáp đòi hỏi phải đi tiểu ngay. Các cơn buồn tiểu xuất hiện bất chợt, ngay cả khi bàng quang không bị đầy. Tăng số lần đi tiểu Kèm với cảm giác buồn tiểu không kiểm soát, số lần đi tiểu của người bệnh cũng tăng lên. Khảo sát cho thấy bệnh nhân đi tiểu trên 8 lần/ngày và thường đi nhiều vào ban đêm. Tìm hiểu thêm: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Tiểu rắt, nhỏ giọt Tần suất đi tiểu trong ngày tăng lên song lượng nước tiểu mỗi lần lại giảm thiểu đáng kể, thậm chí là không có. Người bệnh có thể chỉ tiểu 100 – 200ml mỗi lần, tiểu rắt, đôi khi nhỏ giọt. Số lần đi tiểu tăng tuy nhiên lượng nước tiểu thường ít, nhỏ giọt. Đau khi đi tiểu Xuất hiện khi nguyên nhân gây tiểu không tự chủ do nhiễm trùng, sỏi hoặc tổn thương đường niệu. Theo đó, khi rặn tiểu, dòng nước tiểu đi qua các vị trí tổn thương gây đau. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tiểu ra máu. Rò rỉ nước tiểu khi ngủ Ban đêm, hệ thần kinh nghỉ ngơi, giảm điều khiển hoạt động nhịn tiểu của cơ thể. Ngoài ra, bàng quang có tổn thương, suy yếu khiến dễ nhạy cảm, co thắt. Vì vậy, chỉ cần bàng quang đầy, nước tiểu dễ dàng rò rỉ gây ra tiểu són. Tiểu són có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, xong thường gặp nhiều hơn vào ban đêm. Không chỉ vậy, trong trường hợp bệnh lý, dung tích bàng quang giảm. Do đó, chỉ cần lượng nhỏ nước tiểu cũng đủ lấp đầy bàng quang và làm rò rỉ nước tiểu. Tiểu không tự chủ có nguy hiểm không? Tiểu không tự chủ làm chất lượng cuộc sống người bệnh giảm sút song ít gây nguy hiểm đe doạ tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, không thể coi nhẹ tình trạng này bởi những tác động tiêu cực nó mang lại là thường xuyên và bất ngờ. Theo khảo sát cho thấy, bệnh nhân bị tiểu không tự chủ thường có những ảnh hưởng: Mất ngủ, tinh thần sa sút, kiệt quệ. Căng thẳng, stress, hay cáu gắt, mệt mỏi. Sống khép mình, tự ti, xấu hổ, trầm cảm. Tăng gánh nặng cho người chăm sóc… Không chỉ vậy, tiểu không tự chủ kéo dài đồng nghĩa cảnh báo có những tổn thương khó hồi phục. Các bệnh lý phức tạp mắc phải sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị hơn, gây tốn kém cả về thời gian và tiền của. Mỗi người nên để tâm tới sức khỏe của mình và đi khám sớm nhất có thể. Việc thăm khám bác sĩ kịp thời giúp phát hiện sớm bệnh, thúc đẩy bệnh nhanh chóng được đẩy lùi. ☛ Tham khảo thêm: Tiểu không tự chủ vào ban đêm có nguy hiểm không? Đối tượng nguy cơ mắc tiểu không tự chủ Tiểu không tự chủ là một bệnh phổ biến, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả: Người mang thai dễ mắc tiểu tiện không tự chủ do tăng áp lực ổ bụng. Nữ giới (nhất là phụ nữ sau mãn kinh hoặc đang mang thai): tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới cao hơn nam giới tới 60%. Người cao tuổi. Người có các bệnh nền như: Alzheimer, Parkison, táo bón mãn tính, ho mãn tính… Người từng phẫu thuật tiết niệu. Người có vấn đề về thận như: suy thận, viêm cầu thận… Người đang hoặc từng bị chấn thương tiết niệu. Người thừa cân, béo phì. Điều trị tiểu không tự chủ Khi thăm khám kịp thời, các biện pháp điều trị đa dạng và mang lại nhiều tích cực. Bệnh nhân có thể được áp dụng các phương pháp như: Dùng thuốc Các thuốc hoạt động theo cơ chế kháng hai thụ thể muscarinic và cholinergic, hai thụ thể tham gia vào chi phối hoạt động tiết niệu. Theo đó, sử dụng thuốc giúp cân bằng các hoạt động, kiểm soát các cơn buồn tiểu không kiểm soát. Việc uống thuốc cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng được chỉ định sử dụng kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, thuốc hạ sốt khi khi có sốt kèm theo… ☛ Xem chi tiết: Thuốc điều trị tiểu không tự chủ phổ biến Nâng cao sức khỏe cơ vùng chậu Bài tập Kegel là một trong những bài tập tăng sức khỏe vùng cơ chậu hiệu quả. Thực hiện đều đặn giúp thắt chặt các cơ, nâng cao sức khỏe bàng quang, kiểm soát tiểu không tự chủ. Sử dụng thiết bị hỗ trợ Vòng nâng pessary là thiết bị hỗ trợ điều trị tiểu són thông dụng hiện nay. Các vòng nâng có khả năng nâng bàng quang, niệu đạo lên đúng vị trí do đó giảm các triệu chứng của bệnh. Ưu điểm nổi bật của vòng nâng pessary là không đòi hỏi can thiệp sâu, giá thành hợp lý. Phẫu thuật Trans Obturateur Tape (Đặt dải băng nâng đỡ niệu đạo qua lỗ bịt – T.O.T) là phương pháp được ưu tiên sử dụng hàng đầu. Kỹ thuật phẫu thuật này có độ chính xác cao, ít để lại biến chứng hậu phẫu do đó rất được khuyến khích. Phòng ngừa tiểu không tự chủ như thế nào? Tuân thủ các lưu ý dưới đây để giúp phòng bệnh hiệu quả: Chế độ ăn khoa học không chỉ giúp phòng ngừa bệnh mà còn nâng cao sức khoẻ hiệu quả. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cung cấp đầy đủ vitamin và dinh dưỡng cần thiết khác. Hạn chế ăn đồ cay nóng, tránh uống đồ uống có gas, chứa cồn. Hạn chế ăn nhiều muối. Uống đủ lượng nước cần thiết cho một ngày tuy nhiên tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Không cố nhịn tiểu. Không nhịn tiểu quá lâu. Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày. Để đảm bảo sức khỏe, cuộc sống ổn định, điều cần thiết là thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Thực hiện đúng không chỉ ngăn ngừa nguy cơ tiểu không tự chủ mà còn nâng cao sức đề kháng mỗi người. Vương Niệu Đan – Xua tan nỗi lo tiểu không tự chủ Sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu không kiểm soát cũng là biện pháp hữu hiệu bởi không gây tốn nhiều thời gian, công sức của người bệnh. Vương Niệu Đan hiện đang là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Vương Niệu Đan mang lại nhiều tích cực trong hỗ trợ điều trị tiểu không tự chủ. Vương Niệu Đan là sản phẩm ra đời từ sự kết hợp của các vị dược liệu quý từ lâu đã được sử dụng trong Đông y với mục đích trị tiểu són. Các dịch chiết thảo dược theo tỷ lệ hợp lý, nhờ đó mang lại 3 đích tác động ưu việt gồm: ✔ Tác động lên bàng quang: Chiết xuất Varuna từ cây Krateuas mang lại khả năng giảm kích thích, tăng lưu lượng bàng quang. Chiết xuất Cỏ đuôi ngựa làm tăng lực làm rỗng bàng quang, theo đó tống nước tiểu triệt để sau mỗi lần đi tiểu. Chiết xuất Cọ lùn (Vispo ™) giảm kích thích bàng quang do ức chế thụ thể M3. ✔ Tác động lên cơ vùng chậu: Chiết xuất Ô dược tăng tưới máu tới vùng bụng dưới, nhờ đó nâng cao sức nâng đỡ của cơ sàn chậu. ✔ Tác động đến giấc ngủ: Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang giúp ổn định thần kinh, đưa người bệnh vào giấc ngủ nhanh chóng, giảm căng thẳng khó chịu. Nhờ 3 đích tác động trên, Vương Niệu Đan nhanh chóng làm giảm nhanh triệu chứng tiểu són, tiểu nhỏ giọt, tiểu tiện không kiểm soát của bệnh. Sản phẩm có thể áp dụng cho hầu hết đối tượng mà không gây tác dụng phụ do đó được nhiều người tin tưởng sử dụng. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ14
Tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ vào ban đêm - Cảnh báo rối loạn sinh lý cơ thể
Tiểu không tự chủ vào ban đêm là một dạng bệnh hay gặp xảy ra do rối loạn chức năng hệ tiết niệu của cơ thể. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi, không kể giới tính với nhiều ảnh hưởng khó chịu. Tiểu không kiểm soát kéo dài còn cảnh báo các rối loạn tiết niệu – sinh dục khác cần chú ý. Mục lụcTìm hiểu về tiểu không tự chủ vào ban đêmBiểu hiện đi kèm của tiểu không tự chủ vào ban đêmBuồn tiểu khó kiềm chếTần suất đi tiểu lớnĐau rát khi tiểuRò rỉ nước tiểu khi ngủNguyên nhân gây tiểu không tự chủ vào ban đêmTắc nghẽn đường dẫn tiểuCơ trơn bàng quang tăng hoạtCơ trơn bàng quang giảm hoạtNguyên nhân khácTiểu không tự chủ vào ban đêm có nguy hiểm không?Điều trị tiểu không tự chủ vào ban đêmSử dụng thuốcThay đổi thói quen sinh hoạtTăng sức khỏe cơ vùng chậuSử dụng thiết bị hỗ trợVương Niệu Đan – Cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ vào ban đêm Tìm hiểu về tiểu không tự chủ vào ban đêm Hệ tiết niệu đảm nhận chức năng đào thải chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Hệ cấu tạo gồm thận và ống dẫn niệu (niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Ngoài thực hiện tạo và thải nước tiểu, hệ tiết niệu cũng tham gia vào ổn định các chức năng của cơ thể bao gồm: điều hoà huyết áp, đường huyết, pH máu… Nhất là đối với nam giới, niệu đạo quan trọng hơn do vừa là đường dẫn tiểu vừa là đường dẫn tinh. Những tác động làm rối loạn tiết niệu, sinh dục gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát. Ở người khỏe mạnh bình thường, ý thức góp phần điều khiển hoạt động đi tiểu qua hệ thống thần kinh. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân khiến hoạt động thần kinh bị ức chế khiến tiểu mất kiểm soát, không tự chủ được. Tiểu không tự chủ (còn được gọi là tiểu són) là tình trạng mất kiểm soát, mất tự chủ hoạt động của việc tiểu tiện. Tiểu són xảy ra ở mọi độ tuổi song xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi. Theo khảo sát cho thấy khoảng 30% nữ giới và 15% nam giới gặp phải tình trạng này. Tiểu không tự chủ gồm các loại: Tiểu gấp không tự chủ. Tiểu không tự chủ dưới áp lực. Tiểu không tự chủ do bàng quang đầy. Tiểu không tự chủ chức năng. Tiểu không tự chủ thể phối hợp. Tiểu không tự chủ thường xuất hiện bất ngờ hoặc do một tác động, kích thích nào đó lên hệ tiết niệu. Khi xuất hiện vào ban đêm, bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ người bệnh. Người bệnh thường xuyên bị tỉnh giấc bất chợt, giấc ngủ chập chờn do số lần đi tiểu nhiều và buồn tiểu khó kiểm soát. Theo đó, thần kinh dễ bị căng thẳng ức chế gây ra mệt mỏi, stress, mất ngủ. Tiểu không tự chủ vào ban đêm làm giảm chất lượng sống. Đối với người thiếu ngủ, người có bệnh khó đi lại… thì đây là trở ngại lớn. Do đó, bệnh cần được phát hiện và khắc phục kịp thời. ☛ Tham khảo thêm: Tiểu không tự chủ ở người già – Mối lo ngại phổ biến Biểu hiện đi kèm của tiểu không tự chủ vào ban đêm Tiểu mất kiểm soát vào ban đêm có thể do các rối loạn khác nhau của cơ thể song khi mắc phải, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: Buồn tiểu khó kiềm chế Khi mắc bệnh, bàng quang dù có đầy hay không đầy cũng xuất hiện các kích thích khiến cơ thể rất muốn đi tiểu. Người bệnh thường có cảm giác rất muốn đi tiểu, không nhịn được cơn buồn tiểu. Theo đó, người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu với nhu cầu cấp bách, phải đi tiểu ngay. Bệnh nhân không kiểm soát hay nhịn được cơn buồn tiểu đi kèm cảm nhận căng tức bụng dưới. Tần suất đi tiểu lớn Bình thường, số lần đi tiểu của người trưởng thành từ 6 – 8 lần/24h. Trong trường hợp bệnh lý, tần suất đi tiểu lớn hơn (trên 8 lần). Tuy nhiên, lượng nước tiểu mỗi lần đi ít hơn bình thường, đôi khi tiểu nhỏ giọt. Nguyên nhân là do người bệnh thường có các cơn buồn tiểu kể cả khi bàng quang không đầy, thường xuất hiện sau tăng áp lực vùng chậu. Đau rát khi tiểu Triệu chứng xuất hiện khi nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát vào ban đêm là do nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm bàng quang hoặc có sỏi tiết niệu. Người bị tiểu không kiểm soát thường cảm thấy đau khi đi tiểu và trong nước tiểu có thể có máu. Các yếu tố này làm tổn thương đường dẫn niệu gây viêm kèm theo sưng, nóng, đỏ, đau. Khi người bệnh cố đi tiểu, các vị trí tổn thương bị tác động mạnh mẽ hơn do đó gây ra cảm giác đau rõ rệt. Ngoài đau rát, người bệnh còn có xu hướng tiểu không hết, đái máu đại thể hoặc đái máu vi thể… Rò rỉ nước tiểu khi ngủ Động tác đi tiểu được điều khiển bởi kích thích khi bàng quang đầy và ý thức của con người. Khi có tổn thương, tín hiệu thần kinh chi phối hoạt động này bị đứt đoạn. Ban đêm, thần kinh cần được nghỉ ngơi do đó giảm chi phối bàng quang gây tiểu són. Kết quả là có sự mất kiểm soát của cơ thể khi đi tiểu. Do đó, chỉ cần bàng quang đầy hoặc có áp lực vùng chậu sẽ khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Triệu chứng xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm do cơ thể, hệ thần kinh đang nghỉ ngơi, không cảm nhận rõ rệt các cơn buồn tiểu. Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ vào ban đêm Ở các nhóm tuổi khác nhau, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là khác nhau song đều có cơ chế gây bệnh là ảnh hưởng lên bàng quang và đường dẫn niệu. Theo nghiên cứu, tiểu không tự chủ vào ban đêm gây ra bởi các nguyên nhân dưới đây: Tắc nghẽn đường dẫn tiểu Đường dẫn tiểu có vai trò dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Các yếu tố làm tắc nghẽn đường dẫn tiểu khiến nước tiểu bị ứ lại ở bàng quang gây hoạt động quá mức. Lâu dần, bàng quang co thắt không theo ý muốn, khả năng nhịn tiểu giảm gây tiểu không kiểm soát. Ung thư tuyến tiền liệt Bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Đây là dạng bệnh ung thư duy nhất tồn tại ở hai thể: thể ẩn và thể có biểu hiện lâm sàng. Các khối u ở tiền liệt tuyến xuất hiện do sự tăng sinh ác tính của các tế bào gây chèn ép làm hẹp đường dẫn tiểu. Ngoài ra, các tế bào ác tính này cũng không thực hiện được chức năng bình thường của cơ thể do đó gây ra các biểu hiện: Rối loạn tiểu tiện. Đái khó, tia nhỏ. Tràn tiểu, không kiểm soát cơn buồn tiểu. Tiểu nhiều lần. Nhiễm khuẩn tiết niệu Nhiễm khuẩn tiết niệu là dạng bệnh phức tạp mà nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn gây bệnh tiết niệu. Bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi với tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Phần lớn nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu là do vi khuẩn gây bệnh. Các triệu chứng của bệnh có thể có hoặc không như: Tiểu nhiều lần. Tiểu gấp, tiểu buốt. Tiểu ra máu, có thể có sốt. Hẹp niệu đạo Hẹp niệu đạo là sự sẹo hoá gây nhỏ hẹp đường niệu đạo trước. Tình trạng này có thể bẩm sinh hoặc mắc phải do chấn thương, bệnh lây truyền đường tình dục hoặc sau phẫu thuật niệu quản. Khi lòng niệu đạo bị hẹp đáng kể có thể gây ra các triệu chứng: Dòng nước tiểu đôi. Tiểu ngập ngừng, tiểu không hết. Cơ trơn bàng quang tăng hoạt Bàng quang co bóp nhiều, liên tục và không đúng thời điểm gây ra tình trạng bàng quang tăng hoạt. Kết quả là người bệnh hay có cảm giác đột ngột buồn tiểu, gấp gáp phải đi tiểu ngay. Cơ trơn bàng quang tăng hoạt xuất hiện có thể do: Viêm bàng quang Viêm bàng quang là dạng bệnh cấp tính thường xác định do vi khuẩn gây bệnh bàng quang gây nên. Bệnh là trường hợp phổ biến nhất của nhiễm khuẩn tiết niệu. Bàng quang bị viêm làm suy giảm khả năng co bóp gây mất cảm giác buồn tiểu. Bàng quang bị viêm làm suy giảm chức năng của một số tế bào tại bàng quang. Các tế bào còn lại tăng cường hoạt động bù đắp lại sự thiếu hụt dẫn tới sự tăng co bóp cơ trơn bàng quang từ đó gây tiểu không kiểm soát. Tổn thương tuỷ sống Tuỷ sống là một phần quan trọng của hệ thần kinh, đảm nhận chức năng chi phối và dẫn truyền cảm giác, vận động của cơ thể. Tổn thương tuỷ sống làm các tín hiệu này bị rối loạn. Theo đó, cơ trơn bàng quang bị kích thích liên tục gây tăng co bóp. Cơ trơn bàng quang giảm hoạt Cơ trơn bàng quang giảm hoạt là tình trạng bàng quang giảm co bóp, mất nhạy cảm kể cả khi bàng quang bị đầy hoặc không. Kết quả là người bệnh không hoặc ít cảm giác được các cơn buồn tiểu, nước tiểu rò rỉ bất chợt. Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này: Thoát vị đĩa đệm chèn ép đám rối thần kinh Đám rối thần kinh tham gia điều hoà hoạt động co bóp của cơ trơn bàng quang. Đĩa đệm thoát vị làm chèn ép vào đám rối này làm các tín hiệu thần kinh bị đứt đoạn, bàng quang không được chỉ định hoạt động làm giảm co bóp. Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh làm gián đoạn dẫn truyền chi phối một số bộ phận cơ thể. Hậu quả là bàng quang bị đầy nhưng giảm khả năng tống nước tiểu. Tình trạng kéo dài gây tiểu không kiểm soát. Tổn thương do phẫu thuật Ngoài ra, phẫu thuật cũng là yếu tố khiến cơ trơn bàng quang giảm hoạt do dễ xuất hiện biến chứng hậu phẫu. Các can thiệp ngoại khoa tại có thể vô tình làm tổn thương bàng quang khiến suy giảm chức năng từ đó gây ra bệnh lý. Nguyên nhân khác Dùng thuốc lợi tiểu mạnh Thuốc lợi tiểu làm tăng tống nước tiểu ra ngoài, thường được chỉ định cho người bị phù do suy thận, tăng huyết áp… Dùng thường xuyên thuốc lợi tiểu mạnh làm tổn thương thận, đồng thời tạo lượng nước tiểu lớn xuống bàng quang. Theo đó, bàng quang tăng hoạt động để thải nước tiểu ra ngoài. Lâu dần, sự tăng hoạt động đó làm giảm khả năng nhịn tiểu, dẫn tới tiểu không tự chủ. Tiểu không tự chủ vào ban đêm có nguy hiểm không? Tiểu không tự chủ vào ban đêm không có nhiều nguy hiểm đe dọạ tính mạng người bệnh. Tuy nhiên bệnh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh, cụ thể như: Đi tiểu nhiều lần giữa đêm làm rối loạn giấc ngủ gây mệt mỏi, căng thẳng. Làm chất lượng giấc ngủ của người bệnh giảm sút. Tiểu đêm nhiều lần khiến giấc ngủ đứt đoạn, ngủ không ngon và sâu giấc. Gây stress, căng thẳng do thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm. Thần kinh theo đó cũng không được nghỉ ngơi ổn định nên dễ bị kích thích. Gây xấu hổ, tự ti vì tiểu són. Đối với nhiều người nhạy cảm, bệnh có thể gây trầm cảm. Ảnh hưởng tới người thân: Đối với những người có bệnh khó hoặc không di chuyển được, tiểu không tự chủ tạo gánh nặng cho người chăm sóc. Có thể thấy, tiểu mất kiểm soát vào ban đêm có nhiều ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống người bệnh. Hãy quan tâm tới sức khỏe của mình để phát hiện kịp thời và có cách khắc phục đúng đắn. Điều trị tiểu không tự chủ vào ban đêm Tiểu không tự chủ vào ban đêm không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra những tiêu cực nhất định tới người bệnh do đó cần được khắc phục. Một số biện pháp dưới đây sẽ mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng này: Sử dụng thuốc Sử dụng thuốc để điều trị tiểu không kiểm soát vào ban đêm được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Chúng giúp cân bằng lại các hoạt động của hệ tiết niệu, từ đó kiểm soát các cơn buồn tiểu không tự chủ. Thuốc kháng muscarinic và thuốc kháng cholinergic được sử dụng điều trị tiểu không kiểm soát. Thuốc kháng muscarinic và thuốc kháng cholinergic là hai loại thuốc chỉ định sử dụng cho tình trạng bệnh này. ☛ Đọc bài viết: 5 nhóm thuốc điều trị tiểu không tự chủ Thay đổi thói quen sinh hoạt Thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Duy trì thói quen tốt, khoa học không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, thoải mái mà còn hạn chế tiểu mất tự chủ. Theo các chuyên gia, bệnh nhân nên thực hiện nếp sống, sinh hoạt như sau: Ăn giảm muối, hạn chế ăn mặn. Chế độ ăn nhiều muối có hại cho hệ tiết niệu, nhất là thận. Không dùng đồ uống có chất kích thích như cafein, bia, rượu… vì dễ gây kích thích thần kinh. Hạn chế thực phẩm cay nóng, xây dựng chế độ ăn khoa học. Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Không cố nhịn tiểu. Tập luyện thể thao thường xuyên. ☛ Xem thêm: Món ăn cho người hay tiểu đêm? Tăng sức khỏe cơ vùng chậu Bài tập tăng sức khỏe vùng cơ chậu là một trong những bài tập hữu ích cho tình trạng tiểu đêm không tự chủ. Bài tập này giúp thắt chặt các cơ từ đó cải thiện hoạt động của bàng quang. Bài tập Kegel được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong nâng cao sức khoẻ cơ vùng chậu. Ngoài các bài tập tăng sức khỏe cơ vùng chậu, liệu pháp phản hồi sinh học và kích thích điện cũng mang lại nhiều tích cực trong hỗ trợ kiểm soát bàng quang. ☛ Thông tin thêm: TOP 7 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt hiệu quả Sử dụng thiết bị hỗ trợ Thiết bị hỗ trợ ở đây được gọi là vòng nâng pessary, dùng trong hỗ trợ điều trị tiểu són do gắng sức. Các vòng nâng này giúp nâng bàng quang và niệu đạo lên do đó có tác dụng giảm triệu chứng tiểu són. Vòng nâng này không đòi hỏi can thiệp quá nhiều nên rất được ưa chuộng. Vương Niệu Đan – Cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ vào ban đêm Ngoài các biện pháp kể trên, sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cũng là giải pháp hữu ích. Vương Niệu Đan là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ vào ban đêm phổ biến hiện nay. Vương Niệu Đan hỗ trợ điều trị tiểu không kiểm soát vào ban đêm hiệu quả. Vương Niệu Đan được sản xuất bởi Thái Minh HiTech, một trong những nhà sản xuất sản phẩm dược liệu lớn của cả nước. Sản phẩm có thành phần kết hợp từ nhiều thảo dược quý bao gồm Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Cọ lùn, Hạt bí đỏ và Cao nữ lang. Trong đó: Uvarox (từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược) làm tăng khả năng chứa đựng của bàng quang, tăng tuần hoàn máu tới thận và bàng quang. Vispo TM (chiết xuất Cọ lùn) ức chế thụ thể M3 làm giảm sự nhạy cảm quá mức của bàng quang. Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang giúp cải thiện giấc ngủ, giảm mệt mỏi căng thẳng. Nhờ sự kết hợp hợp lý các thành phần, Vương Niệu Đan mang lại công dụng: Hạn chế co thắt, kích thích bàng quang do bàng quang nhạy cảm quá mức. Hỗ trợ làm giãn bàng quang để tăng sức chứa nhờ bổ sung Nitric oxide. Tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu, đẩy mạnh khả năng nâng đỡ bàng quang. Duy trì cơ thể thư giãn thoải mái nhờ cải thiện giấc ngủ, tránh thức giấc giữa đêm. Sản phẩm an toàn, lành tính cho người sử dụng. Nhờ những tính năng ưu việt kể trên, Vương Niệu Đan giúp ích rất nhiều trong điều trị tiểu đêm không kiểm soát, là biện pháp hiệu quả cho nhiều người bệnh. Chia sẻ11
Đi tiểu mất kiểm soát là dấu hiệu của bệnh gì? Giải pháp điều trị
Hiện nay, rất nhiều người mắc phải tình trạng đi tiểu mất kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày. Tình trạng này khiến nhiều người trở nên xấu hổ, lo lắng không biết hiện tượng này là dấu hiệu bệnh gì? Có gây nguy hại đến cơ thể không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục triệu chứng. Mục lụcĐi tiểu mất kiểm soát là gì?Phân loại tiểu mất kiểm soátTiểu mất kiểm soát do gắng sứcTiểu mất kiểm soát gấp (đái vãi)Tiểu mất kiểm soát tràn đầy (đái rỉ)Tiểu mất kiểm soát hoàn toàn (đái rỉ liên lục)Tiểu mất kiểm soát chức năngTiểu mất kiểm soát do những bệnh nào?Bàng quang tăng hoạt (OAB)Nhiễm trùng đường tiết niệuSỏi đường tiết niệuUng thưBéo phìTáo bón mãn tínhCác nguy cơ từ bệnh của phụ nữCác nguy cơ từ bệnh của nam giớiTiểu mất kiểm soát do lối sống sinh hoạtSử dụng thực phẩm thiếu lành mạnhSinh hoạt thường xuyên căng thẳngPhương pháp cải thiện tiểu mất kiểm soát hiệu quảĐiều chỉnh hành viLuyện tập cơ sàn chậuĐiều trị bằng thuốcVương Niệu Đan hỗ trợ làm giảm tiểu mất kiểm soát Đi tiểu mất kiểm soát là gì? Người bệnh cần phải vào nhà vệ sinh ngay để tránh nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài. Tình trạng đi tiểu mất kiểm soát là một trong những dấu hiệu cho thấy có thể chức năng bàng quang đang gặp vấn đề. Biểu hiện điển hình là nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài một cách không tự chủ, có thể kèm theo hoặc không triệu chứng tiểu gấp. Đây không phải là một bệnh mà thường là một triệu chứng của rối loạn chức năng đường tiểu. Hay gặp trong bệnh bàng quang tăng hoạt (OAB). Phân loại tiểu mất kiểm soát Tiểu không tự chủ không phải ai cũng mắc phải như ai, một số trường hợp nhẹ chỉ thi thoảng rỉ nước tiểu do hoạt động gắng sức, nhưng trong số khác, người bệnh hoàn toàn không thể kiểm soát được nhu cầu tiểu tiện của mình. Dựa theo các biểu hiện lâm sàng, tình trạng tiểu mất kiểm soát được phân loại như sau: ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tiểu mất kiểm soát do gắng sức Nước tiểu thoát ra ngoài không thể tự chủ được do một hoạt động gắng sức nào đó như ho, rặn, cười, hắt hơi…mà không có sự co bóp của bàng quang. Đối tượng mắc phải ở nữ giới cao hơn nam. Số lượng nước tiểu trong mỗi lẫn không kiểm soát được rất ít. Tình trạng này nếu xuất hiện thường xuyên, trên 2 lần/tháng thì được coi như là một bệnh lý. Tiểu mất kiểm soát gấp (đái vãi) Khi nước tiểu thoát nước ra ngoài luôn có kèm triệu chứng tiểu gấp. Người bệnh bất chợt cảm giác buồn tiểu, chưa kịp ra đến nhà vệ sinh thì đã vãi ra ngoài. Nguyên nhân được cho là khả năng lưu giữ nước tiểu của bàng quang bị suy yếu (bất ổn định cơ chóp bàng quang), cơ thắt bàng quang co thắt quá nhiều và đột ngột dù bàng quang không chứa đầy nước tiểu. Tiểu gấp không kiểm soát làm người bệnh không nhịn tiểu được. Tiểu mất kiểm soát tràn đầy (đái rỉ) Người bệnh không thể đi tiểu bình thường và bị són tiểu thành từng đợt, do tình trạng ứ đọng nước tiểu mạn tính làm khả năng co bóp bàng quang không còn được đàn hồi. Tiểu mất kiểm soát hoàn toàn (đái rỉ liên lục) Tình trạng đái rỉ diễn ra cả ngày lẫn đêm, không thể kiểm soát được. Nguyên nhân được cho là sự rối loạn của chức năng bàng quang gây ra bởi các tổn thương thần kinh như đột quỵ, tổn thương tủy sống… Tiểu mất kiểm soát chức năng Hệ tiết niệu hoàn toàn bình thường nhưng hiện tượng tiểu mất kiểm soát vẫn xuất hiện do các vấn đề về thần kinh, người bệnh không nhận thức hay quan tâm đến các quy tắc của xã hội. Tiểu mất kiểm soát do những bệnh nào? Tiểu mất kiểm soát gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt nhưng một số người lại cảm thấy ngại ngần khi đến gặp bác sĩ, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn biến chứng bởi đây có thể là một trong những báo hiệu của căn bệnh nguy hiểm nào đó. Vì vậy, việc tìm hiểu tình trạng này do nguyên nhân nào vô cùng cần thiết. Bàng quang tăng hoạt (OAB) Tiểu không tự chủ là một trong những triệu chứng điển hình của bàng quang tăng hoạt, bao gồm cả tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu nhiều lần… Do sự co bóp quá mức và các cơ sàn chậu bị suy yếu, nước tiểu không đạt đến mức tạo phản xạ nhưng người bệnh vẫn có cảm giác buồn tiểu. Người bệnh phải vào nhà vệ sinh ngay do cảm giác buồn tiểu đến bất chợt. Bàng quang tăng hoạt cũng có nhiều nguyên nhân gây nên, thông thường chủ yếu do vấn đề về thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động tại bàng quang như tổn thương tủy sống, rối loạn thần kinh, đột quỵ…Và tuổi già, liên quan đến sự thoái hóa thần kinh, chức năng não bộ, đồng thời các cơ bàng quang cũng yếu dần. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách chữa bàng quang tăng hoạt Nhiễm trùng đường tiết niệu Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Sự viêm nhiễm làm gia tăng áp lực, kích thích bàng quang, dẫn đến người bệnh cảm giác buồn tiểu rất gấp, có thể không kiểm soát được. Cần chú ý khi người bệnh bị tiểu mất kiểm soát có kèm theo các cảm giác như: Đi tiểu có cảm giác rát buốt. Đau từ vùng lưng dưới, đau đến bụng dưới. Cảm thấy mệt hoặc run nhẹ. Tiểu ít nhưng cảm giác buồn tiểu đến nhiều lần trong ngày. Nếu cảm giác tiểu không tự chủ có đi kèm các triệu chứng trên, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Sỏi đường tiết niệu Bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Sỏi hình thành ở bất kì một vị trí nào trên hệ tiết niệu đều có nguy cơ gây tiểu không kiểm soát, nếu viên sỏi đủ lớn, đặc biệt là sỏi bàng quang, sẽ gây chèn ép, tạo cảm giác muốn tiểu gấp, nếu không giải quyết kịp sẽ bị són tiểu. Ung thư Người bị ung thư hay đang điều trị ung thư có nguy cơ cao mắc tiểu tiện mất kiểm soát do: Khối u chèn ép lên khu vực bàng quang, tủy sống hoặc não. Xạ trị vùng cơ quan sinh dục, tiết niệu, ổ bụng. Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị hoặc thuốc hóa chất. Khi khối u phát triển sẽ tạo ra một áp lực lên các vùng xung quanh, phát triển nhanh và sâu vào bàng quang, gây tình trạng tiểu không tự chủ đối với người bệnh. Béo phì Lớp mỡ dư thừa ở người béo phì tạo sức ép đến các cơ bàng quang, tăng sự kích thích lên thần kinh, từ đó gây cảm giác tiểu tiện mất kiểm soát. Bên cạnh đó, hầu hết người bị béo phì đều mắc rối loạn tuần hoàn mỡ máu, làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động thần kinh bàng quang. Từ đó dẫn đến tiểu tiện mất tự chủ. Táo bón mãn tính Trực tràng nằm gần bàng quang và có nhiều dây thần kinh nối liền với nhau. Khi táo bón lâu ngày sẽ khiến phân cứng dần trong trực tràng, khiến các dây thần kinh khu vực này bị hoạt động quá mức, ảnh hưởng đến tiểu tiện. Các nguy cơ từ bệnh của phụ nữ Phụ nữ mang thai có thể bị tiểu mất kiểm soát do thai nhi chèn ép bàng quang. Một số yếu tố nguy cơ của chứng tiểu mất kiểm soát gặp ở phụ nữ mà ít ai để ý như: Mãn kinh: sự thay đổi hormon estrogen, một hormon giúp giữ niêm mạc tử bàng quang, niệu đạo khỏe mạnh có thể làm tình trạng tiểu không kiểm soát nghiêm trọng hơn. Mang thai: thai nhi dần phát triển làm chèn ép bàng quang, đồng thời sự thay đổi hormon trong suốt chu kỳ thai sản cũng là một trong những nguy cơ khiến người mẹ bị tiểu mất kiểm soát. Đẻ nhiều: đặc biệt là những phụ nữ sinh nhiều con, làm hỏng các cơ và dây thần kinh bàng quang, các mô nâng đỡ bị sa dẫn đến tiểu không tự chủ. Sa tạng vùng chậu: khi các cơ thành chậu bị suy yếu, các tạng như tử cung, bàng quang, trực tràng bị sa ra sau hoặc xuống dưới. Sau phẫu thuật cắt tử cung: tử cung là khu vực tiết nhiều hormon sinh dục nữ, khi bộ phận này bị cắt bỏ, các cơ bàng quang bị ảnh hưởng. ☛ Tìm đọc thêm: Đi tiểu không kiểm soát ở nữ giới Các nguy cơ từ bệnh của nam giới Các tổn thương ở tuyến tiền liệt cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu mất kiểm soát ở nam giới, phổ biến như: Phì đại lành tính tuyến tiền liệt: các khối u xơ tuyến tiền liệt ngày càng phát triển, tăng áp lưc lên bàng quang, niệu đạo. Gây ra những rối loạn trong hệ tiết niệu như tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu đêm… Ung thư tiền liệt tuyến hoặc sau phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến: các khối u gây rối loạn hoạt động bài niệu hoặc quá trình xạ trị, hóa trị ảnh hưởng đến các cơ bàng quang. ☛ Tham khảo thêm: Đi tiểu không kiểm soát ở nam giới Tiểu mất kiểm soát do lối sống sinh hoạt Ngoài các nguyên nhân do bệnh tật, tiểu mất kiểm soát hoàn toàn có thể xảy ra nếu lối sống sinh hoạt của người bệnh không lành mạnh, một số loại đồ uống hoặc thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang hoặc góp phần làm trầm trọng hơn triệu chứng. Căng thẳng kéo dài làm tăng chứng tiểu mất kiểm soát. Sử dụng thực phẩm thiếu lành mạnh Các loại nước uống như cà phê, rượu bia, trà, nước ngọt đóng chai…làm kích thích hệ thần kinh bàng quang, tăng sự bài tiết nước tiểu. Đồng thời, nếu người bệnh vốn có triệu chứng trước đó nhưng chỉ mức độ nhẹ, thì việc sử dụng các thức uống này cũng góp phần làm bệnh nặng hơn. Thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh…hay đồ ăn cay nóng nếu sử dụng với tần suất thường xuyên cũng làm tình trạng bệnh xấu đi. Tuy nhiên nếu bổ sung lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh lão hóa sớm. Sinh hoạt thường xuyên căng thẳng Áp lực công việc và cuộc sống gây stress kéo dài, làm hệ thần kinh bị rối loạn, góp phần khiến tiểu không tự chủ ngày càng tồi tệ. Phương pháp cải thiện tiểu mất kiểm soát hiệu quả Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, mức độ tình trạng mà có những phương pháp khắc phục khác nhau. Người bệnh cần thăm khám kĩ lưỡng để xác định bệnh, từ đó bác sĩ chuyên khoa có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Một số cách giúp cải thiện tình trạng tiểu mất kiểm soát như: Điều chỉnh hành vi Chế độ ăn uống hợp lý giúp triệu chứng giảm bớt. Đây là biện pháp giúp cải thiện tiểu mất kiểm soát mà người bệnh có thể thực hiện dễ dàng, một số phương pháp về hành vi như: Luyện tập chức năng bàng quang: bằng cách cố gắng nhịn tiểu trong khoảng 10 phút mỗi khi cảm giác buồn tiểu đến, điều này giúp cho bàng quang chịu được sức chứa ngày càng tốt hơn, tăng thời gian đi tiểu giữa các lần với nhau. Đi tiểu theo thời gian quy định: hãy lên lịch cụ thể về thời gian đi tiểu của mình, chủ động đi tiểu sau mỗi 2 – 3 giờ mà không cần đợi đến khi cơ thể bắt đầu có cảm giác muốn tiểu. Tiểu hai lần: nhằm để tránh tình trạng nước tiểu vẫn còn sau khi đã tiểu xong, dễ gây ra són tiểu, người bệnh cần đợi một vài phút ngay sau khi tiểu lần đầu để đi thêm một lần nữa, giúp bàng quang được rỗng hoàn toàn. Điều chỉnh chế độ ăn uống: tránh các loại nước uống gây kích thích thần kinh như trà, cà phê, bia rượu, nước ngọt đóng chai…thay vào đó, sử dụng nước lọc thay thế, tránh các món ăn vị chua, chứa nhiều acid là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh. Uống ít nước: chia lượng nước uống thành từng ngụm nhỏ, uống nhiều lần trong ngày, tuy nhiên cũng không nên uống quá ít nước, mỗi ngày khoảng 1500ml nước đối với người bị tiểu không tự chủ là phù hợp. Giảm cân, điều trị táo bón: trong trường hợp nguyên nhân tiểu không tự chủ do béo phì và táo bón. Luyện tập cơ sàn chậu Các bài tập tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu và cơ vòng niệu đạo như tập Kegel có thể giúp cải thiện quá trình tiểu tiện tốt hơn, đồng thời phương pháp này thực hiện dễ dàng, không tốn nhiều thời gian nên người bệnh có thể làm thường xuyên. Để có thể tập Kegel hiệu quả, trước hết bạn cần xác định cơ sàn chậu, hiểu đơn giản là cơ này giúp ngăn chặn hoặc cho dòng tiểu thoát ra ngoài. Sau đó, thực hiện một số bước sau đây: Co cơ sàn chậu thật chặt và giữ trong vòng 3 giây. Thả lỏng cơ này trong 3 giây tiếp theo. Lặp lại động tác trên 10 lần. Thời gian đầu thực hiện bài tập này, nên nằm hoặc ngồi để thư giãn và dần làm quen. Khi hiểu rõ cách tập, người bệnh có thể làm ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào như khi ngồi trên xe, đang nấu ăn, làm việc… ☛ Xem đầy đủ: TOP 7 bài tập luyện tập cơ sàn chậu Điều trị bằng thuốc Để có thể sử dụng thuốc điều trị, cần có sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ, một số loại thuốc tác động lên cơ thắt bàng quang hay cơ thắt niệu đạo thông qua hệ thống thần kinh tiết niệu nên tác dụng tốt với chứng tiểu gấp, tiểu không tự chủ. Các thuốc thường được sử dụng trong điều trị tiểu mất kiểm soát bao gồm: Thuốc kháng cholinergic: giúp giảm hoạt động của bàng quang, từ đó giảm tần suất buồn tiểu, tránh tiểu rắt. Thường được dùng trong điều trị bàng quang tăng hoạt. Thuốc chẹn alpha: bàng quang được rỗng hoàn toàn sau mỗi lần đi tiểu nhờ cơ chế làm giãn cơ cổ bàng quang. Estrogen: dùng cho đối tượng là phụ nữ, dành cho các nguyên nhân như mãn kinh, rối loạn nội tiết tố…đặc biệt thuốc này thường được dùng dưới dạng kem bôi âm đạo hoặc miếng dán để tránh các tác dụng phụ. Mirabegron: giúp bàng quang có sức chứa nhiều hơn, nước tiểu chỉ thải ra một lần trên một lần tiểu. Hạn chế tiểu són, tiểu không tự chủ. Điều trị tiểu không tự chủ phải có đơn của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe và nhanh khỏi bệnh. ☛ Tham khảo bài viết: Thuốc uống cho người tiểu không kiểm soát Vương Niệu Đan hỗ trợ làm giảm tiểu mất kiểm soát Sử dụng các thuốc Tây y trong điều trị tiểu mất kiểm soát mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hiểu được điều đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Vương Niệu Đan, được chiết suất từ những dược liệu giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ như: Cao nữ lang, Cọ lùn, Hạt bí đỏ, Uvarox. Vương Niệu Đan cải thiện sức khỏe bàng quang. Được đảm bảo về chất lượng và độ an toàn, ít gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, sự kết hợp giữa các thảo dược giúp giảm kích thích bàng quang, giảm các triệu chứng như tiểu mất kiểm soát, tiểu đêm, tiểu gấp…cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu. Với những công dụng trên, Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp mắc hội chứng chức năng bàng quang kém, phù hợp cho hầu hết mọi đối tượng mà giá cả vô cùng phải chăng. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Lời kết Mặc dù tiểu mất kiểm soát gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, khiến người bệnh trở nên ngại ngần và lo lắng. Nhưng chỉ cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, giữ cho mình một tinh thần luôn lạc quan thì chắc chắn tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Chia sẻ11